TRU SA - Vòng tròn.

10 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 5741)
TRU SA - Vòng tròn.

 

Tặng Người Quen 

 Một vòng tròn.

 Thật vậy. Một vòng tròn. Dù chưa thật đầy đặn như trăng rằm nhưng đấy là một vòng tròn. Vẽ từ trái sang phải. Hoặc vẽ từ phải sang trái. Vẽ vòng từ hai phía, hay từ giữa tâm và múa thành một vòng tròn xoắn ốc. Miễn thành một vòng tròn. Trên đời này, có gì vẽ dễ hơn một vòng tròn chứ. Còn dễ hơn hình vuông, chữ nhật, elip hay bình hành. Chỉ ngoáy bút một cái, thế là đã có một vòng tròn. Dưới mặt đất, chúng tôi vẽ các vòng tròn bằng chính cơ thể mình.

 Không phải ấn mũi giầy xuống cát và kéo một vòng tròn.

 Không phải là cầm phấn màu, vẽ một vòng tròn dưới nền đá hay tường nhà.

 Cũng không phải lộn nhào, tạo ra nhiều vòng tròn nối nhau trên không.

 Chúng tôi vẽ vòng tròn bằng chính cơ thể mình. Đấy là đi vòng tròn. Ai nấy đều đi vòng tròn. Xoay mòng mòng như cánh quạt trực thăng. Những vòng tròn xoay không ngừng trên hòn đảo nhỏ được thiên nhiên tạc dựng hình tròn này. Mỗi người trên đảo đều xoay mình theo vòng tròn. Họ xoay chầm chậm, phải qua trái hoặc trái qua phải. Người xoay từ tốn, người thì xoay nhanh và mạnh hệt như một con quay được quăng từ đôi tay lực sỹ nhất đẳng. Sau ba vòng, tôi lảo đảo, nhiều khi ngã ngửa dưới đất. Mắt tôi hoa loạn lên. Dù chẳng xoay tròn nữa nhưng mọi thứ quay tôi vẫn chưa ngừng quay. Mắt nhìn một thành mười.

 Ở đảo ai cũng đi vòng tròn như thế. Có thể dừng một vài phút, rồi lại xoay tròn, và đi lại bằng cách bước đi vòng tròn. Người trên đảo luôn đi vòng tròn. Không hiếm nếu hai người va đầu vào nhau rồi cũng ngã ngửa. Ai đã lão luyện thì chẳng bao giờ bị chóng mặt và có thể đi vòng tròn hai mươi tư tiếng.

 Đảo hình tròn và sẽ xoay tròn. Mọi thứ lộn nhào hết và dân đảo rất có thể sẽ bị hất văng đi. Đổ nhào, hoặc lăn lộn trong vòng xoay của hòn đảo. Để đứng vững vào ngày đảo xoay, người trên đảo phải làm quen. Đi theo vòng tròn. Nhiều năm rồi đảo vẫn bất động. Chúng tôi vẫn đi vòng tròn nhiều năm. Một dự trù không thừa. 

 Đi trong vòng tròn. Lúc nấu ăn, thì đi vòng tròn quanh bếp. Bàn ăn cơm hình tròn, còn là loại bàn xoay. Trong bữa, có thể xoay bàn để gắp lấy món mình thích. Bàn xoay tròn, chúng tôi cũng xoay tròn. Không nhà nào lại thiếu ghế xoay. Vừa dùng cơm, vừa xoay ghế để hoàn thiện bữa cơm trong vòng tròn. Nhà nào túng, thì chẳng cần bàn xoa hay ghế xoay. Họ ăn đứng. Vừa đi vòng tròn vừa ăn. Từng có người đánh rơi bát, rồi ngất đi vì chóng mặt. Tôi cũng từng bị thế. Mẹ tôi phải bón cơm cho tôi, dĩ nhiên, bà bồng tôi lên ghế xoay, vừa đút thìa cơm vừa xoay ghế. Tôi càng chóng mặt, và ộc hết thứ trong bụng ra. Mắt mũi tôi quanh cuồng. Màu sắc cứ loạn cả lên. Tôi xoay tròn trên ghế, mọi vật xung quanh xoay tròn trong mắt tôi. Một lúc lâu, vòng tròn không dứt, chỉ chậm đi. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ngủ mãi. Nhưng rồi, một nhà phát minh ở đảo đã sáng chế ra loại giường xoay tròn. Chỉ cần bấm nút, cái giường sẽ xoay vòng tròn. Giường có từng cấp độ. Nấc cao nhất, giường sẽ xoay nhanh tới mức chỉ thấy một vòng tròn xoay tít mù.

 Lúc tắm, tôi cũng đi vòng tròn. Lúc mót tiểu, thì cầm đầu dái và đi vòng tròn như đang phun nước tưới cây. Nữ không thể tiểu đứng, hẳn là họ sẽ khó khăn hơn cánh đàn ông. Đại tiện thì còn khó khăn hơn dù với nam hay nữ, và chúng tôi luôn bị bẩn người. Trẻ con phải đi vòng tròn thật nhiều để sớm làm quen. Tụi nó đi chậm hơn bọn thiếu niên như tôi. Thanh niên trong đảo hẳn đã quá quen. Vấn đề thể lực cũng quan trọng, nhưng thường ai đã vào tuổi ba mươi thì lúc nào cũng xoay tròn. Dân đảo tiệc tùng trong một vòng tròn. Từng người xoay tròn và di chuyển vòng tròn của mình thành một vòng tròn lớn quanh đống lửa. Đi vòng tròn rồi hát hò cũng trong một vòng tròn. Nghĩa là chỉ một bài hát, bị chẻ từng câu và mỗi người phụ trách hát câu đấy lên. Hết một vòng người thì xong bài. Rồi tiếp tục hát lại, hoặc chuyển bài khác.

 Lũ trẻ thường bị đét mông vì không chịu đi vòng tròn. Chúng đi thẳng, đi ngang, đi dọc hoặc đứng bất động rồi vung vẩy tay chân, lúc đấy nhìn chúng khoan khoái như cánh chim hải âu xa ngút bên kia hòn đảo. Một ngày kia, đảo sẽ xoay tròn và lũ trẻ đấy sẽ khốn đốn.

 Ngày đảo xoay, chưa thấy đến.

 Người già nhất đảo, tuổi gần trăm, cũng chưa trải qua ngày đảo xoay. Ông cụ đấy, dù già yếu nhưng vẫn có thể đi mòng mòng như cánh quạt.

 Người chết được đóng trong một quan tài tròn. Huyệt mộ được đào theo một vòng tròn. Và những bông hoa, trước khi tết thành vòng cũng được cắt tròn. Xác người chết vốn duỗi thẳng nhưng vì sợ ngày đảo xoay, người ở đảo đã nắn xác thành hình tròn. Nhiều khi xương gãy đôi, rồi còn phải lấy dây rợ thít chặt xác vào một vòng tròn. Trước lúc chôn, người nhà và khách đi vòng tròn quanh quan tài. Từng người đi vòng tròn, rồi di chuyển vòng tròn quanh quan tài, tạo thành những con lốc người. Ai cũng chóng mặt. Ngày cậu tôi mất, tôi cũng phải đi vòng tròn. Tôi không khóc được tiếng nào vì quá chóng mặt. Có khi lịm ngủ tôi sẽ khóc thương cậu tôi từ trong mơ. Tôi lại nghĩ, mình có mơ khóc nổi không. Không khéo ngủ li bì, hoặc chẳng thể ngủ yên nếu nằm trên một cái giường xoay bật sẵn công tắc.

 Đứa bé sinh ra đã chết cứng trong cái nôi xoay. Người mẹ ôm mặt khóc, bà quỳ gục bò vòng tròn. Vừa bò lết, vừa khóc. Lúc đứng dậy, bà vẫn đi vòng tròn và vẫn khóc. Cái nôi xoay vẫn xoay vòng tròn. Đứa trẻ chết cứng xoay tròn trong nôi.

 Tôi đi ngược lại, dù thế tôi vẫn lọt thỏm trong một vòng tròn. Tôi chưa thể quen dù đã phải đi thế này từ khi đi được bằng hai chân. Mẹ tôi vừa đi vòng tròn vừa giặt áo. Bà tôi thì đang ngồi trên ghế xoay. Bà xoay chầm chậm, phải qua trái, rồi trái qua phải. Vài năm trước, ông tôi đã qua đời khi ngồi ghế. Cái ghế xoay vòng tròn, xác ông xoay vòng tròn. Mấy con ruồi và nhặng xanh bay vòng tròn quanh đỉnh đầu ông. Hơi thở cuối cùng thoát đi, mang theo cả linh hồn ông tôi liệu có bay vòng tròn?

 Tôi chặn cái ghế xoay, nơi bà đang xoay tròn. Dìu bà dậy, chúng tôi đi thẳng. Cốc nước mát đã giúp bà tôi hồi tỉnh. Tôi cố giữ không để bà xoay vòng tròn trên giường. Bà vừa xoay cốc, vừa uống. Mắt bà trách tôi. Ngón tay bà chỉ tôi rồi xoay vòng tròn. Cái vòng tròn kéo dài mãi. Tiếc thay, tôi không phải chuồn chuồn và trong mười hai con giáp chưa có chuồn chuồn.

 Chạy một mạch, tôi vấp chân ngã. Người dân đảo thấy tôi. Mẹ tôi cũng về rồi. Họ đi vòng trong. Mặt họ tái dại, miệng ai cũng mím chặt. Việc đi vòng tròn luôn làm họ mất sức và thấy phải ráng sức. Tôi chưa đi vòng tròn. Mẹ tôi chìa tay. Bà sẽ đỡ tôi và tôi cùng bà đi vòng tròn.

 “Thế mãi sao được! Con người, phải đi như con người.” – Tôi nói. Giọng tôi đâm vào những vòng tròn và vọng ồ ồ khắp hòn đảo.

 Mẹ một bên, bà một bên. Hai bàn tay, mẹ và bà luồn vào các kẽ ngón tay tôi rồi xiết lại và kéo mạnh. Tôi được kéo dậy và hai cánh tay bị kéo mạnh một lần nữa bởi mẹ và bà. Vai tôi đau như bị xé xác. Rồi cánh tay mẹ và bà, cũng dang hết cỡ bởi tay người hàng xóm, rồi đôi tay người hàng xóm cũng mở rộng bởi những người hàng xóm lân cận, cứ thế…

 Những bàn tay nắm lại, và nối thành một vòng tròn khổng lồ. Tất cả chuyển mình, tay khóa vào tay và đi vòng tròn.

 Đảo chưa xoay. Chúng tôi đang xoay tròn.

TRU SA.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 96)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 155)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 246)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 228)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 224)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 441)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 188)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 355)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 251)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 493)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5784)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5669)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26666)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18466)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21959)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19695)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18238)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15654)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14688)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28106)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,