ĐỖ XUÂN TÊ - Viết vội nhân “Ra mắt KHẢ THỂ của Đặng Thơ Thơ”

18 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6347)
ĐỖ XUÂN TÊ - Viết vội nhân “Ra mắt KHẢ THỂ của Đặng Thơ Thơ”
 

Bên kia phố Bolsa, dân quận Cam tấp nập đi sắm Tết. Trờì Cai ngày cuối năm như chiều lòng người, những người gốc Việt xa quê có một chiều nắng ấm ‘made in Saigon’ khác hẳn với miền Đông đang mùa bão tuyết.

dangthotho-content

Cách đó không xa, trong khung cảnh ấm cúng của hội trường Tòa soạn Việt Báo, khách văn chương và những người quan tâm đến sinh hoạt nghệ thuật trong vùng đã tề tựu theo lời mời của Tạp chí văn chương Da Màu đến tham dự buổi ra mắt tác phẩm Khả thể của Đặng Thơ Thơ, một nhà văn nữ trong Ban Chủ Biên của Da Màu và cây bút đã thành danh trong sinh hoạt văn học hải ngoại.

Tôi là một trong số khách được mời, một buổi ra mắt không hẳn phong phú về nội dung mà hình thức cũng được Ban Tổ chức sắp xếp khá chu đáo. Tôi đã có nhiều dịp tham dự ra mắt sách tại tòa soạn này, nhưng hôm nay cách trang trí ấm cúng như gợi mở một cuộc họp mặt, hội luận văn chương bỏ túi xoay quanh một tác phẩm của một nhà văn nữ thuộc thế hệ 1.5 mà hơn 12 năm trước đã có tác phẩm đầu tay Phòng Triển Lãm Mùa Đông gây tiếng vang đáng khích lệ trong giới văn học hải ngoại và cũng chính tác giả của nó mấy năm sau cũng tại thính phòng này đã được nhà văn Thảo Trường chọn làm người giới thiệu tác phẩm cuối cùng và cũng là tiêu biểu của ông, mà đoản văn Tôi đọc Thảo Trường của cô trở thành một luận văn chính luận làm mẫu mực cho nhiều người muốn viết các mục điểm sách.

Cầm lá thư mời tôi thích thú với mục giới thiệu Chương trình (xem minh họa) từ Lời mở đầu của nhà thơ Trần Dạ Từ, chủ nhà, sang phần Thuyết trình với các Nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, nhà văn Hồ Như và Nam Dao. Tiếp đến là phát biểu của Tác giả và kết thúc bằng phần Thảo luận về tác phẩm có sự tham gia của khách mời.

Đáng chú ý tuy hạn chế về thời gian, thu hẹp về tiết mục nhưng vẫn có sự điều hợp của cô Y-Sa, một khuôn mặt có duyên ăn nói và am hiểu về các lọai hình nghệ thuật tại quận Cam. Ban Tổ chức cũng chu đáo cả phần tiếp tân mà những ly rượu đỏ, những trái cây tươi, những chiếc bánh ngọt dẫn thực khách thoải mái chuyện trò như môt cuộc họp mặt tất niên trước khi chính thức đi vào chương trình nửa giờ sau đó.

Đảo qua một vòng, tôi thấy khách tham dự toàn là những khuôn mặt quen thuộc, gạo cội trong giới văn học, nghệ thuật, nhiều người tuổi đời đã cao, thậm chí có cả một nhà thơ nữ trên 90, nhưng chưa lần nào thính giả lại nhiều khuôn mặt nữ như buổi ra mắt sách hôm nay. Một bạn văn ngồi cạnh tôi phải thốt lên, lúc này các bà ưu tư nhiều về văn chương hơn cánh anh em mình. Nhưng chị Chi - vợ nhà văn Nguyễn Mộng Giác cũng là người viết Lời mở đầu cho tác phẩm đầu tay của Đặng Thơ Thơ - đã có nhận xét khá chính xác, người ta ai đến cũng vì quí cô Đặng Thơ Thơ. Số ghế trên cả trăm vẫn không đủ cho khách tham dự.   

Chương trình diễn tiễn như dự kiến. Cảnh nói dai nói dài không có chỗ đứng trong buổi ra mắt, tuy các diễn giả còn nhiều điều muốn nói. Phải công nhận các vị có chuẩn bị công phu xuất phát cũng vì lòng quí mến, trân trọng tác phẩm ra mắt của cây viết nữ, chưa kể thính giả ngồi nghe đều là những thức giả trong nghề mà khi nghe phải cho họ nhận được một điều gì khả dĩ giải mã được cái tựa đề của tác phẩm vừa ngắn vừa bí ẩn vừa nửa như hán nôm nửa như văn cổ, mà chính bản thân tôi tới lúc đi tìm chỗ đậu xe vẫn còn vướng bận trong đầu đâu là Khả Thể

Bản thân Đặng Thơ Thơ không thích dùng cái tựa cho ’kêu’ càng không phải chọn tên sách để câu độc giả, chẳng thế mà Y-Sa đã đùa sao chị không lấy “Bản Nháp cho một Tình yêu’ (một trong chín truyện của tập sách) làm tựa ngoài bìa cho ăn khách. Ôi chuyện văn chương mà cứ như đùa, chính vậy mà lại vui và quả thật một trong những thành công là không khí buổi ra mắt nhờ vậy mà trở nên thân tình, tương cảm và tương kính dù về mặt tuổi tác và bề dầy chữ nghĩa trải dài khoảng cách cả ba thế hệ.

Nay đi sâu vào tác phẩm, Khả Thể trong những ngày tới sẽ còn được bàn bạc, phê bình mổ sẻ một cách nghiêm túc. Tất nhiên sự đón nhận của độc giả vẫn là điều quí nhất và cũng là mong ước của tác giả. Có cái hơi lạ so với những buổi ra mắt khác. Tác giả dành quyền cho các diễn giả dẫn dắt đọc giả tiếp cận tác phẩm bằng những nhận xét chủ quan, cá nhân, không cần rào đón có sự thuận tình của tác giả hay không.

Nhìn chung vẫn có nhiều điểm tâm đắc tương đồng hơn tranh cãi dù tự thân Khả Thể là một cuốn sách chỉ dày hơn hai trăm trang, chỉ tập hợp chín truyện ngắn chọn lọc của một khoảng cách sáng tác 12 năm từ lần ra mắt trước, nhưng từ câu chuyện gởi gấm, với bối cảnh và nhân vật vừa mơ vừa thực vừa thật vừa hư cấu, cùng văn phong lối viết già dặn mang tính đột phá mạo hiểm, pha lẫn sáng tạo, đào xới cả những phạm trù lịch sử tâm linh siêu hình khiến Khả Thể không còn là cuốn sách đọc cho vui mà đòi hỏi ngưòi đọc cần có lối tiếp cận riêng trong thưởng lãm, trong đánh giá và suy diễn.

Sách chia làm hai phần. Phần đầu gồm 4 truyện xếp dạng ‘Khả Thể của MƠ’, phần hai gồm 5 truyện là ‘Khả Thể của VIẾT’. Khó nói truyện nào hay hơn truyện nào, vì mỗi truyện có căn cước riêng của nó, chuyển tải thông điệp riêng và thủ pháp thể hiện tùy bối cảnh và sự việc.

Trần Dạ Từ trong lời mở đầu ông có đề cập nhiều đến câu chuyện Ký ức của người loạn tính, cho Đặng Thơ Thơ là một ‘người khác thường’, có cái nhìn vào những vấn đề gai góc bằng một văn phong vừa nghiêm và buồn mà ông muốn nhắc lại từ cuộc trao đổi với Thảo Trường hồi còn sinh thời rất kỳ vọng vào nhà văn nữ này trong mối quan hệ tác phẩm và tác giả. Ông cũng nhắc khi viết Đi tìm bản kinh thánh cuối, nội ý tưởng muốn đào xới khai quật vào lãnh vực tâm linh không phải là chuyện dễ dàng mà cây bút nào cũng dám thể hiện.

Nhà văn Hồ Như khá bộc bạch trong thể hiện suy nghĩ của mình trong tư cách một người đọc. Cô không hẳn khen mà cũng chẳng hề chê cái đó tùy độc giả. Nhưng cô đọc khá kỹ, thậm chí dành nhiều phút xoay quanh tấm hình bìa của Khả Thể do một đạo diễn (Đặng Trần Hiếu) trình bày mang một ý nghĩa nào đó cũng khá sâu so với tên tác phẩm. Hồ Như nhìn nhận Khả Thể già dặn hơn so với tác phẩm đầu tay, đề cập đến cả sự chết và đôi khi dẫn cô như đi trong sương mù, trong cơn mê sảng (nếu tôi nghe không lầm), khó phân biệt giữa mơ và thực, cũng là nét độc đáo trong cách dựng chuyện và văn phong dẫn dắt của tác giả.

Trọng tâm của buổi ra mắt tuy không nói ra nhưng người ta có chờ đợi bài của nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc, một người đã viết Lời Bạt cho tác phẩm đầu tay của Đặng Thơ Thơ, một nhân chứng đồng hành với sự trưởng thành già dặn của một cây viết trẻ. Chẳng hề úp mở ông khen ngợi ĐTT là nhà văn của sự sáng tạo, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa giấc mơ và hiện thực, cô là điển hình của một lối viết phong thái nữ, mang dấu vết hậu hiện đại bằng một thứ ngôn ngữ ‘lóng lánh, huyền bí, man dại, lãng mạn, lôi cuốn…’, ông phục cô về lối tả thể hiện tỉ như một lòng sông, một loài hoa, một nụ hôn, (mà nụ hôn e-mail lần đầu tôi mới nghe). Văn chương của cô mang nét đi tìm tự sự, phi trung tâm hóa vấn đề và nặng tính ‘diễu nhại’ (parody), nhưng diễu nhại trong nghiêm túc. Ký ức đóng vai chủ thể trong cách nhìn từ âm bản, cũng là đặc trưng trong văn phong của cô.

Ông viện dẫn nhiều câu nhiều ẩn dụ không đủ chỗ ghi ở đây, nhưng cử tọa ghi nhận nếu có thời gian ông sẽ triển khai phong phú hơn. Ông cũng đề cập đến hiệu ứng giãn cách, khuyên người đọc không nên xâm nhập vào các nhân vật trong tác phẩm mà cần có một khoảng cách cần có.

Nam Dao trùng dịp qua Cali dự một cuộc họp bạn và ra mắt Dâu Bể, ông đã góp lời cho buổi ra mắt. Vài ví von khi gặp các bạn cũ từ 60 năm trước ông đã vận dụng vào mấy nhận xét nhìn từ âm bản của nhà văn. Khá dí dỏm. Ông không sợ phung phí bằng lời, toàn khen là khen. Ông đánh giá cao cái mỹ quan trong văn phong và cách cấu tạo nhân vật thật tài tình, mà dù thời gian hạn chế ông vẫn cứ thản nhiên trích dẫn các đoạn tả liên quan đến hai nhân vật Bà tôi và cô Hồng Trang trong truyện ông tâm đắc Mở tương lai.  Ông có giọng đọc được Y-Sa khen hay như mục đọc truyện trên đài và sợ nói dài ông cứ phải nhờ cô nhắc chừng thời lượng.

Để thay đổi không khí cây bút tài hoa Trịnh Y Thư đã chơi guitar bằng hai bài cổ điển khá độc đáo. Có nhạc, có rượu, có hoa, có sách đề tặng làm cho không gian ra mắt chiều nay thêm hài hòa trang nhã.

Y-Sa giờ này mới thực sống động khi cô giới thiệu tác giả và dẫn dắt chương trình cùng đặt mấy câu hỏi khá ấn tượng giúp Đặng Thơ Thơ trải lòng mình ra để tâm sự với cử tọa mà cô rất trân trọng vì đa phần trong số họ là những người thân, bạn văn cô coi như trong gia đình. Khiêm tốn vì tuổi tác và tuổi nghề, không vì vậy mà cô ngại trao đổi các suy nghĩ, các hoài bão, các ước mơ của mình trước một cử tọa đa phần là bậc cha chú.

Tôi được gặp cô vài lần nhưng lần này mới thấy con người thật của Đặng Thơ Thơ, không khó khăn khép kín như người ta tưởng mà rất cởi mở, khiêm tốn, chân tình, có nét nữ tính của một thế hệ vừa mới vừa tôn trọng những giá trị truyền thống, biết đâu đây cũng là cái duyên của cô vốn xuất thân từ một đại gia đình văn học danh giá trụ cột của Tư Lực Văn Đoàn mà cô không dấu diếm đã ảnh hưởng đến đam mê văn học của cô từ thời thơ ấu. Lần này tôi mới thấy cô đề cập nhiều đến ông ngoại là nhà văn Hoàng Đạo, một người cô đánh giá có tư tưởng rất mới, cấp tiến, cô sẽ triển khai thêm về ông qua một tuyển tập và đi xa hơn những gì đã viết qua truyện Cấy Óc trong cuốn sách này.

Cô cũng dự định viết một tiểu thuyết và hi vọng sớm hoàn tất để có một cuộc ra mắt khác. Cô cũng khai mở là những gì cô viết trong Căn phòng triển lãm mùa đông nặng về cảm xúc cá nhân nhưng từ Khả Thể thì cô muốn đi vào những vấn đề lớn liên quan đến nhiều số phận, có tầm nhìn ra ngoài thế giới đã đổi thay, nhưng cũng không quên chất vấn và tìm câu trả lời của những giá trị lịch sử đã bị vùi dập, bóp méo, để can đảm nhìn lại từ Âm bản.

Gần ba tiếng đồng hồ mà cảm thấy như chưa đủ, tôi ra về trong háo hức muốn đọc tác phẩm mới và viết vội đôi dòng như một cảm nhận cá nhân sau khi có duyên tham dự một buổi gặp gỡ xa hơn và bổ ích hơn của một buổi đơn thuần chỉ là ra mắt sách.

Đỗ Xuân Tê

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 52)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
24 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 168)
Ngày 21 Tháng Tư, 2023, nhà văn Dương Thu Hương đã được trai Giải Toàn Cầu 2023 (Cino-Del-Duca 2023) trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris (Festivao du Livre de Paris)
05 Tháng Ba 202312:57 CH(Xem: 389)
đọc Tô Thùy Yên, ta có thể thấy, dường như ông đã trộn ngôn ngữ, văn hóa của cả ba miền Bắc Trung Nam vào những trang thơ của mình,
24 Tháng Hai 202312:32 CH(Xem: 531)
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường vừa qua đời lúc 20h08 tối nay 24-2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
01 Tháng Hai 20234:45 CH(Xem: 239)
Cuộc triển lãm của Ann Phong sẽ diễn ra vào tháng 2 và 3, tháng 3 là tháng của Lịch Sử Phụ Nữ, mở từ ngày 30 tháng 1 cho đến 23 tháng 3.
30 Tháng Giêng 202311:27 SA(Xem: 496)
Nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, qua đời ngày 26 Tháng Giệng, 2023 tại Pháp, hưởng thọ 88 tuổi.
09 Tháng Mười 20227:29 CH(Xem: 759)
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.
09 Tháng Chín 20229:41 SA(Xem: 1047)
Nhà văn - nhà biên kịch Ngụy Ngữ qua đời hồi 10h18 ngày 9/9/2022 tại nhà riêng ở TP HCM do bệnh nhiều năm, thọ 76 tuổi. Ông sinh năm 1947 tại Thừa Thiên - Huế, từ thanh niên đã vào sống và làm việc tại Sài Gòn-TP.HCM cho đến ngày qua đời.
20 Tháng Tám 202210:04 SA(Xem: 958)
Danh họa Vũ Hối qua đời lúc 5 giờ 15 phút chiều Thứ Sáu, 19 Tháng Tám, 2022
19 Tháng Tám 20229:38 SA(Xem: 729)
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ - tác giả bài "Giáo đường im bóng" - mất ngày 18 Tháng Tám, 2022 vì tuổi già, thọ 101 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31641)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3219)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7891)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8845)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18312)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4981)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4858)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10138)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16360)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4834)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15960)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5793)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5680)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6044)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6330)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26678)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18480)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21986)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19702)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18254)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15668)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14693)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14992)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13970)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13747)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20851)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28128)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32272)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,