Trần Quảng Nam và, “Mười năm tình cũ”,

24 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 11061)
Trần Quảng Nam và, “Mười năm tình cũ”,

 

1. 

“Sau đây, tôi nghĩ sẽ là trích đoạn vở Nhạc kịch ‘Kim Vân Kiều Truyện’ đi ra từ những vần thơ trác tuyệt của Nguyễn Du, hòa hợp với dòng nhạc lộng lẫy của Trần Quảng Nam. Theo tôi, vở nhạc kịch: ‘Kim Vân Kiều Truyện’ của họ Trần, mới thực sự là một công trình nghệ thuật lớn của ông. Một tác phẩm để đời của nhạc sĩ Trần Quảng Nam.

“Tuy nhiên, hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng, bất cứ một công trình nghệ thuật lớn lao nào, cũng cần đến sự chung tay, góp sức của nhiều người, để tuyệt phẩm đó có thể đi tới những khoảng không gian bát ngát… 

 

2. 

Những ghi nhận ngắn ở phần 1 của bài viết này là nguyên văn phát biểu của tôi trong live show “30 Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam, ở San Jose, tháng 10-2013.

Vì không có thói quen nói dài, nên hôm đó, tôi tập chú ghi nhận của tôi vào công trình hay tham vọng đưa toàn bộ vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều Truyện” của họ Trần, soạn từ tác phẩm bất hủ “Kim Vân Kiều” của Nguyễn Du, lên sân khấu…

Nhưng, viết về Trần Quảng Nam mà không nói tới ca khúc “Mười năm tình cũ” trong live show “30 Năm Tình Cũ” của họ Trần, tôi cho là một khiếm khuyết - - Mặc dù theo tôi, ca khúc “Mười Năm Tình Cũ” không phải là sáng tác tiêu biểu cho sự nghiệp âm nhạc của Trần Quảng Nam, với trên dưới 200 ca khúc, tính tới hôm nay.

Trả lời một cuộc phỏng vấn của hệ thống truyền hình SBTN cách đây chưa lâu lắm, họ Trần cho biết:

“…Khoảng năm 1983, bằng hữu văn nghệ có đề nghị tôi viết một ca khúc dễ nghe, ăn khách. Một hôm dọn dẹp nhà, tình cờ dở cuốn album thấy hình cô bạn gái cũ, xúc động và nghĩ ra câu nhạc và lời đầu tiên ‘Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ’, và những nốt nhạc kế tiếp tuôn trào, tôi hoàn tất bài hát rất mau. Mấy ngày hôm sau, hát cho bạn bè nghe thử và được ngợi khen. Lúc đó tôi có cộng tác với Quán Văn, một quán ca nhạc cuối tuần ở San Jose, đưa cho ca sĩ Ngọc Tú hát và khán giả thích thú. Sau đó tôi thực hiện băng nhạc và mời ca sĩ Lệ Thu hát bản Mười Năm Tình Cũ năm 1985, đầu năm 1986 phát hành…” 

Dưới đây là ca từ của một ca khúc hiếm hoi, sớm nhận nhiều ưu ái của định mệnh từ bậc thềm thứ nhất của sinh hoạt tân nhạc Việt hải ngoại: 

Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Em ơi! Bên kia có còn mắt buồn?
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
Vẫn còn trong ta cả một trời yêu 

Cả một trời yêu bao giờ trở lại
Ôi! Ta xa nhau tưởng chừng như đã
Ôi! Ta yêu nhau để lòng cứ ngỡ
Tình bất phân ly tình vẫn như mơ
Đành nhủ lòng thôi giã từ kỷ niệm
Cho qua bao năm mộng buồn quên dấu
Nhưng sao bao năm ngày dài qua mãi
Trong anh hôm nay thấy tình còn đây 

Mười năm cách biệt tình đành quên lãng
Như mây như mưa bay đi muôn phương
Nhưng em yêu ơi! Một dòng thư cũ
Vẫn còn trong ta một đời cuồng điên 

Mười năm cách biệt hình như em đã
Quên câu yêu thương ta trao cho nhau
Em ơi! Bên kia còn chăng nhung nhớ
Như anh hôm nay thấy mưa trở về
Như anh hôm nay thấy lòng tiếc nhớ
Mười năm không gặp
Mười Năm Nhớ Thương!” (1) 

 

3. 

Tôi vẫn nghĩ, mỗi tác phẩm như một con người, luôn có cho nó lộ trình sống, chết riêng. Nói cách khác, tự thân, nó có định mệnh của riêng nó. Và, tác giả, dù muốn cũng chẳng thể can dự…! 

Với ca khúc “Mười Năm Tình Cũ”, dường như ngay tự “sơ sinh” đã được định mệnh ưu ái, dành cho nó nụ cười hiếm hoi thân ái…

Ở thời điểm, khả năng tỏa rộng tới mức sau đấy, khiến trung tâm băng nhạc nào cũng phải thu âm ít nhất một lần “Mười Năm Tình Cũ” thì, ca khúc này, là một biệt lệ. Đấy là một hiện tượng bất ngờ trong lãnh vực âm nhạc của tỵ nạn Việt thời mới nhóm lửa.

Tôi nhớ khoảng giữa thập niên 1990s, ca sĩ Thái Xuân, chủ nhân trung tâm băng nhạc Diễm Xưa, mời tôi đi ăn tối, cho biết, chắc chị sẽ phải cho thu âm bài “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam. Tôi hỏi lý do?

Chị nói:

“Trung tâm nào cũng thu bài đó ít nhất một lần, trong sản phẩm của họ, nếu muốn trung tâm mình, gặp được nhiều may mắn… Mặc dù Xuân biết bây giờ Diễm Xưa mới thu thì quá muộn, cũng như đã có quá nhiều người hát…”

Tôi thông cảm với niềm tin nhiều cảm tính của người đứng đầu trung tâm băng nhạc này. Nhưng chính sự kiện Thái Xuân phân vân: Nên hay không nên thu âm “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam cho tôi thấy rõ hơn sự khẳng định sống / chết của định mệnh nơi sinh phần của mỗi tác phẩm (dù âm nhạc hay văn chương, hội họa…) 

Tuy nhiên, ở mặt nào khác, theo tôi thì, nụ cười thân ái, bất ngờ mà định mệnh dành cho ca khúc “Mười Năm Tình Cũ” của họ Trần cũng góp phần thổi bùng ngọn lửa niềm tin nơi những nhạc sĩ khác. Những nhạc sĩ chỉ chính thức khởi nghiệp sau biến cố tháng 4-1975, ở xứ người. Nó như kẻ dẫn đường cần thiết cho những bước đi hăm hở, kế tiếp của những đường bay ca khúc mới. (2)

Và, tôi tin, có dễ chẳng nhạc sĩ nào không thầm mong, một lần định mệnh bất ngờ gõ cửa sáng tác của họ, như đã xẩy đến với “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam vậy!?! 

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Jan. 2015)
________

Chú thích: 

(1) Nguồn: Wikipedia-mở.

(2) Về tiểu sử của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, trang mạng Wikipedia-mở đã ghi như sau: “…Trần Quảng Nam sinh ngày 15 tháng 2 - 1955 (Ất Mùi) tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Anh học tiểu học tại Đà Nẵng, trung học tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử (Saigon), rồi Đại Học Văn Khoa (Anh Văn) và Tri Hành (điện ảnh) trước khi du học Mỹ đầu 75. Sau đó là Đại học Long Beach (California). Trong đời hầu như lúc nào cũng có hai mối tình cùng một lúc, đến lúc cố gắng, quyết định chỉ có một mối tình thôi, thì, lúc ấy mới sóng gió và tan vỡ (…) ‘Mười Năm Không Gặp’ (sáng tác năm 1983 và phát hành 1986) viết về cảm xúc khi nhìn lại hình ảnh một người hiện đang ở Pháp tên là Isabel Hạnh, thêm cảm xúc và hình ảnh của một người khác hiện đang ở VN. Cả hai người đều đã lớn tuổi và có gia đình. (Trần Quảng Nam) đến với âm nhạc từ lúc nhỏ, 7-10 hay nghe nhạc cổ điển từ máy thâu băng do ông anh đi du học gửi về. Sau học nhạc ở trung học cùng nhạc sĩ Phạm Nghệ và một thời gian ngắn ở Quốc Gia Âm nhạc. Thích sáng tác từ nhỏ nên cứ theo đuổi và tự học hoài… Sáng tác đầu tay của anh là ‘Cồn Cát’ (1969)…”


Ý kiến bạn đọc
02 Tháng Ba 20158:00 SA
Khách
Xin góp vài chi tiết nhỏ:
- Bài nhạc viết năm 1985.
- Trần Quảng Nam thành lập và tạo dựng quán Văn, San Jose, Calif.
- Khi viết hoà âm cho Lệ Thu thâu thanh năm 1985, tôi dùng hợp âm chót cho câu kết, E7(b9) để tạo không khí day dứt, uần ức... Một số nhạc sĩ khác khi hoà âm lại bài này, có dùng hợp âm A như tác giả Phan Kinh nhận xét.
Hơn 20 năm sau, khi hoà âm lại cho các giàn nhạc trình diễn trên các sân khấu, tôi vẫn dùng E7(9) cho đoạn chót nhưng cho kết ở hợp âm A, để đem không khí "...người yêu cũ cũng đã yên phận mới, tâm sự đã nguôi ngoai, thanh thản nên cho kết ở hợp âm La trưởng (A) lạc quan, nhẹ nhõm… " như tác giả Phan Linh đã nhận xét chính xác!
Hoà âm 10 năm TC của tác giả:
https://www.youtube.com/watch?v=gqeIU8UKfHA
Cám ơn những lời đẹp của anh Du Tử Lê và những nhận xét tinh tế của tác giả Phan Linh!
TQNam
01 Tháng Ba 20158:00 SA
Khách

1.Khoảng đầu thập niên 60, giới trẻ Sài Gòn đều yêu thích ca khúc La Nuit do Adamo hát. Được viết ở nhịp 4/4, câu nhạc dài 8 nốt và nghỉ trọn một ô nhịp kế tiếp để ban nhạc có cơ hội đối đáp với giai điệu.
(Si je t’oublie pendant le jour)
Nhiều nhạc sĩ VN đã áp dụng câu nhạc 8 chữ như:
(Ngàn năm thương hoài một bóng người thôi)
(Bài thánh ca đó còn nhớ không em)
……………….
Hay có thể khác điệu nhạc như:
(Mỗi năm đến hè long man mác buồn)
(Thức trọn đêm nay để nhớ thương em)
………………..
Nhưng thường chỉ có 2 câu nhạc mở đầu, sau đó là những câu nhạc phát triển liên tục, nối tiếp nhau cho đến cuối đoạn nhạc.
2.Bản Mười Năm Tình Cũ của nhạc sĩ Trần Quảng Nam là một ngoại lệ, vì ông dùng chỉ một hình thức duy nhất từ đầu đến cuối.
Bản nhạc có cấu trúc: (AA’-BB-A’-Coda).
Nét nhạc mở đầu của các câu A và A’ (mi la fa mi là mi la Đố).
Nét nhạc mở đầu của 2 câu B (mi la si Mí Mí si Mí la).
Nét nhạc mở đầu của câu Coda (la la la la la mi la Ré).
Tuy chỉ có một tiết tấu duy nhất từ đầu đến cuối nhưng nó không bị rề rà, đều đặn, nhàm chán như một số các bài thơ 8 chữ đã được phổ nhạc.
Giai điệu được viết với hồn của thang âm ngũ cung VN, nó buồn bã, da diết, gợi nhớ, hồi tưởng... Nét nhạc di chuyển với những quãng xa nên rất gần gũi với các dấu gập ghềnh, trầm bổng trong tiếng Việt.
Chính vì dựa trên thang âm ngũ cung, hồn dân tộc, nên phần hoà âm cũng có một sắc thái riêng rất đặc biệt.
Nhất là nét nhạc Coda, chỉ ở một người có kiến thức rộng về chuyên môn, bản lãnh, kinh nghiệm, từng trải mới có cách dùng như vậy:
Như anh hôm nay thấy lòng tiếc nhớ (Bb)
Mười năm không gặp mười năm nhớ thương (A)
(Trong âm gia La thứ, Bb chỉ là bậc II giáng nhân tạo).
Có lẽ ý tác giả chỉ muốn ghi lại những kỷ niệm của một mối tình như là một hoài niệm đẹp. Bây giờ đã xa xôi cách trở (Bb), người yêu cũ cũng đã yên phận mới, tâm sự đã nguôi ngoai, thanh thản nên cho kết ở hợp âm La trưởng (A) lạc quan, nhẹ nhõm…
3.Biến cố 1975 khiến cho nhiều gia đình VN, nhiều mối tình bị dang dở, chia cắt, đôi bờ vẫn còn thương nhớ khôn nguôi.
Mười Năm Tình Cũ của nhạc sĩ Trần Quảng Nam là cảm xúc chân thật của tác giả, nó đã nói thay tâm trạng cho biết bao nhiêu người, nên đã được mọi người, mọi giới yêu mến, đồng cảm đón nhận ngay là lẽ đương nhiên, tất yếu.
Kính chúc BBT/DTL và quí độc gỉa một năm mới An Khang Thinh Vượng. (Phan Linh).


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 6127)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 8650)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 1417)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 16159)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 14865)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5784)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5669)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26666)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18466)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21959)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19695)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18238)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15654)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14689)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28106)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,