LÊ MINH HÀ - Một nửa tôi là nhà quê

07 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 6787)
LÊ MINH HÀ - Một nửa tôi là nhà quê

Sẽ vẫn thế, khi mà tôi cứ nhớ.

Nhớ những đứa bạn chơi chung và nhiều hơn là những đứa không chơi. Lạ vậy.

Cái Điểm là một trong những đứa cứ ám tôi thế. Thật ra nó là chị họ của tôi. Nhưng trong khi bố nó là bác Huyền chưa nhận con thì cả làng vẫn chỉ coi nó là con hoang của một người đàn bà chửa buộm và tôi vẫn mày tao chí tớ với nó. Nhà Điểm ở xóm trên. Tôi học cùng khối lớp 4 với nó. Cả khối có hai lớp học ở phòng sát nhau, qua mùa hè bức tường trát dứng bị những đôi trai gái nào đêm hôm buồn tình rủ nhau vào đó đạp tan hoang, đến năm học mới bọn tôi hè nhau đạp nốt. Trò quay lưng vào nhau mà học, thầy cô quay mặt vào nhau mà giảng bài, lúc thầy cáu cô cười trò chịu không biết thầy cô cười với mình cáu với mình hay cáu với nhau cười với nhau. Học trò cấp 1 trường làng, lớp 4 có nhõn hai lớp, chẳng láng giềng thì họ hàng, kiểu gì chả quen tên quen mặt.

Cái Điểm thì tôi còn thích nhìn mặt nữa vì xinh lắm. Đến năm lên cấp 2, Mỹ gia tăng đánh phá, trường chia nhỏ lớp, phải đi xuống tận bãi sông cuối làng đào hầm dựng lán và chúng tôi chung lớp thì ngày nào Điểm cũng phải đi qua ngõ nhà tôi. Trò nhà quê đi học muộn, Điểm chắc phải hơn tôi vài tuổi, lúc đó tóc đã dày đã đen và đã biết chải mượt lắm, cặp đẫy cái cặp ba lá dài đến tận thắt lưng. Bà bảo mẹ con nó sống cũng gieo neo, nhưng nó chả có vẻ gì con nhà khó. Da trắng, mắt bồ câu rất sáng, mũi dọc dừa, miệng không nhỏ không to, môi đỏ không dày quá không mỏng quá trên một gương mặt giờ đàn bà con gái nghiến răng bỏ tiền thuê người cắt gọt đập mài xương hàm mới có, vú mới chũm cau nhưng đã thấy dáng người rồi thanh mảnh lắm. Nói thật là nó không có cái vẻ của người gồng gánh, chẳng biết gái làng quan họ đẹp thế nào, nhưng nứt mắt đọc truyện không dành cho tuổi, tôi toàn hình dung họ giông giống cái Điểm, chỉ khác nỗi biết í i hừ hôi hừ yêu và được yêu.

Lúc đó thì tôi trẻ ranh biết gì là yêu. Nhưng bọn cùng học thì chắc hơi hơi biết, vì chúng nó thích cái trò ve vẻ vè ve cái vè ai đấy đọc toáng lên chế nhau lắm. Mấy đứa con gái mười ba mười bốn như Điểm thể nào cũng có nhà để mắt ngấm nghé dấm trước cho thằng con mới chỉ biết tỏ vẻ hơn đời bằng trò leo thành cầu chổng bòi lao xuống sâu rồi hí hóp trồi lên hay túm đuôi trâu trèo phắt lên lưng rồi dạng chân đứng hùng dũng đi vào ngõ. Nhưng bà, có lần gặp bọn tôi đi học về, nghe Điểm chào thì về lại chép miệng cảm thương "con bé này rồi ra khổ“. Lân la nghe hóng chuyện người lớn, tôi hiểu rằng lớn lên cái Điểm còn đẹp nữa, nhưng mà sẽ khó lấy chồng làng. Mẹ nó, nghe nói đẹp lắm dẫu là chân tười chân héo, phải lòng ông bác họ tôi một đời trai trẻ học ở Hà Nội, nghe nói rất tay chơi, bị ông vờn quyến thế nào đó mà sinh ra nó. Ông bác sau 1954 về làng, đi đâu cũng đánh mỗi bộ áo quần nâu phẳng phiu không dính một mảy bùn hay vết nhựa chuối, mặt lành lạnh và rất đẹp, cái đẹp thanh tú di truyền qua cho Điểm. Ông chẳng vợ con gì, sống chung với gia đình ông anh nhưng ăn riêng bằng thu nhập của cái vườn to vật trồng toàn một loại chuối ngự thân cao ngòng ngay chỗ lô cốt Pháp xây. Khổ, hai anh em con nhà danh giá bậc nhất tổng một thời mà đến lúc đó phải ở nhờ cái nhà hương hỏa của ông chú ruột là ông nghè Móm. Thế nên hai bác hay cãi nhau lắm, bọn tôi toàn đi xem. Đến cái lúc trạm thủy văn rời đi nơi khác, bố cái Điểm mua lại nhà của trạm. Nhà biệt lập với láng giềng, cửa ra vào mở ra đê che mắt người bằng tán nhãn còng, cửa sổ hai bề mở ra vườn chuối, còn chỗ bể nước thì áp vào lưng lô cốt. Cảnh một người đàn ông có tuổi nhưng chưa lên lão sống một mình thế có cái gì tồi tội, dù rằng bộ điệu rất lạnh đâm ra hách của bác Huyền làm chẳng ai dám thương ông. Đi học kiểu gì cũng phải qua đó, cái Điểm toàn bỏ chúng tôi đâm đầu chạy. Chúng tôi sợ bố nó một, nó sợ mười. Đến cái hôm bác Huyền đứng ở gốc nhãn còng gọi ra "Điểm!“ lúc nó chạy qua, cả làng có chuyện bàn tán. Bọn tôi đi sau nó, chẳng nghe được bác ấy bảo gì nó, chỉ thấy Điểm mặt tái dại líu ríu đi theo bác Huyền vào nhà. Từ ấy, tháng đôi ba lần, cả những ngày nghỉ học lại thấy Điểm vào đó, dọn dẹp quét quáy nhà cửa, đi chợ đi búa. Bà gặp Điểm, nghe nó chào, về kể chuyện mừng rỡ lắm. Lại hóng, thì biết là bác Huyền đã nhận Điểm là con. Con gái nhà quê, chọn vợ chọn chồng cho con người ta tính đến cả tông ti, chịu phận con hoang, chỉ còn mỗi cách đi thoát li, mà thoát li lí lịch cũng phải thế nào, đâu có dễ, không thì may gặp ai đó người dưng quê xa thì mới có thể lấy chồng. Điểm được bố nhận là con, thế là nó có tương lai rồi đấy.

Cũng trạc tuổi Điểm ngày đó, cũng người xóm trên còn có một đứa nữa nhưng mà tôi không chơi. Xinh như Điểm, nhưng lông mày đậm, mắt sắc hơn, nom dữ dữ. Mà cũng có thể vì cái hôm tôi bị nó đuổi chạy bán sống bán chết thì mặt nó đang đỏ bừng bừng nên tưởng thế. Nó tên là Hồng. Học trên tôi một lớp. Nào tôi có biết gì về nó. Chỉ tại mấy thằng nhãi ranh cùng xóm trêu chòng và không cự nổi cơn điên giận của nó mà tôi phải vạ. Nhưng chỉ chiều đó thì tôi hiểu vì sao cái Hồng má đỏ bừng bừng vừa nước mắt nước mũi giàn dụa gào lên chửi, vừa dám nhặt đất cục ném tôi lúc đó đã chạy vào nhà chị Lễ - chị vẫn tết mũ rơm cho tôi. Bố chị Lễ là bí thư đảng ủy xã mà cái Hồng dám đứng ở bờ đê quăng đất vào đầu hồi nhà bác ấy chửi loạn lên. Giá mà bố mẹ nó còn sống, thì chắc sẽ có người ngăn nó. Nhưng trước đó ít ngày, bố nó đương là phó chủ nhiệm hợp tác xã bị đồn tham ô. Hồi ấy tội ấy to lắm. Thấy kể bố nó từ lúc chưa có nó đã nhiều lần xin nhập ngũ mà không được, vì có cái bằng sơ cấp trung cấp kế toán, xã giữ không cho đi. Ra trước cuộc họp, bố nó lặng im nghe mọi lời lên án, rồi chỉ nói độc một câu "tôi thề không tơ hào của bà con một hạt thóc nào“. Đêm ấy, bố mẹ cái Hồng cùng treo cổ. Chẳng có một bản án nào, chẳng có một lời minh oan nào. Chị em cái Hồng nheo nhóc sống cùng nhau. Tôi ra Hà Nội, hè năm sau về nghe nói cái Hồng học hết lớp 7, lại thay chị nó xã đã cho đi công trường đâu đó chăm bẵm hai đứa em. Rồi không bao giờ tôi kịp nhớ để hỏi thăm về nó nữa mỗi bận về làng.

Cái Điểm sau này rút cục cũng lấy chồng người quê xa, về ở hẳn với bác Huyền, chăm bố già và lo đợi chồng thỉnh thoảng mới đảo về. Còn cái Hồng, chẳng biết chị em nó có còn là người làng không nữa.

Berlin 4.05.2015

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Ba 20244:34 CH(Xem: 234)
Người lính, ba lô trĩu vai, cắm cúi đi trong đêm.
04 Tháng Ba 202410:08 SA(Xem: 183)
Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết.
28 Tháng Hai 20249:43 SA(Xem: 129)
Ở nơi đâu mà núi chẳng cựa mình…
10 Tháng Hai 20248:41 SA(Xem: 507)
Vậy mà mùa xuân đã về rồi. Mùa xuân của những ngả đường cỏ non, của những ngày khởi đầu nhung lụa, của những đợt khói hương thơm ngát trong đêm Giao thừa,
27 Tháng Giêng 202410:13 SA(Xem: 390)
Dưới ánh trăng rực rỡ và đỏ như màu của máu ai, tôi thoáng thấy gương mặt em thảng thốt, vói theo cùng tiếng nhạc như một lời oán trách trăm năm.
15 Tháng Giêng 20248:59 SA(Xem: 541)
Sau mùa đông năm đó, nàng đã không quay lại KAUST.
09 Tháng Giêng 202410:11 SA(Xem: 457)
Khi anh ngẩng mặt lên thì trời đã sáng rõ. Cả bầu trời như đang cất mình lên cao cao mãi và những tia nắng đầu tiên của một mặt trời da cam rực cháy chiếu thẳng vào mắt anh.
31 Tháng Mười Hai 20235:08 CH(Xem: 330)
Tôi đi đâu xa, mỗi lần trở về Hưng Mỹ không theo đường đò dọc, mà theo đường bộ,
25 Tháng Mười Hai 20232:21 CH(Xem: 464)
Đó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về nơi dòng sông miên man chảy.
20 Tháng Mười Hai 20239:28 SA(Xem: 365)
Ở nhà quê không thứ gì có thể so sánh được với chữ. Tiền bạc, của cải, ruộng cả ao liền...
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8343)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19110)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31736)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,