NGUYỄN ĐÔNG A - Người thi hành án tử

04 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5587)
NGUYỄN ĐÔNG A - Người thi hành án tử

 

(truyện hư cấu, không nhắm vào ai, chỉ nói về sinh mệnh con người…)

Ngọn bạch lạp lúc tỏ lúc lu, âm u mà thần chết vẫn chưa đến bắt hồn kẻ liệt. Chỉ mấy con ma lởn vởn, dày vò, giằng co, đùa giỡn nhiều ngày trên cái thân xác tàn tạ, đớn đau. Con ma nữ quen thuộc hiện ra, vặn cổ hắn lúc qua bên phải, lúc qua bên trái. Hắn cố vùng thoát mà không được, miệng lảm nhảm:

“…hy sinh đời bố củng cố đời con…. , tao là lính… làm theo lệnh. Không được vặn cổ , đưa tao ra bãi bắn, ở cột thập tự….”. Mắt hắn đỏ ngầu, trợn trừng, giàn giụa, lờ mờ….Ai đó nhét giẻ bao cát máu dơ vào làm chật họng, như hắn từng nhét trái chanh vào miệng người ra pháp trường, làm miệng hắn u cứng, méo mó, tru tréo khó khăn, giãy giụa vô vọng, chân đập đành đạch.

Hắn lúc tỉnh lúc mê thấy mình bị đem đi bắn, hai tay trói chặt, lưng tựa vào cột, không phải là cái cột thánh giá làm chỗ dựa lưng hắn mong. Cuối đời, hắn trở lại đạo, tìm bằng an cho phần hồn. Cha chánh xứ đã đến làm phép “giải tội”, hắn còn day dứt, vật vã, chưa đi được…..

Hắn chợt hoài nghi, hoang mang, nghĩ ngợi mông lung, đặt câu hỏi. Có không cõi vĩnh hằng, có không đấng cứu rỗi, cứu cánh nào để lòng hắn được yên …?

Những ngày tháng cuối với cái thân già nua bệnh tật, nhỏ nhoi, lúc mê tỉnh nằm trên giường bệnh, hắn nhớ lại đủ thứ chuyện trên đời, nhớ ngắt quãng, cắt khúc, không liên tục, lúc nhớ chuyện này, khi chuyện kia, không nhớ đầy đủ. 
Người ta nói hắn là kẻ xu thời tháng Tư, hắn ghét, hắn tham gia từ năm bảy tư. Tuổi mười sáu, hắn đi “nhân dân tự vệ” gác ở chợ xã, bị lùa vào rừng, rồi theo. Hắn được chọn đi canh phòng hang đá căn cứ cho ban an ninh. Ngày ba mươi hắn đeo băng đỏ, theo sư đoàn sao vào thành ngất ngây hát bài: “ Như có ngày vui đại thắng… ”.

Hắn mơ liền liền thấy tiền kiếp thứ bảy của mình từng làm đao phủ, đầu quấn khăn đỏ, phun rượu phèo phèo, vuốt đao, vung tay lên, cái đầu lăn lóc…., đao phủ liên kiếp. Rồi hắn nhớ cái thằng cướp tiệm vàng hung tợn, tàn độc, nhưng ra pháp trường, đôi chân quỵ xuống bước không nổi, hai người xốc nách kéo vào cột bắn. Hắn buồn cười vì thấy nó sợ quá. Hắn bắn phát súng ân huệ sau cùng, cái đầu nổ toác hoác, lẫn lộn trắng đỏ nhầy nhụa….

Người giúp kẻ liệt xướng kinh lên, nhiều người đọc đuổi theo nghe như tiếng trù ếm, rủ rủa, xua đuổi hắn. Hắn nhắm nghiền mắt lại lì lợm, vô cảm, không buồn, không vui, mặc kệ cho hết một kiếp người.

Hắn nhớ chuyện dẫn đội đi bắn một người quen biết, từng là bạn, thường la cà nhậu nhẹt, làm ở phòng công chứng. Anh bạn này mới nhìn bề ngoài thì thấy tướng mạo tuấn tú, trắng trẻo, hiền lành, mà lại đi ăn cát ăn đất cho cố, lại ngố, xây biệt điện to đùng, chình ình bên sườn núi, bị người ta phát hiện tuyên án tử, do gây hậu quả nghiêm trọng. Hắn còn nhớ hôm ngồi chung, uống rượu đế, mồi bò né, ở cái quán cóc. Hắn khoe vừa đi bắn về, rồi chỉ vài vết máu nhỏ đọng khô trên cái áo màu xanh lá. Thằng bạn chạy vội như bay ra ngoài gốc cây nôn mửa, không phải nôn mửa vì rượu.
Hắn phải bắn phát súng ân huệ, sau sáu phát súng của đội hành quyết. Luật pháp bất vị thân, mà hắn đâu phải là ông tòa, hắn chỉ là người thừa hành, một thứ thiên lôi, trời sai đánh đâu đánh đó, không thể cãi lại. Người ta muốn loại bỏ những ổ ký sinh, bệnh độc. Nhìn cái xác anh bạn nằm đó, buồn thảm não. Hắn muốn buồn nôn, buồn nôn thằng bạn, buồn nôn mình. Chuyện này không thể dạy cho nhau được, ăn phải cho khéo. Như hắn, mua bán chạy án tù, trúng đậm mấy cú lớn, hắn đem chôn vàng bên nhà bà già vợ, đề phòng bất trắc. Sau hắn đào lên một ít, cũng phải tìm mua lại giấy số kiến thiết của người ta trúng, nói là mình hên, trúng số độc đắc cặp mười….

Lại còn một ông là đàn anh cũ đầu ngành ở tỉnh lân cận, ông ấy là trùm bán bãi vượt biên, ăn uống thuộc loại sư tổ, lấy vàng khối hàng vài trăm ký. Tính ông gian trá, tráo trở, tàn bạo, độc ác không ai bằng. Ông cho đàn em xả súng giết người vô số kể. Những khúc ruột non, ruột già, ruột thừa dư của người đi tìm xứ lạ, nổi lềnh bềnh, trôi ở cửa sông, ven biển, cá tôm rỉa rỉ rả. Người ra đi chưa kịp gặp cướp ngoài khơi, đã gặp cướp trong bờ.

Nhưng ông không thận trọng, dại gái, cặp bồ với một bà xinh đẹp, trước làm việc cho chế độ cũ. Rồi ông hớ, hở ra nhiều chuyện. Bà ra được nước ngoài thì phản lại, lật mặt nạ. Bà gởi thư về, đơn tố bay đến tận Trung ương. Thế là, ông đàn anh bị điều tra, quá khứ công trạng không đủ giữ mạng. Ông bị tuyên án tử. Tỉnh tách ra, người khác đi bắn, không phải hắn. Hắn đỡ phải bắn phát súng ân huệ, không phải đối mặt ngượng nghịu nơi trường bắn…. Thương người hại mình, hắn nghĩ vậy.

Hắn lại mê sảng thấy tiền kiếp thứ bảy tự cắt cổ mình, cắt xoay một vòng tròn, ngọt xớt, theo kiểu IS. Hai tay hắn nhấc cái đầu, quay ngược đằng sau, nhìn cái thân ngã xuống. Nhục thể khiếm khuyết, đổi dạng, hình thù dị hợm, không biết thành con gì …..

Hắn làm theo lệnh của tòa án, loại bỏ cái ác ra khỏi xã hội. Nhưng có một chuyện lâu lắm rồi, thuở giao thời chế độ, cứ ám ảnh mãi, đó là chuyện con ma nữ, ngày hôm đó hắn bắn hai người.

Thời thế đổi thay, chế độ chuyển đổi, hắn được gắn lon sĩ quan, làm ở một trại cải tạo, xa tận rừng sâu. Lúc ấy, tổ chức chống đối thi nhau mọc lên như nấm. Đứng đầu bị bắt thì dựa cột ngay, còn loại tôm tép thì đưa lên trại. Một nhóm người tù, có cả phụ nữ trốn trại. Trại trưởng ra mật lệnh truy lùng, tiêu diệt để răn đe, nói là quyết nghị của tập thể. Hắn không cần biết lệnh đó là của tập thể, hay của chỉ cá nhân người đầu trại, hoặc là của cấp bên trên nữa, biết nhiều càng dễ gặp nguy hiểm. Hắn là người lính, tuyên thề trung thành và giữ bí mật dưới cờ, thì làm đúng như vậy. Hắn tuân lệnh cấp trên trực tiếp. Hắn chỉ huy một tổ ba người luồn rừng cả đêm, đến gần sáng thì tìm thấy được người con gái. Cô gái ngồi co ro, ủ rủ, run rẩy, trốn dưới một lùm cây. Giống như con hoẵng, con cheo hết đường chạy, lủi vào bụi rậm đứng run lẩy bẩy, hắn gặp trong những lần đi săn cải thiện bữa ăn. Con thú thì hắn bắn rồi đem về thịt, con người thì thịt rồi bắn. Thế là hắn kéo cô gái vào một chòi canh rẫy vắng chủ làm cái chuyện ấy. Hắn xem là chiến lợi phẩm, như cái bình toong, miếng vải dù, nón sắt… lượm được trên đường đi đánh trận, có quyền hưởng.

Cô gái lăn lộn, giãy nảy, mắt long lên dữ dội, la hét không ra tiếng… Sau chốc lát, hắn bổng thấy nhạt phèo, nhớp nhúa, chán ngấy, rút khẩu K54 ra bắn một phát vào ngực cô gái. Hắn còn kịp thấy tia máu đỏ phụt lên bên trên tấm da thịt trắng ngần, tinh khiết. Máu văng tung tóe, máu đẫm ướt cái quần lót màu xám tro, may tay bằng vải bao cát nhà binh, hắn vừa lột ra, quăng đại ở gần đó. Hắn cứng rắn, sắt đá, máu lạnh, xót thương người có thể hại hắn…

Về gần đến trại, hắn thấy một toán lính bắt được một anh tù trốn trại. Người tù quì xuống, lạy lia lạy lịa, lạy như tế sống xin tha. Mấy anh lính tay chỉ chỉ về phía tấm bảng gắn trên vòng rào thép gai, ghi dòng chữ “ vượt rào bị nghiêm trị”. Anh tù chợt hiểu ra, thình lình bật dậy, vùng chạy về phía nhà dân. Hắn nhanh tay chộp khẩu AK của người lính đi cùng, rê súng theo cái bóng chạy. Rồi đoàng một phát, cái bóng ngã chúi đầu vào đống rơm rạ bên đường, bên cái cổng chào màu đỏ dẫn vào xã. Hắn tới gần bắn thêm một phát vào đầu. Bà già đi chợ sớm giật mình, buông cái giỏ đang xách. khuỵu xuống, quần ướt nhẹp. Người đẩy xe đạp thồ vừa đi tới bỏ ngã xe, mặt xám xanh, đứng run lập cập.

Hắn lại mộng mị thấy hiện thân tiền kiếp thứ bảy của mình chém đầu thần thơ tặc tử Cao Bá Quát. Hắn phun rượu trắng, vuốt mặt đao sáng quắc, vung cây đao sắc, cái đầu rơi xuống, hai con mắt trừng trừng nhìn hắn không nhắm …

Hắn hồi dương những phút sau cùng. Ngọn đèn cầy đặt dưới ảnh Chúa lập lòe, yếu dần như muốn tắt ngúm, chợt bùng mạnh một cái, ánh lên đôi mắt người bệnh. Lóe lên trong suy nghĩ, hắn như ngộ ra đôi chút: trong chiến tranh người ta loại bỏ nhau để đạt mục đích. Nhưng mọi sinh linh rồi thời gian sẽ loại bỏ. Hắn đang bị loại bỏ. Thời gian tuyên án tử hắn. Mọi tham vọng, toan tính đều trở nên phi lý. Suy nghĩ thế, nhưng hắn vẫn cứng lòng, bất cần.

Về sau càng đông người đến, kẻ xướng người đọc, tiếng cầu kinh ru hồn vang lên đều đều. Con ma nữ vẫn đến, lại nhét cái quần lót bao cát vào miệng hắn, vặn họng, làm cái miệng hắn méo xẹo, khuôn mặt xệch xạc, biến dạng… Hắn vẫn lì lợm, thều thào như một người khùng: “ … tao là lính tao làm theo lệnh, là lính làm theo lệnh, là lính theo lệnh, theo lệnh….”, cho đến khi không còn nói được nữa.

Nguyễn Đông A

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 22)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 133)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 169)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 274)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 250)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 233)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 472)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 198)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 379)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 264)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31643)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3221)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7895)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8847)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18316)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 20)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 4987)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4863)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10140)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16361)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15962)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5796)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5686)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6048)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6332)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26682)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18482)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21990)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19705)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18258)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14698)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14993)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13974)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20854)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28137)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32277)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,