Nhưng bất giác, em đi… 1 Bất giác em đi mang theo mặt trời thầm lặng Con mắt tôi hai tiểu hành tinh Đè bẹp núi rừng Và em thênh thang hôn vào gáy mặt trời đỏ Tôi nhấp một ngụm thời gian Nhai dăm ba bài thơ dở dang Ngã vào lòng khoảng trống Mơ hồ trên thấm thảm bay.
2 Ngày em đi sinh ra tôi lần nữa Gọi tên em như tiếng ve sầu Chạm vào bàn tay quờ quạng Cao ốc rung rinh nghiêng gạch đứng chầu Mưa chẳng nhận ra hình hài của lá Em vội quên mang theo chiếc cúc màu hồng. Đã che em nắng gắt Nơi ta hôn nhau chưa đủ độ sâu nồng
3 Bất giác em đi mang theo những con đường Tôi đi vào tôi lạc trận đồ ký ức Có con cá trắng nhìn mom mem Đèo tôi qua sông đen ngòm Tôi chẳng thấy bờ thấy bến Bồng bềnh nước trôi mình tôi Lẫn con đường dẫn tôi về ký ức Dày vò nụ hôn cứa ra máu
4 Em từng nói với tôi về tình yêu Mơ hồ như giọt sương, hạt nắng Tình yêu trong tay tan ra tiêu điều Xám xịt một lời hứa huyền nhiệm Tình yêu như cung kiếm Sáng chói và tối tăm Nơi không có khoảng cách Giữa chúng mình là khoảng không đần độn
5 Và rồi thời gian như chiếc bao bố Bao trùm hai đôi mắt Anh nhìn vào trái tim Thấy bóng hình em xanh ngắt Như đồng xu trống rỗng Căng phồng một lớp mỹ miều Nhưng bất giác Em đi… Ghi chú 1 Anh và em bị trói lại bằng sợi dây thời gian Bí ẩn trong thế giới không có ngôn ngữ Của những ý tưởng xa vời Trách gì một cái nhấp nháy Hiện ra những con lừa không có chân. Ghi chú 2 Bên trong trái tim em Có một bài thơ Chưa có ai thấy Chưa có ai nghe Và đọc Bài thơ chẳng có nội dung Những hàm ý khác Có thể anh chưa từng Bên trong trái tim em.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Trong lịch sử tân nhạc Việt, dường như không có một nhạc sĩ nào nổi tiếng ngay với sáng tác đầu tay, ở tuổi niên thiếu, khi chỉ mới 14, 15 tuổi, như trường hợp Cung Tiến
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Hay ước nguyện cuối cùng trước khi nhắm mắt, không chỉ của giới trẻ mà, của rất nhiều văn nghệ sĩ thời đó là, một lần được đứng dưới những ngọn đèn vàng của ga Lyon!
Du Tử Lê là Thi Sĩ Một Đời. Thi Sĩ Viết Hoa, tôi viết và biết về thi sĩ như thế. Ông không chỉ làm thơ. Ông sống với thơ. Sống bằng thơ. Thơ với ông là một.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.