Khi tôi trở
lại 39A Lý Quốc Sư
Cây xà cừ vẫn
đứng đó
Tuổi già chẳng
những không làm nó lùn xuống hay, yếu đi
(Mà), tàng lá vẫn vói những cánh tay gầy guộc
khua rộn không
gian xanh
Như nỗi buồn
treo lửng
Chao chát
mây trắng.
Khi chúng
tôi trở lại 39 A Lý Quốc Sư,
T. đẩy cánh cửa
gỗ lim.
Những ngọn
đèn cúi xuống hay, quỳ gối
Thần phục sắc
màu:
Những bức
tranh, tượng, gốm rời khỏi các bờ tường, mặt bàn, đôn cổ
Nhao nhao chào
đón chúng tôi trở lại.
Tôi muốn nói
với T.,
Một trăm năm
nữa,
Cây xà cừ
nhân chứng vẫn lầm lì đứng đó
Trong khi bằng
hữu của ngôi nhà
Sẽ lần lượt
đi xa
(cách của họ)
Và những bức
tranh đơn giản với chủ tâm kiệm nét, kiệm màu của Lê Thiết Cương,
Đã dữ dội vượt
ngoài khung giới hạn
Bay tới những
phương trời
Mà cha đẻ của
chúng cũng không thể định, đoán
(Chúng sống
đời của chúng
Như định mệnh
vốn nằm ngoài những ngón tay tài hoa của họ Lê).
(Và), một
ngày nào, chàng cũng sẽ đi xa
Như những
người từng đến, ở lại…
Nhiều chục
năm trước đấy.
Tôi muốn nói
với T.,
Một ngày
kia, ngôi nhà có thể sẽ đổi chủ
Như lẽ vô
thường tự nhiên của vạn vật
Nhưng, những
bức tranh, gốm, tượng
Mang linh hồn
Lê Thiết Cương
Luôn cả hình
bóng bằng hữu chàng
Vẫn ở đó,
(Mà) người
chủ mới không thể nhận ra
Càng không
thể hiểu được.
Khi chúng
tôi trở lại 39A Lý Quốc Sư,
Người phụ nữ
tận hiến đời mình cho chữ, nghĩa
Những trang
sách thơm, nồng trí tuệ, tài hoa của nhiều thế hệ cầm bút:
Nguyễn
Phương Liên
Cũng xuất hiện.
Chúng tôi “hug”
cô,
Như ghì xiết
niềm thân ái, ruột thịt thất lạc...
Trong khi những
bức tranh, tượng, gốm của Lê Thiết Cương
Tiếp tục cho
chúng tôi hương thơm của kỷ niệm.
Tôi tiếc
không có Thúy Hằng, Đinh Hương
Để khoe:
Tôi mới được
thở một lần nữa,
Hương sen,
quạt giấy và, những bàn tay thơm mùi trẻ thơ... đầm ấm sau lưng.
Cùng tiếng
thì thào sẽ chẳng bao giờ ngưng nghỉ
Của những bức
tượng, tranh, gốm, ghế bàn, đôn cổ…
Khi chúng
tôi trở lại 39A Lý Quốc Sư,
Buổi tối.
Không mưa.
Tôi nhớ tiếng
tí tách trên nền nhà thấp
Nhưng gió lại
mang tiếng réo, sôi niềm vui nhà bếp
Nơi người
đàn bà cách đây nhiều chục năm,
Viết về đứa
con của mình
khi nó còn tấm
bé,
Đã phát tiết
tài hoa,
khiến ông thầy
dạy vẽ phải gọi bà tới để giải thích rằng,
Ông nghĩ để tốt
hơn cho tài hoa của con bà
là nên ngưng
ngay việc dạy vẽ cho nó.
(Đó là bài
viết của nhà biên đạo kịch Đỗ Phương
Thảo
Bài viết nằm
trong chủ đề “viết về gia đình”
Được trao giải
nhì
Từ hàng ngàn
bài viết khác)
Lê Thiết
Cương. Lê Thiết Cương. Lê Thiết Cương.
(Một kết
tinh đường nét và, màu sắc
Nghìn năm
Thăng Long?)
T. nói bà xứng
đáng là người có đứa con ngoại khổ, trời cho.
Khi chúng
tôi trở lại 39A Lý Quốc Sư,
Nguyễn Thụy
Kha nói và, đọc những bài thơ ông làm
Dọc lộ trình
chiến tranh Việt Nam, tổ quốc!
Trong bài
thơ tựa đề “Cởi”.
(Với tôi,
bài thơ đến nay vẫn còn tươm máu nơi từng con chữ
Tựa gặp lại
tất cả những người lính đã chết
Một hội chứng
bom đạn
Không phân biệt
bên nào):
“Thế là tôi
đã cởi áo lính
Một thanh
xuân vô tư
"Tôi cởi năm
72 đẫm máu
Vương một sợi
diễm xưa
"Tôi cởi năm
75 đẫm máu
Rượu uyt-sky
thơm nhức mùa mưa
Tôi cởi năm
79 đẫm máu
Bạc màu tiếng
khóc trẻ thơ
"Tôi cởi những
thập niên máu xanh
Đến bao giờ
máu tôi đỏ lại
"Thật đau đớn
khi làm lính mà không chết
Thật đau buồn
khi làm lính mà lên tướng
"Thật sung sướng
khi được chết
Như một thường
dân.”
(Nguyễn Thụy Kha, “Cởi”.)
.
Khi chúng
tôi trở lại 39A Lý Quốc Sư,
Lê Thiết
Cương vẫn trụ nơi chỗ ngồi cố hữu.
Ly rượu trên
tay,
Vẫn đắm, đắm
mắt nhìn hút, hút
cõi thiên
thu
Tựa chàng đang
nói chuyện với hư vô?
(Và), dĩ
nhiên, vẫn chỉ mình chàng hiểu
những vô
ngôn!.!
Khi chúng
tôi trở lại 39A Lý Quốc Sư,
Lần này, Trịnh
Du trầm, lắng.
Không đọc
thơ Đặng Đình Hưng,
Mà, chỉ nói
về bài cảm đề sách của một bạn văn của họ Đặng.
Trịnh lập lại
câu thơ, đại ý:
“Khi viên đạn
bắn vào không khí
Sẽ cho ta vết
sẹo nào?”
Nguyễn Việt
Hà nhấn mạnh
Câu thơ và, ảnh
hưởng của “viên đạn”
Trên định mệnh
thi ca một số người.
Tôi hỏi Nguyễn,
(Người có
truyện đã được chọn dịch qua Anh và Pháp ngữ):
-Phải chăng
mỗi chúng ta cũng tự bắn vào đầu mình,
Để tìm chân
diện mục?
Khi chúng
tôi trở lại đường Ấu Triệu,
Hà Nội đánh
luống-sương-mù-trên-cao-bậc-thang-quá-khứ
Dưới thấp,
bóng tối phủ một lớp xanh sương sa con đường nhỏ.
Kỷ niệm, nghìn
tay nối những bàn tay ở được với mai sau.
Buổi chiều
chiếc Taxi ngang qua đường Nguyễn Du,
T. chỉ tôi
vườn hoa “Con Cóc”.
Soi gương tuổi
thơ mình:
Nguyễn Du,
mùa tựu trường.
Những trái
táo dầm
Nhiễu nước
miếng giấc mơ tôi cuối đêm về sáng
Thấy kẻ nào
(rất giống tôi)
Quơ tay, mò
ti mẹ
Khi chúng
tôi trở lại Hà Nội,
Gặp lại
Phương Nhi.
Tôi nhắc lời
hứa của mình
Sẽ bỏ hết công
việc
Trở về tham
dự lễ tốt nghiệp khoa báo chí của cháu;
Hai năm nữa.
Như một tỏ
bày trân trọng với thế hệ tương lai.
Dù tôi hiểu,
Thời gian gian
và, lời hứa
Tựa nắng,
mưa thường hớn hở đổi ca cho nhau.
Như thần chết
tới nay,
Vẫn trao phần
thưởng bội hậu
Cho mọi người.
Là cái chết.
DU TỬ LÊ,
(Nov. 2015)