“Miền thơ ấu”, một thực chứng tài hoa văn xuôi Vũ Thư Hiên.

04 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 5163)
“Miền thơ ấu”, một thực chứng tài hoa văn xuôi Vũ Thư Hiên.

 

(Tiếp theo kỳ trước).

Nếu tính chất văn chương ở “Đêm giữa ban ngày” chỉ những những hạt mưa bất ngờ, có từ vô-thức-nhà-văn thì, ở hồi ký “Miền Thơ Ấu” lại là thổ ngơi của những sâu chuỗi chữ, nghĩa, hình ảnh lấp lánh thi tính của Vũ Thư Hiên - - Một nhà văn theo tôi đáng gọi là “bậc thầy”, đã mở đầu hồi ký của ông, với những hình ảnh bất tường - - Dự báo trận bão lớn đã khởi sự, sẽ đuổi bám tuổi thơ sớm nám, ố của cậu bé xưng “tôi”, ở tuổi lên bảy:

“- Xin lỗi!

Tên Pháp nói, nhìn vào tay bố tôi. Bố tôi nhếch mép cười, đưa hai tay ra. Một tiếng cách khô khan, cái còng đã ngậm chặt hai cổ tay bố tôi.

Tên mật thám Pháp bước ra cửa, những tên còn lại lục tục theo sau.

Trong bóng đêm phố vắng, tôi nhìn thấy bố tôi bị du mạnh vào trong chiếc xe hòm màu đen đã mở máy chờ sẵn. Tên mật thám Pháp bước lên theo. Lũ thuộc hạ leo lên một xe khác. Tiếng động cơ nổ vang trong đêm. ánh đèn đỏ ở sau xe xa dần rồi tắt ngấm.

Chị Tường, người trông chúng tôi, òa khóc. Mẹ tôi ôm lấy chị dìu vào trong nhà.” (1)

 

Kế tiếp, chương hai, sân khấu sáng hơn lên những ngọn đèn màu đỏ, nhiều watts, khi nhân vật xưng “tôi” được mẹ cho đi thăm bố bị tù tại nhà tù Hỏa Lò (Hà Nội), vì tội chống chính quyền thực dân Pháp: 

“Cánh cửa ghi-sê được mở ra cho mẹ tôi chuyển quà vào. Mẹ tôi đột ngột ôm chặt tôi, đút vội tôi qua ghi-sê. Tôi chỉ giãy mạnh chân một cái là đã nằm gọn trong vòng tay bố. Ông ôm ghì lấy tôi, hôn khắp mặt.
- Ê, bỏ ra, không được phép!
Bố tôi hôn tôi lần cuối, và đút tôi trở lại. Viên giám thị già giằng bố tôi ra xa ghi-sê. Đôi lông mày rậm như hai con sâu róm của ông ta cau lại.
- Con về ở với cô Gái phải ngoan, con nhé!
Bố tôi dặn với. Đó là điều bố ngần ngừ mãi mới nói được với tôi.
(...)

“Quyết định của bố làm tôi choáng váng. Mẹ tôi ôm chặt tôi, mắt đỏ hoe...”

Đường dẫn trên, mở ra tức khắc những ngày chia tay mẹ, để về sống với bà cô già tên “Gái”, ở vùng quê. Một thứ “thơ ấu” chao chát nỗi buồn và niềm vui, mà những người trẻ hôm nay, khi đọc, sẽ khó thấy có một liên hệ nào đấy?!?

Nhưng những trang văn xuôi của họ Vũ, ở tác phẩm này, lại có sức quyến rũ của cái đẹp tựa như...cổ tích”. Mặc dù nhiều đoạn chữ, nghĩa hiện ra như những lưỡi dao liếc qua, liếc lại trên làn da nhậy cảm:

 “...Bà không biết tin đứa em út của mình ở tù. Bà chỉ được tin sét đánh khi mẹ tôi dẫn tôi về quê.
“- Giê-su, lạy Chúa tôi?
“Bà kêu lên và từ trong hai hố mắt sâu của bà lăn ra hai giọt lệ đục. Bố tôi là đứa em trai mà bà yêu quí nhất.
“Khi mẹ tôi nói lại quyết định của bố tôi cho tôi về ở với bà thì cô Gái tôi lau nước mắt và nhìn tôi bằng cặp mắt ráo hoảnh như thể bà không hề khóc một phút trước đó. Tôi đọc trong mắt bà sự do dự, sự suy tính. Rồi ánh mắt dịu đi, bà nói:
“- Thím cứ để nó cho tôi.
Mẹ tôi kể cho bà nghe những tội của tôi ở Hà nội. Bà nghe với cái nhìn xa vắng.
“- Tôi sẽ trị cho nó bằng ngoan.
“Bà vẫy tôi lại gần, đặt bàn tay xương xẩu và lạnh giá lên đầu tôi.
“Mẹ tôi rơm rớm nước mắt từ biệt tôi.”

(...)

 “- Thằng kia, lại đây.
“Cô Gái gọi tôi.
“Tôi rụt rè lại gần bà. Tôi không lại với bà như cách tôi đã lại với bà ở Hà nội, trong nhà tôi, khi bà lên thăm và cho quà. Còn bà, bà nhìn tôi xa lạ, soi mói, phán xét, như nhìn một con vật vừa mua.
“- Mày đã đi lễ bao giờ chửa?
“- Thưa cô, chưa ạ.
“Tôi đáp lí nhí trong họng.
- Hỏng! - bà đặt tay lên vai tôi, bàn tay như được đúc bằng chì - Hỏng?
Tôi run lên. Tôi muốn tan biến đi để cặp mắt hoay hoáy như hai mũi dùi nhọn không còn nhìn thấy tôi nữa.
“Bố mày bỏ đạo, - bà thở dài - mẹ mày là kẻ ngoại giáo. Lạy Chúa tôi, nhà đạo gốc mà con cháu giờ ra thế vầy. Mày có biết tên thánh của mày là gì không?
“Tôi ngớ ra. Tên thánh, nó là cái gì?
“- Không biết hả?
“Tôi lắc đầu.
“- Mày phải nói: Thưa cô, cháu không biết ạ! Rõ con nhà mất dạy. Nghe tao nói đây, mày đã được làm lễ rửa tội, vậy mày là kẻ có đạo, hiểu chửa?
“- Thưa cô cháu hiểu rồi ạ.
“- Tên thánh của mày là Giu-se?
“- Là Giu-se! - tôi nhắc lại, như máy.
“- Giu-se là thánh quan thầy cầu bầu cho mày phần hồn cùng là phần xác.
“- Thưa cô, vâng ạ.
“- Ừ thế mới được chứ. Con nhà gia giáo, phải biết thưa gửi tử tế, khi nói với người trên phải khoanh tay lại (tôi vội vã khoanh tay), nhớ lấy, con nhà gia giáo chứ không phải con nhà cáo tha.
“Tôi không biết con nhà cáo tha nó thế nào, nhưng không dám hỏi lại, tôi đáp vâng.
“Người có đạo là con chiên của Chúa - bà nói, giọng đã dịu xuống, nếu để ý, bà sẽ thấy cả con chiên nữa tôi cũng không hiểu là con gì - Khi chết đi, Chúa sẽ rước lên Thiên Đàng ở cùng Chúa đời đời. Kẻ vô đạo sẽ sa Hỏa Ngục bị quỷ sứ móc mắt, cắt lưỡi, quay trên lửa, luộc chín trong vạc dầu, khốn nạn vô cùng. Mày ở đây với cô, cô dạy cho thuộc kinh bổn. Người có đạo phải siêng năng cầu nguyện cùng là xưng tội chịu lễ.
“- Thưa cô, vâng ạ.
“Đột nhiên, bà kéo tôi vào lòng.
“- Giê-su Ma-ri-a! Tội nghiệp cháu tôi.
“Tôi òa khóc.
“Cuộc sống của tôi trong ngôi nhà của ông bà nội tôi bắt đầu.” (Trích chương 3).

 Những ngày mới về sống với bà cô độc thân, trong ngôi nhà cổ, vùng quê, một thế giới khác, một thế giới hôn ám, chưa từng có trong ký ức xanh, non của cậu bé, nhân vật chính. Ở chương 4 này, có một đoạn văn mà, tôi nghĩ không thể chân thật hơn khi tác giả ghi lại cuộc đối thoại giữa một bà cô, vốn là một tín đồ thuần thành, trung kiên, với niềm tin ngời ngợi nơi đấng Ky Tô; và, cậu bé ngây ngô, ở tuổi lên bảy, cũng rất thuần khiết trong hiểu biết giới hạn, ngây ngô của nó. Chúng cho thấy cả một bức tranh màu sắc tương phản dữ dội mà, người viết nếu không từng sống trong thực-cảnh, dường khó tưởng tượng được: 

“...Bàn thờ Đức Mẹ là một tủ nhỏ hình hộp có cửa kiểu ‘gô-tích’ sơn son thếp vàng, che bằng một mảnh nhiễu đỏ. Dừng lại trước bàn thờ với nét mặt rất thành kính, cô tôi làm dấu thánh rồi mới trịnh trọng vén bức màn nhiễu lên. Từ bên trong hơi tối, một người đàn bà châu Âu tóc vàng, mắt xanh, vận áo dài thêu kim tuyến, ẵm đứa con trai kháu khỉnh nhìn xuống chúng tôi.
“Cúi sát xuống mặt tôi, cô Gái thì thào:
“- Cháu có biết ai đây không?
“Không suy nghĩ, và cũng muốn vội vã khoe hiểu biết của mình để chìu lòng cô, tôi nói ngay, rất vui vẻ:
“- Con mẹ đầm.
“- Lạy Chúa tôi lòng lành vô cùng!
“Như bị một cái tát thẳng cánh, cô tôi bật ngửa, bà kêu lên một tiếng gọi Chúa thảm thiết, mặt trắng nhợt, con ngươi chực nhảy ra khỏi tròng.
“Tôi lạnh toát người, run lẩy bẩy trước hậu quả của việc làm dại dột.
“- Quân vô đạo! - Cô Gái rít lên khi tỉnh trí lại, bà thẳng tay cốc cho tôi một cái trời giáng - Lu-xi-phe! Báng bổ!
“Người đàn bà, chính là Đức Mẹ Ma-ri-a mà trước đó tôi chưa được hân hạnh làm quen, dửng dưng nhìn cuộc trừng phạt diễn ra dưới chân mình.
“Cô tôi quỳ xuống, hai tay chắp trước ngực, thành kính và van nài nhìn lên Đức Mẹ.
“- Xin Đức Mẹ lòng lành tha tội cho con trẻ. - Bà khấn khứa, giọng đẫm nước mắt - Nó không được dạy dỗ nên trót dại báng bổ. Con xin Đức Mẹ khoan thứ, con xin gìn giữ phần hồn cho nó để nó khỏi sa chước quỷ dữ. Chắp tay lại thằng quỷ kia! Quỳ xuống. Nói: xin Đức Mẹ lòng lành tha tội cho con cùng?
“- Xin Đức Mẹ lòng lành tha tội cho con cùng.
(Còn tiếp)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 3242)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 7911)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
08 Tháng Giêng 20233:24 CH(Xem: 6180)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
30 Tháng Mười Một 202212:00 SA(Xem: 8674)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
21 Tháng Chín 20229:24 SA(Xem: 1458)
Sau 1975, ở hải ngoại, Du Tử Lê tiếp tục hoạt động văn chương một cách sôi nổi
10 Tháng Tám 202212:00 SA(Xem: 16206)
Năm 2007, nhờ công lao và sự hy sinh trời biển (theo tôi,) của nhà văn và, cũng là nhà thơ Trần Hoài Thư
20 Tháng Bảy 202212:00 SA(Xem: 14885)
Có thể nhiều người quên rằng trước khi trở thành họa sĩ nổi tiếng, có tranh được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện quốc tế, họ Lê vốn là một nhà thơ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3242)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7911)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 55)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5013)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4881)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10156)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16381)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5806)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5699)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6057)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6344)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26706)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18489)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22017)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19709)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18287)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15687)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14707)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15007)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13759)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20864)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28148)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32291)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,