TRẦN NGỌC MỸ - Thơ

22 Tháng Mười Hai 201512:00 SA(Xem: 4933)
TRẦN NGỌC MỸ - Thơ



BUỔI SÁNG BẮT ĐẦU NHƯ THẾ…

Buổi sáng
Đàn chim rót vào ban công tiếng hót
Lảnh lót
Nồng thiệt
Đánh thức giấc ngủ mình

Có gì diệu vợi khuấy ngực bình minh
Giục mình tung chăn khỏa lên đêm cũ
Say sưa bao nhiêu cho đủ
Cạn sớm này…
Ngẩng mặt nhai mảnh trời trong xanh
Rút ruột phơi dưới hơi sương ngọt lành
Không gian mở ra bất tận

Nhấp ly trà thơm, mình uống!
Thanh sạch từng gốc tế bào
Có gì mà nắng gió xôn xao
Chạm giai điệu slow buổi sáng

Bữa tiệc khơi mời những bông hoa nở rạng
Mật tràn láng khuôn sắc nhụy vàng
Lấp lánh một cung đường
Vắt ngang ô cửa sổ

Rồi khúc nhạc lăn thành từng mảnh vỡ
Hỗn tạp âm âm
Thành phố đã trở mình
Người tất bật áo quần khởi nhịp hành trình
Mình vội vã, nào khác!

Phút chia tay nhiều nuối tiếc
Dắt xe rời ngôi nhà tan tiệc
Cuộc khầu trang thản nhiên bắt đầu.



Nỗi buồn rong chơi

một buổi em quên đóng cửa phòng mình
để nỗi buồn ào ra rong chơi ngoài ngõ
nỗi buồn nhiều như gió
nỗi buồn hiền như cỏ
không đậu trên áo anh
*
nhắc làm gì những ngày xưa mắt xanh
với anh, em có phải tình yêu thứ nhất?
hoa sữa mùa thu nồng nàn chân thật
như em khờ dại phơi buồn lên mắt môi
*
ai cũng có những ngày xưa tuột trôi
nên người ra mới gọi là quá khứ
bàn tay gầy đừng khuấy vào bờ rêu cũ
khóc vụng về trong nắng chênh chao
*
một buổi em bước ra ngoài cửa nôn nao
tự mình cứa lòng mình trầy xước
nghĩ làm gì tình yêu sau, trước
bây giờ, của nhau đấy thôi
*
tại quên đóng cửa nên nỗi buồn rong chơi
không nghĩ suy, không hờn ghen nào dễ
tình yêu muôn đời là thế
bình yên trong từng đớn đau.

 

BẠN GÁI

Cũng chẳng nhớ chúng mình đã im lặng bao lâu
Ngồi bên nhau ngắm con đường hoa lệ
Người ăm ắp mà ngọn đèn hiu hắt
Bức vách mong manh chạm khẽ tiếng lòng

Bọn mình cùng lớn lên từ mảnh đất nâu
Bao năm đến ký sinh thành phố
Không đổi thay cái dại khờ của cỏ
Mọc thương đau từ nỗi nhớ âm thầm

Cũng chẳng biết chúng mình ngồi như thế bao lâu
Lời đối thoại lưng chừng hữu hạn
Nhưng chưa lần nào chúng mình thấy nhạt
Được ngồi bên nhau, nấn ná từng giờ

Chắc là phụ nữ dễ cảm thông nhau
Hiểu những điều người đàn ông không bao giờ hiểu nổi
Giọng bạn kể xuyên qua đêm tối
Thao thiết về ngày trong trẻo xa xăm

Cảm ơn cuộc đời cho chúng mình quen thân
Gặp nhau cười cười nói nói
Mà mắt mũi như sộc khói
Bạn không cởi nỗi buồn
Sao lòng mình xót xa...


 

VỚI CHỊ...

Nắng ngược mùa xiên ngang vai áo
Hồ Gươm buồn như mắt heo may
Chị ạ! Hà Nội chẳng có gì hay
chỉ bụi vương đầy mắt em hoe đỏ

Hà Nội chẳng có gì chảy vào nỗi nhớ
phải không?
chị đứng chờ em cuối dòng phố đông
gió xô lên tóc rối bời xơ xác

Những kẻ rong ruổi theo con chữ thoáng gặp
sâu trong mắt nhau
cuộc đời bao điều bể dâu
không thể kể bằng tiếng khóc

Đôi chân vẫn bỉ bền lăn qua mệt nhọc
niềm tin thắp nụ cười
hồn nhiên nào vĩnh cửu trên đời
mặt trời còn lúc thức lúc ngủ

Chị ạ!
không gặp nhau lâu sẽ hóa người lạ
nhưng hy vọng chị đừng quên
Hà Nội không có gì níu giữ áo em
chỉ xin một lời sau cuối
gặp nhiều mặt lạ quá lòng em đã đuối
hứa với em…
mãi là chị, chị ơi!

 

ANH CÓ MUỐN CÙNG EM

Cớ gì cứ phải nhắc mùa đông
Và nỗi buồn cơn mưa phơi trên bậu cửa
Cuộc đời hai mặt sấp ngửa
Có phải không anh?

Mình lại nói về mùa xuân
Cỏ non hát xanh
Chân trời ngút mắt
Tình yêu là ngọn lửa không tắt
Xẹt trái tim nhau mỗi ngày

Em muốn cùng anh mãi mãi sau này
Tháng năm quàng quanh muôn điều xưa cũ
Dại dột bao nhiêu chưa thấm đau đủ
Cho một tình yêu vốn đã dại khờ

Nên phải quấn quýt bên nhau đi cạn bến bờ
Để thỏa biển lòng còn nhiều khao khát
Bao con sóng trong trái tim em dào dạt
Sẵn sàng hiến dâng

Anh hiểu không anh?
Đừng bao giờ
Đừng bao giờ
Để dang dở con đường
Nhưng... nhỡ anh chẳng muốn cùng em?

Trần Ngọc Mỹ

Ý kiến bạn đọc
27 Tháng Mười Hai 20158:00 SA
Khách
Lời thơ rất nhẹ len vào đáy tim yêu...
Cảm ơn
Vivi
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 202311:07 SA(Xem: 8)
có thật bông phèn hoa đá nở/ khi trại săn cửa đóng truy lùng
05 Tháng Sáu 20237:35 SA(Xem: 33)
Thế rồi tôi tiễn tôi đi/ Một vùng tịch mịch tôi về một tôi
02 Tháng Sáu 20239:32 SA(Xem: 69)
Hình như tình cũng chưa lâu lắm/ Tháng bảy xa rồi, tháng tám qua
31 Tháng Năm 20234:34 CH(Xem: 82)
Sẽ có một ngày con lớn lên để hiểu/ bố làm thơ vì không nói được gì
28 Tháng Năm 20234:31 CH(Xem: 87)
con buồn/ mẹ buồn/ con giận/ mẹ giận
25 Tháng Năm 20234:28 CH(Xem: 95)
Hoa phượng điền vào tuổi thơ/ Tháng năm, từng chùm đỏ thắm
22 Tháng Năm 20234:20 CH(Xem: 114)
cho thêm một buổi chiều/ đi em
19 Tháng Năm 20239:57 SA(Xem: 113)
Khi trở lại ngôi trường năm ấy/ Tôi tìm em một thuở xa mù
15 Tháng Năm 20233:53 CH(Xem: 134)
Em:/ "Báu vật sống" vô giá./ Anh trót khờ dại./ Lãng quên./ Từ cơn mưa mùa hạ cũ.
13 Tháng Năm 20238:19 SA(Xem: 121)
"Beethoven là thằng nào vậy? Làm sao anh có thể nhớ hết tên những thằng bồ cũ của em?”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3242)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7911)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 55)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5013)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4881)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10156)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16381)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5806)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5699)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6057)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6344)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26706)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18489)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22017)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19709)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18288)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15687)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14707)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15007)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13759)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20864)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28148)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32291)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,