PHAN DIÊN - Du Tử Lê một thời nhớ lại.

22 Tháng Hai 201612:00 SA(Xem: 6932)
PHAN DIÊN - Du Tử Lê một thời nhớ lại.

Khoảng năm 1964, lần đầu tiên gặp Du Tử Lê là tôi đi cùng với Nguyễn Hữu Nhật (lúc này còn ký là Động Đình Hồ) đến nhà Lê ở Ngã Bảy gần Việt Nam Quốc Tự. Căn nhà nhỏ lụp xụp, hơi tối. Thời gian này anh vừa in tập đầu tay: Thơ Du Tử Lê.

Khi giới thiệu, bắt tay, tôi mới biết Lê có bàn tay phải sáu ngón, một ngón dư nhỏ cạnh ngón cái, anh đã giải phẫu cắt bỏ.

Lúc đó Du Tử Lê không mấy thiện cảm với anh Nhật nên giao tình với cả tôi cũng chỉ bình thường thôi, anh tặng tôi cuốn thơ, viết trên trang đầu:

Bản tặng Phan Diên
Ngã Bảy, chuồng bò ngày… tháng… năm…
Ký tên: Du Tử Lê

Chuyện vãn một lúc không hiểu nghĩ sao Lê xin lại tôi cuốn Thơ vừa tặng và đã sửa, thêm thắt ngay nơi trang viết tặng:

Tôi, Du Tử Lê
Ký Bản tặng này
cho Phan Diên
Ngã Bảy, chuồng bò ngày… tháng… năm…
Ký tên: Du Tử Lê

Tôi thích thú với lối chơi chữ “Tôi, Du Tử Lê” của Anh và giữ mãi kỷ niệm lần đầu gặp nhau thật đặc biệt.

Phải nói thơ lục bát của Du Tử Lê lúc đó thật tuyệt vời và có chất cao sang. Thời gian này tuổi của chúng tôi vừa học xong, chuẩn bị vào đời với những xáo trộn của thời cuộc: Thời Chiến tranh và Thời Động viên nên tôi nhớ mãi câu lục bát của anh:

“ Đấy em ngựa đã tan đàn
Chúng ta càng lớn khôn càng xa nhau”

Tôi cũng thích thú với lối chơi chữ tài tình của anh thời xa, xưa đó:

“Người về đâu không người không về đâu
Trời chưa mưa nên trời chưa thay màu
Tôi cây me đứng run từng lá
Lá đã vàng rồi tôi đã vàng theo…”

Mấy chữ “đã” này của Lê làm tôi vẫn còn “đã” cho đến bây giờ.

Ngay từ lúc thiếu thời tôi đã nhận biết Du Tử Lê là người lăn lộn và trăn trở với Thi ca khi anh viết cuốn “Năm sắc diện, năm định mệnh” và đầu thập niên 1960, anh đã có bài thơ nằm mộng và trò chuyện với Cao Chu Thần, cái đặc sắc lạ lùng này kích động tôi vô cùng và tôi đã ngạc nhiên là không thấy người nào đề cập hoặc nói tới sự kiện lạ lùng này.

Thời đó, thỉnh thoảng chúng tôi gặp nhau tại quán cafe La Pagode trên đường Tự Do, lúc đó các cửa sổ còn mở toang hết hai phía đường Tự Do và Lê Thánh Tôn chứ không đóng kín mít vì mở máy lạnh sau này. Nhìn Du Tử Lê với đôi vai so, thêm cái lưng gù gù ngồi nói chuyện với anh em rất lôi cuốn và tôi đã hiểu vì sao lại có nhiều em nữ sinh mê anh đến như vậy.

Khi ra đến tập thơ “Tay gõ cửa đời” anh viết tặng tôi: Tay gõ cửa đời Phan Diên. Cũng thời gian này, tôi cộng tác với NXB Đại Ngã của Nguyên Vũ, phụ trách trình bày bìa, Du Tử Lê thành lập NXB Khai Phóng và in truyện đầu tay của anh “Qua hình bóng khác”. Tôi cũng chỉ một vài mánh lới cho anh về in ấn để nhà in không thể in thêm được khi sách bán chạy. Khi tặng sách cho tôi anh viết: Của mày đó PD.

Sau này nữa, bao giờ anh cũng trang trọng viết: của bạn tôi PD.

Sau tháng 4-1975, tôi bị kẹt lại 3 năm ở Saigon, giữa cái hỗn loạn của Miền Nam lúc đó, nghe tin Du Tử Lê đã chết. Tôi tiếc cho một tài hoa của Thi Ca Việt Nam cũng như đã tiếc Chu Tử đã chết là một mất mát lớn cho làng báo chí Miền Nam.

Qua đến Mỹ cuối năm 1978 tôi mới biết tin Du Tử Lê còn sống chứ không phải như tin đồn trong nước. Bước chân tới Mỹ là tôi vừa đi làm vừa đi học toàn thời gian, vật lộn với cơm áo nên mãi đến năm 1995 chúng tôi mới gặp lại nhau.

Tiếng tăm của Du Tử Lê đã lên cao lắm vì thơ anh làm còn hay hơn thời trước năm 1975 như bài “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển” được phổ thành nhạc được nhiều người ưa thích.

Tôi đã nhận xét đúng Du Tử Lê là người một đời trăn trở, sống chết với Thi ca. Bây giờ anh đã cố công tìm tòi, cách tân thơ của anh với cách hoán chuyển, với những dấu slash và dấu phết đánh xuống giữa hai từ kép cho từ kép này thêm rõ nghĩa… mà anh đã nói rất nhiều trong dịp ra mắt sách hoặc nói chuyện tại các đại học hay những nơi có nhiều người mến mộ thơ anh.

Nhớ lại năm 1968 khi tôi triển lãm tranh tại Trung Tâm Văn Hoá Pháp với chủ đề “Tinh thần Đông Phương”, Du Tử Lê đã kéo tôi vào một chỗ khuất hỏi:

-Cái này mày có bịp không?

Sau hơn 30 năm, với lối cách tân thi ca của Lê, tôi cũng lôi anh vào chỗ khuất hỏi:

-Cái này mày có bịp không?

Du Tử Lê cười ha hả.

Chúng tôi vẫn giữ tình thân với nhau như “Đôi bạn chân tình”. 

Los, ngày 24/10/2002

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 4930)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 4843)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
30 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
13 Tháng Ba 20233:57 CH(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
28 Tháng Hai 20239:01 SA(Xem: 375)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
23 Tháng Giêng 202312:00 SA(Xem: 10271)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
28 Tháng Mười Hai 202211:47 SA(Xem: 4735)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
30 Tháng Mười Một 20225:26 CH(Xem: 663)
Họ Lê viết ra với tất cả thành thực, không mầu mè, không dùng ngôn ngữ để lòe đời. Tôi cho đó là tấm lòng tử tế của Du Tử Lê đối với chữ nghĩa.
14 Tháng Mười Một 20223:39 CH(Xem: 9986)
Tuy không phải làm bất cứ công việc nào trong nhà, nhưng Bố tôi bận lắm.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31623)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8833)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18301)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4930)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4843)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5785)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5670)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26668)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18472)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21971)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19696)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18241)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15656)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14689)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13962)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28118)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,