ĐẶNG PHÚ PHONG - Cảm nhận từ "Chỉ Nhớ Người Thôi, Đủ Hết Đời"

25 Tháng Năm 201612:00 SA(Xem: 6220)
ĐẶNG PHÚ PHONG - Cảm nhận từ "Chỉ Nhớ Người Thôi, Đủ Hết Đời"

 

* Gửi L., động lực giúp tôi hoàn tất sớm bài viết này.


L. từ Canada bất thình lình ghé thăm tôi. Cuốn “Chỉ Nhớ Người Thôi, Đủ Hết Đời” (CNNTĐHĐ) của Du Tử Lê nằm trên ghế Passenger, L. cầm lên, ôm vào lòng. Liếc nhanh qua cái tựa trước khi ngồi. Anh giống ông Lê. Giống gì? Mê gái! Nhớ ai đến hết đời thì chỉ có nhớ gái mà thôi. Ồ, nhớ bạn nữa chứ! “Người “ đây chỉ là gái thôi. L. đọc chưa? Chưa.

...

Cũng không quá lâu sau khi L. bắt đầu đọc sách. L., nước mắt rơm rớm, giọng nghẹn ngào. Anh đọc chuyện này đi. “Em Đi Bình An! May Mắn!!!” Chuyện chú chó Chí Phèo hả?

...

“… Thì thôi, Chí Phèo, dẫu gượng gạo, dẫu vô nghĩa, tôi vẫn muốn gửi em, lời chúc “Em đi bình an. May mắn”! Chỉ xin em, bằng cách nào đó, sau khi chết, hãy cho những người thân nhất cuối đời em, sớm biết!!!

Để chúng tôi hiểu, cuối cùng em cũng đã được giải thoát! Em không chỉ được giải thoát được khỏi Logan mà, em còn được giải thoát khỏi cuộc đời hữu hạn, nhưng thừa mứa bất hạnh, khổ đau này.

Tôi nghĩ, dù chẳng bao giờ nữa, chúng ta còn thấy nhau; nhưng nếu còn duyên nợ, tôi tin có ngày chúng ta gặp lại nhau! Không lâu nữa! Ở dạng nào đó: Người hay thú trên mặt địa cầu này.

Một lần nữa, Chí Phèo, cho tôi được chúc: “Em đi bình an. May mắn”!!!”.

“Em Đi Bình An! May Mắn!!!” - Sách đã dẫn, tr.144.

. . . 

Vậy không phải là mê gái. Cả bạn nữa. “Người” ở đây không đơn giản là gái trai, đàn ông đàn bà mà còn là con vật. Hơn thế nữa là những sự kiện! Có thể đậm đặc, có thể mong manh. Có thể một vết cắt xé lòng, có thể một hạt sương long lanh buổi sớm. Nhưng tất cả phải hằn đọng, cô đặc, tác động riêng cho từng người. Mới “đủ hết đời”. L. nhé!

...

Tập tùy bút CNNTĐHĐ, mà theo lời giới thiệu ở phần đầu, được Du Tử Lê viết theo dạng bán hồi ký là những mảng truyện dành nhiều cho những người quen, bạn bè của tác giả. Điều thật rõ nét trong tác phẩm này là tác giả đã tìm, chọn những nét đặc thù của bạn bè , văn-thi-họa-nhạc sĩ thân quen để vừa kín đáo giới thiệu, ca ngợi cái tài hoa, cái đáng yêu, vừa thầm thì nói lên cái tình cảm ấm áp chân thành của mình đối với họ. Ở đây mức độ tình cảm được tác giả, qua cách hành văn thật nhẹ nhàng, những con chữ mang những cánh bướm lượn lờ trên muôn vàn bông hoa khoe sắc, để thăng hoa những mảng vụn đời thường thành từng viên ngọc tỏa sáng. Những dòng chữ có khả năng thu hút người đọc phải dõi theo từng chặng đi của nó. Cái đẹp của ngôn ngữ họ Lê làm tròn trịa được ý, tưởng. Đầy tính mê hoặc, làm người đọc phải đồng ý với tác giả, xem như là một mặc nhiên, khẳng định.

Như đoạn viết về Họa sĩ Phạm Tăng:

“… Tôi hiểu, thành tích vừa đạt được của họ Phạm, đã phần nào xoa dịu “vết thương” quá sâu: Nỗi nhục của một nghệ sĩ sinh trưởng trong một đất nước chậm tiến, có một trăm năm bị thực dân Pháp đô hộ và khinh bỉ! (2)

Nhớ lại những gì người họa sĩ VN ngoại khổ này kể, trong lần gặp gần nhất, tôi nghĩ, tôi hiểu thêm phần nào mối hận của ông, khi tổ tiên dòng họ Phạm, trải qua nhiều đời với những thảm kịch khủng khiếp… Như bị người Pháp vứt xuống biển hoặc, phải tự tử… Cụ thể là cụ cố Phạm Thận Duật, Thượng Thư Triều Nguyễn, đại diện Việt Nam ký hiệp ước Patenôtre với thực dân Pháp, bị tiểu đường, thay vì được chữa thì đã bị người Pháp vứt xuống biển. Hay cụ Phạm Bành, chiến đấu ở mặt trận Ba Đình, Thanh Hóa, bị quân Pháp bắt. Nhưng cụ đã tự vẫn trong tù v.v…

Nếu mỗi tài hoa tự thân đều ẩn tàng những bi kịch nhiều đời sau vẫn còn chảy máu thì, họa sĩ Phạm Tăng là một tiêu biểu cho những trường hợp ấy – Dẫu ông có trải lòng, cũng không thể nói hết!!!...”

“Vũ Trụ Của Một Tài Hoa Lớn” Sách đã dẫn, Tr. 176

Hay đoạn viết về Vũ Thư Hiên:

Ra khỏi xúc động với những giọt lệ lén lút, tôi chợt nhận ra rằng, những nhà văn bậc thầy (như Vũ Thư Hiên) là những nhà văn không chỉ lấy được nước mắt của những độc giả mẫn cảm mà, họ còn có khả năng chắt được những giọt lệ hiếm của những người lớn tuổi như tôi!

Tính chất “bậc thầy” của Vũ Thư Hiên, trong cuộc trường chinh chữ, nghĩa, với ngọn hải đăng nhân bản, không thù hận dẫn đường cho những trang văn xuôi của họ Vũ, khiến tôi phải đọc lại hồi ký “Đêm Giữa Ban Ngày” (Hồi ký chính trị của một người không làm chính trị).

Đó là cuốn Hồi ký chính trị (hầu hết thường nặng nề, khó nuốt), ghi lại chín năm tù đày nơi nhà tù nổi tiếng thế giới: Hỏa Lò. Nó cũng là nơi giam nhốt người cha của tác giả.

Đó là cuốn hồi ký chính trị, cách đây nhiều năm, tôi đã đọc một cách say mê, và không thấy một sợi gân-máu-căm-thù nào!”

“Vũ Thư Hiên, Bóng Tối Và Ánh Sáng Một Tài Hoa”. Sách đã dẫn Tr. 233.

Và còn nhiều, rất nhiều đoạn nữa mà vì khuôn khổ bài viết tôi không thể đưa hết lên đây những dòng chữ lấp lánh tính văn chương đẹp như những vần thơ đầy xúc cảm.

Hay nói một cách khác, những bài tùy bút của Du Tử Lê là những bài thơ-văn-xuôi bằng tố chất mỹ cảm giúp người đọc hiểu thêm những ngóc ngách, những giao tiếp đời thường của tác giả. Những điều tưởng là thường như ngồi quán café mỗi sáng, gặp gỡ qua đường một người, nhưng qua cái cảm nhận của họ Lê nó trở thành miên man kỉ niệm như một đèn kéo quân chạy quanh quẩn suốt đời: Đủ hết đời!

Có lẽ quen tay với những dòng thơ làm say mê nhiều người, họ Lê đã làm những bài thơ-văn-xuôi với những dòng lập lại. Đọc những đoạn này tôi không khỏi không nhớ đến những nhà thơ lão thành như Thái Can với bài (nếu tôi nhớ không nhầm) "Anh biết em đi chẳng về". Bài thơ gồm nhiều đoạn thất ngôn tứ tuyệt mà các câu đầu của mỗi đoạn đều dùng 7 chữ: Anh biết em đi chẳng trở về.

Trong cuốn tùy bút này họ Lê đã chủ ý lập lại những đoạn sau đây trong các bài: Pleiku, Phần Sót Lại:

“… Bây giờ, ngồi đây, trước bàn máy, trong góc riêng, khiêm tốn, nhưng an lành của mình, nhận những chăm sóc của T., tôi lại gặp mình trước câu hỏi, liệu còn có lần gặp lại Trương Thị Chanh?...” Tr.20.

“… Bây giờ, ngồi đây, trước bàn máy, trong góc riêng, khiêm tốn, nhưng an lành của mình, nhận những chăm sóc của T., tôi lại gặp tôi trước câu hỏi, liệu còn có lần gặp lại một Huỳnh Kim Lưu…” Tr.21.

Hay trong “Mùa hè Có Thực”:

Khi Bùi Việt chở tôi tới Chả Cá Lã Vọng ở Saigon thì, Đỗ Sinh Huy và Nguyễn Xuân Thịnh đã chờ sẵn. Cơn mưa nhỏ khuất mặt, để nắng lụa rù rì trên những mái nhà bên kia đường Hồ Xuân Hương. Dù vậy, những cơn mưa bất thường của Saigon (chưa thực sự bước vào mùa hè), cũng đã cắt thành phố, buổi trưa, thành từng mảng hiềm khích. Phân ly. Như bóng tối bất trắc và, ánh sáng liu điu những trốt nắng, gió quay mòng, kín kẽ mỗi cuộc đời. Mỗi chúng ta. (Tr.59.)

“… Khi Đỗ Sinh Huy chở tôi tới café Đá (?) ngó vào công viên dinh Độc Lập cũ, mưa lớn. Nắng lụa không còn rù rì quanh vườn cổ thụ và, khu building liền vách Nhà thờ Đức Bà, bên tay trái. Dù vậy, những cơn mưa bất thường của Saigon (chưa thực sự bước vào mùa hè), cũng đã cắt thành phố, xế trưa, thành từng mảng hiềm khích. Phân ly. Như bóng tối bất trắc và, ánh sáng liu điu những trốt nắng, gió quay mòng, kín kẽ mỗi cuộc đời. Mỗi chúng ta…” (Tr.62)

“… Khi Nguyễn Xuân Thịnh chở tôi về khách sạn, cơn mưa dứt. Một đoạn đường Phạm Hồng Thái như tấm khăn trải giường màu đen, lùng nhùng. Nước. Nắng lụa thôi rù rì trên mặt sau vách tường New World. Dù vậy, bụi, xe, những cơn mưa bất thường của Saigon (chưa bước vào mùa hè), cũng đã cắt thành phố, buổi chiều, thành từng mảng hiềm khích. Phân ly. Như bóng tối bất trắc và, ánh sáng liu điu những trốt nắng, gió quay mòng, kín kẽ mỗi cuộc đời. Mỗi chúng ta…”

Và trong “Em Đi Bình An! May Mắn!!!:

Với số tuổi ngoài bảy mươi của mình, tôi biết tôi đã quá già để thấu hiểu lẽ vô thường, định luật sống / chết tự nhiên của người cũng như thú. Tôi hiểu, núi có thể biến thành hồ, ao; sông có thể thành sa mạc…! Con người (hay thú) dù là ai, thế nào, hễ đã có sinh, tất phải có tử. Hễ đã có hợp, tất phải có tan… Vậy mà, không hiểu sao, sớm nay, khi T. báo tôi biết “đêm qua, Chí Phèo đã bỏ nhà ra đi!”, tôi vẫn bị choáng váng. Chấn động!!!” (Tr. 137)

“… Với số tuổi ngoài bảy mươi của mình, tôi biết tôi đã quá già để thấu hiểu lẽ vô thường, định luật sống / chết tự nhiên của người cũng như thú. Tôi hiểu, núi có thể biến thành hồ, ao; sông có thể thành sa mạc…! Con người (hay thú) dù là ai, thế nào, hễ đã có sinh, tất phải có tử. Hễ đã có hợp, tất phải có tan… Vậy mà, không hiểu sao, sớm nay, khi T. báo tôi biết “đêm qua, Chí Phèo đã bỏ nhà ra đi!”, tôi vẫn bị choáng váng. Chấn động!!!” (Tr. 139)

Đó chẳng là những câu thơ-văn-xuôi được lập lại trong bài thơ-văn-xuôi tự sự dài sao?

Nếu nói văn là người thì những trang tùy bút của Du Tử Lê nằm trong phạm trù này. Nói như thế không có nghĩa là thơ của họ Lê không phản ánh tâm hồn của tác giả. Mà trái lại! Thơ của Du Tử Lê vốn đã khẳng định được một tài năng quý, hiếm và nhất là ông đã trải lòng mình trên từng câu thơ, con chữ đầy ma thuật. Nhưng thơ là thơ! Là ở một cõi khác! Tôi muốn nói phần tùy bút là một mảng văn chương có tính cách tự sự. Những cảnh đời thường ông đã viết nó ra trong ngữ cảnh của văn chương đầy tính nghệ thuật và mỹ cảm.

Ngoài ra, ở tập tùy bút này, Du Tử Lê đã làm một việc thật hữu ích cho những thế hệ mai sau, hiểu thêm nhiều những khía cạnh thật riêng của những người văn nghệ sĩ thật đáng yêu của chúng ta. Một Trần Dạ Từ đã trở thành một nhà thơ, nhà báo nổi tiếng không nhờ đến trường lớp. Một khởi đầu rất ư lãng mạn của mối tình lóng lánh kim cương và thủy chung của Nhã Ca và Trần Dạ Từ. Những tính cách rất nghệ sĩ, rất tài hoa của Họa sĩ Phạm Tăng mà ngay thế hệ này, khi Phạm Tăng còn sống vẫn có rất nhiều người không biết đến. Còn nữa! Còn một Đỗ Vẫn Trọn hào phóng nhưng quyết liệt trong đời thường, Trải hết lòng yêu thương trong thơ văn để có được những giải thưởng hiếm quý. Còn một Vũ Ánh hết lòng với nghề viết báo nhưng bị ném đá rất nhiều. Còn một Vũ Thư Hiên chất chứa nhiều điều chưa nói hết…. Họ Lê đã khéo léo đưa vào cuốn tùy bút những-điều-chưa-biết của những tên tuổi vừa kể những tình tiết rất riêng và cũng rất chung để hình thành chân dung của từng người ông nhắc đến mà chưa chắc họ đã nhớ. Và, cũng chính những tiết lộ này, biết đâu sẽ giúp cho người đọc có một cái nhìn về những người được (hay bị?) tiết lộ khác hẳn, đôi khi ngược hẳn lại những gì mà người đọc đã nhìn, biết.

 Tùy bút “Chỉ Nhớ Người Thôi, Đủ Hết Đời” đã nói lên khía cạnh đẹp của những câu chuyện đầy tính nhân văn mà tác giả đã diễn tả bằng một tấm lòng và đôi bàn tay ấm áp. Trong hàng ngàn người Việt Nam reo hò đón rước Tổng Thống Obama đến viếng thăm Việt Nam, Một người hân hạnh được bắt tay với ông ta đã diễn tả lòng quý mến và cảm phục đối với Tổng thống bằng một câu nói thật đơn giản: “Bàn tay của ông (Obama) thật ấm áp”.

Tôi cũng muốn dùng câu này để nói với Du Tử Lê.

Đặng Phú Phong

Tháng 5/16

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
31 Tháng Mười Hai 202310:10 SA(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
07 Tháng Mười Một 20233:47 CH(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
19 Tháng Mười 20231:33 CH(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
05 Tháng Mười 202312:00 SA(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
02 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
23 Tháng Sáu 202310:46 SA(Xem: 1273)
Luận văn Thạc Sĩ/ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam của Vũ Thị Lê Duyên
04 Tháng Sáu 20232:03 CH(Xem: 1478)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
30 Tháng Năm 20235:35 SA(Xem: 6871)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
10 Tháng Năm 20239:33 SA(Xem: 6695)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
27 Tháng Tư 202312:00 SA(Xem: 11627)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8838)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17104)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9212)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25554)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22939)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19830)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24547)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,