VƯƠNG HỒNG ANH - Nhạc sĩ Vĩnh Điện, những điều chưa nói hết

16 Tháng Bảy 201612:04 CH(Xem: 9128)
VƯƠNG HỒNG ANH - Nhạc sĩ Vĩnh Điện, những điều chưa nói hết


VinhDien-DTL-2015Nhạc Sĩ Vĩnh Điện (phải) và Du Tử Lê 2016

*Câu chuyện từ năm 1967


Mùa hè 1967, trên trang Tân Nhạc của nhật báo Dân Tiến xuất bản tại Sài Gòn do

chúng tôi phụ trách, trong bài phỏng vấn nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ- tác giả nhiều tình

khúc nổi tiếng như Bông Hồng Cài Áo, Trăng Tàn Trên Hè Phố, Nắng Lên Xóm

Nghèo…-lúc bấy giờ đang là giáo sư môn Việt Văn và Âm nhạc tại một số trường

trung học ở Đà Nẵng, khi được hỏi về một số nhạc sĩ tại miền Trung, nhạc sĩ

Phạm Thế Mỹ đã nhắc đến một tài năng có dòng nhạc rất lạ, rất mới, đó là nhạc sĩ

Vĩnh Điện, mà vào thời gian đó, là sĩ quan ngành hành chính tài chính của ở một

đơn vị tại Đà Nẵng. Một năm sau, chúng tôi , trong một chuyến đi về miền

Trung, đã có dịp gặp và nghe Vĩnh Điện hát một số ca khúc phổ thơ của Luân

Hoán và Lê Vĩnh Thọ. Sau lần gặp đó, khi trở lại Sài Gòn, trong một dịp trò

chuyện với một số đồng nghiệp phụ trách về tân nhạc của các nhật báo, chúng tôi

đã nhắc đến Vĩnh Điện như một hiện tượng lạ trong làng tân nhạc Việt Nam thời

bấy giờ. Khi đề cập đến các cơ hội và điều kiện để một nhạc phẩm được phổ biến

rộng rãi đến với công chúng, chúng tôi đã có nhận xét rằng giá như Vĩnh Điện

sống ở Sài Gòn, thì sẽ là một tên tuổi lớn với những nhạc phẩm về tình yêu và

quê hương đã chạm đến trái tim của người nghe. Rồi năm tháng qua đi, nhạc của

Vĩnh Điện, nhiều tình khúc được sáng tác tại Đà Nẵng, Huế, Quảng Trị trong

thời gian từ 1968 đến năm 1975, đã được nhiều danh ca như Thái Thanh, Elvis

Phương. Thanh Thúy, Lệ Thu trình bày qua hệ thống truyền thanh, truyền hình, và

được ban nhạc Shotguns thu âm và phát hành.

Chúng tôi còn nhớ một sự kiện xảy ra vào năm 1970 đã khẳng định tài năng của

Vĩnh Điện, đó là trong chuyến lưu diễn văn nghệ tại Pháp để vận động cho phái

đoàn Việt Nam Cộng Hòa tại Hội đàm Paris, nhạc sĩ Phạm Duy, đã trình bày nhạc

phẩm Tôi Chỉ Muốn Làm Người của Vĩnh Điện.

Rồi vào mùa hè 1972, khi chứng kiến cuộc di tản của hàng trăm ngàn người dân

Quảng Trị trên Đại Lộ Kinh Hoàng, trong niềm xúc động tột cùng lẫn với những

xót xa, trong vòng 45 ngày, Vĩnh Điện đã sáng tác trường ca “Con đường cho

tiếng hát người tình si” . Trường ca này đã được đoàn văn nghệ Tiểu đoàn 10

Chiến tranh chính trị chuyển thể thành nhạc phim và được trình chiếu trên Đài

Truyền Hình Huế và Đà Nẵng.

Đầu năm 1975, khi phụ trách Ban Tài Chính của Đại đội Tổng hành dinh Bộ Tư

lệnh Sư đoàn 3 Bộ Binh, trong chương trình văn nghệ đón tiếp phái đoàn trung

ương do Trung tướng Trần Văn Trung, Phụ tá Chiến tranh Chính trị Tổng Tham

Mưu trưởng, kiêm Tổng Cục Trưởng Tổng Cục Chiến tranh Chính trị, dẫn đầu,

nhạc sĩ Vĩnh Điện (lúc đó mang cấp bậc đại úy) đã hát một số tình ca quê hương,

trong đó có tình khúc Hỡi Người Em Hòa Bình ( từng được Thái Thanh trình bày

qua hệ thống truyền thanh và truyền hình). Tiếng hát nồng ấm của Vĩnh Điện khi

trình bày các nhạc phẩm của tác giả, đã chinh phục đông đảo quan khách các

nhà báo Sài Gòn tháp tùng phái đoàn.

Đó là dịp cuối cùng nhạc sĩ Vĩnh Điện trình bày những tình khúc nổi tiếng của

chính tác giả trước công chúng, vì vào cuối tháng Ba năm 1975. sau khi lực lượng

Việt Nam Cộng Hòa triệt thoái khỏi Đà Nẵng, cùng với hàng ngàn sĩ quan khác, từ

ngày 5 tháng Tư, Vĩnh Điện đã trải qua những tháng ngày khốn cùng trong các trại

tù Vĩnh Điện, Kỳ Sơn, An Điềm của tỉnh Quảng Nam, và hơn 9 năm sau mới được

trở về với gia đình.



*Con đường âm nhạc, chuyện kể trong trại tù

Trong lao tù, nhạc sĩ Vĩnh Điện kể cho bạn bè nghe con đường đến với âm nhạc

của ông. Đó là trong khoảng những năm 1958-1961, khi còn đang học Trung học

tại Nha Trang, với mối tình vu vơ một bạn nữ cùng lớp, Vĩnh Điện đã viết những

tình khúc đầu tiên. Trong đó có 2 bài “Nha Trang Chiều Thu Xa” và “Trăng Sầu”.

Khi ra học ở Đại học Khoa học Huế, được quen biết với 2 nữ ca sĩ của đài phát

thanh Huế là Hà Thanh và Thúy Hồng, nên đã nhờ hát 2 ca khúc nầy trên đài phát

thanh. Đó là hai bài hát đầu tiên được phổ biến đến với công chúng. Ông cũng đã

thống kê cho bạn bè nghe những tác phẩm xuất bản trước 1975, gồm có :“Những

Bài Ca Nguyện” (tập nhạc 10 ca khúc). “Lục Bát Ca” (tập nhạc 12 ca khúc phổ thơ

Luân Hoán và Lê Vĩnh Thọ). “Hát Cho Quên Hận Thù” (9ca khúc). Có 9 ca khúc

thu âm độc quyền cho băng nhạc Shotguns. Thực hiện phim nhạc Trường Ca “Con

Đường Cho Tiếng Hát Người Tình Si”.

Vĩnh Điện cũng nhắc đến những ca khúc tiêu biểu do ông sáng tác trước 1975 và

được nhiều danh ca trình bày, trong đó có :-“Vết thương Sỏi đá”, “Từ lòng Quê

hương”. “Đó Quê hương tôi” (E.Phương). “Hỡi người em Hòa Bình” (Thái

Thanh). “Ca Nguyện” (Thanh Thúy). “Xa Xôi” (Lệ Thu). “Tôi chỉ muốn làm

Người” (Julie Quang) v.v…



*Những ngày trên đất Mỹ

Đến Mỹ năm 1991, theo diện HO, nhạc sĩ Vĩnh Điện định cư tại tiểu bang

Maryland, và phải đến 12 năm sau, khán thính giả và thân hữu yêu thích dòng nhạc

Vĩnh Điện mới có dịp gặp lại tác giả qua chương trình Đêm nhạc Vĩnh Điện tại hội

quán Thùy Dương, tổ chức tại quận Cam vào mùa hè 2003. Trong đêm nhạc đó,

Vĩnh Điện đã trình bày hàng chục tình ca của tác giả. Vẫn với giọng hát nồng ấm

của ngày nào, với phong cách diễn cảm thu hút người nghe, và một ngoại hình

như một diễn viên điện ảnh Nam Hàn, Vĩnh Điện đã hoàn tất chinh phục khán giả

ngồi chật hội quán Thùy Dương trong đêm văn nghệ được báo chí ghi nhận là rất

thành công về tổ chức và về giá trị nghệ thuật.

Sau chuyến đi thăm quận Cam năm 2003, Vĩnh Điện như tìm lại được nguồn

cảm hứng bất tận, và sáng tác thêm nhiều tình khúc, ngoài những nhạc phẩm mà

ông đã biên soạn từ khi đến Mỹ. Tính đến cuối tháng Năm 2015, thư viện âm nhạc

của nhạc sĩ Vĩnh Điện có 32 albums nhạc (mỗi album 12 ca khúc) phổ biến tại hải

ngoại.

Trong hơn hai năm qua, có 2 sự kiện văn nghệ liên quan đến con đường nghệ

thuật của nhạc sĩ Vĩnh Điện. Đó là trong chương trình Paris by Night 111 thực hiện

vào năm 2014, ca sĩ Thế Sơn đã trình bày nhạc phẩm Vết Thương Sỏi Đá của Vĩnh

Điện sáng tác vào năm 1969. Đây là bài hát cuối cùng của Thế Sơn trên sân khấu

của Trung tâm Thúy Nga. Sau đó, trên đài truyền hình SBTN, Thế Sơn đã trình

bày một nhạc phẩm nổi tiếng của Vĩnh Điện, đó là bản Đó Quê Hương Tôi, và

cho biết đây là bài hát đã đưa ca sĩ này đến với sân khấu tân nhạc chuyên nghiệp.

Cũng trong dịp này, Thế Sơn đã bày tỏ lời cám ơn chân thành đến tác giả.

Một sự kiện nữa, là trong tháng 10 năm 2015, nhạc sĩ Vĩnh Điện nhận được email

của Tiến sĩ âm nhạc học kiêm nhà soạn nhạc và phê bình người Mỹ. Chuyên

nghiên cứu mảng âm nhạc Việt Nam trước năm 1975. Ông cho biết trong những

năm vừa qua, khi đi sưu tầm nhạc cũ ở Việt Nam, lang thang trên vỉa hè Sài Gòn,

ông ghé quầy bán sách cũ và để ý đến một tập nhạc rách bẩn. Hình bìa quyển nhạc

gây cho ông tò mò. Ông mua lấy và nhận ra là 1 tập nhạc xuất bản năm1970 của

Vĩnh Điện, tập “Hát cho quên Hận thù”. Vào mạng search và được biết trang nhạc

“vinhdien.net” cùng địa chỉ email, nên ông đã liên lạc với nhạc sĩ Vĩnh Điện hỏi

thêm những điều liên quan đến 1 số tác phẩm của Vĩnh Điện viết về chiến tranh

Việt Nam, nhất là “Tết Mậu Thân” ở Huế.

Nhắc đến sự kiện này, nhạc sĩ Vĩnh Điện liên tưởng đến 1 trường hợp khác : Chính

nhạc sĩ Ngọc Chánh (Shotguns) đã khám phá ra nhạc Vĩnh Điện trong một hoàn

cảnh giống y như thế. Cũng vô tình thấy được tập nhạc “Hát cho quên Hận thù”

bán trên vỉa hè Lê Lợi và từ đó gắn kết với nhạc Vĩnh Điện từ năm 1970. Trong

email gửi cho một thân hữu, nhạc sĩ Vĩnh Điện viết: “ Cơ may đã đến những 2

lần. Lịch sữ đã được lặp lại… Nhưng rồi đến bây giờ nhạc Vĩnh Điện vẫn còn

đang tiếp tục trôi nổi trên vỉa hè… internet.”



* Vĩnh Điện, từ công chức đến quân nhân

Nhạc sĩ tên thật là Nguyễn Phúc Vĩnh Điện. Sinh năm 1940 tại Cam Ranh, tỉnh

Khánh Hòa, Việt Nam. Học tại Trung học Bá Ninh, Trung học Võ Tánh, Nha

Trang, rồi Đại học Khoa học Huế. Từ năm 1962, làm việc tại Tòa Đại Biểu Chính

phủ Trung nguyên Trung phần, rồi Tòa Hành chính Thừa Thiên và Hội đồng

Nguyễn Phước Tộc Huế.

Động viên khóa 22 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Phục vụ tại các đơn vị : Sở Hành

chính tài chính số 2 Đà Nẵng, sĩ quan tài chính, Tiểu đoàn 10 Chiến tranh Chính

trị, Quân Y Viện Nguyển Tri Phương, Huế. Đơn vị cuối cùng : Đại đội Tổng hành

dinh, Sư đoàn 3/ Bộ Binh.



*Đôi điều về Vĩnh Điện

Cuối tháng Năm 2016, nhạc sĩ Vĩnh Điện đã trở lại quận Cam, miền Nam

California, để dự cuộc Hội ngộ của Cựu học sinh trường Trung học Phan Chu

Trinh, thành phố Đà Nẵng. Dù không phải là cựu học sinh của trường trung học

này, nhưng nhạc sĩ Vĩnh Điện có nhiều bạn bè là giáo sư, cựu học sinh của

trường này, và cũng tại trường Phan Chu Trinh, ông đã có nhiều dịp trình bày các

nhạc phẩm do ông sáng tác, hay phổ thơ của Luân Hoán, Lê Vĩnh Thọ. Trong buổi

sáng cuối cùng tại Little Sài Gòn trước khi về lại Maryland, nhạc sĩ đã cuộc

“hội ngộ nhỏ” với vài người bạn thân và người viết bài này. Ông đã cho chúng tôi

nghe qua Iphone một số tình ca mới nhất của Vĩnh Điện, những giai điệu có khi

ngậm ngùi như lời chia tay buồn vời vợi, có khi bàng bạc khói sương của núi đồi

quê hương cách xa nửa vòng trái đất. . Tất cả đã lắng nghe trong niềm xúc động và

sự đồng cảm sâu xa. Xin cám ơn Vĩnh Điện, một nhạc sĩ tài hoa, một trái tim ăm

ắp tình yêu thương quê hương ở cuối chân trời, và những dòng tâm ca đã cất lên

từ tâm hốn đó, để hát thay cho bạn bè, cho những người thân yêu của một trời kỷ

niệm xa xôi.

Cali tháng 6 năm 2016

Vương hồng Anh

Ý kiến bạn đọc
19 Tháng Tư 20242:17 SA
Khách
Xin kinh chao cac ban toi Nguyen The Nhan nguoi rat kinh trong nhac si Vinh Dien trong mot lan gap go khong tien luu lai thong tin lien lac voi anh neu duoc xin cac ban giup toi ket noi voi anh mot lan toi vo cung cam on cac ban toi ten Nhan cu ngu tai California Phone (858)386-2797 TEXT. Email : nhansd@yahoo.com Have a great day
20 Tháng Giêng 20239:47 CH
Khách
Cảm ơn tác giả bài viết đã giúp tôi hiểu biết thêm về NS Vĩnh Điện!
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 202410:52 SA(Xem: 191)
Hạ Vi dùng lối viết lặp lại, một chữ, một nhóm chữ, nhiều lần trong một bài thơ.
12 Tháng Mười Một 20243:51 CH(Xem: 219)
Tác giả Phạm Tấn Dũng sinh năm 1961 tại Gò Nổi, làng Bảo An, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Hội Viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Quảng Nam.
03 Tháng Mười Một 20249:59 SA(Xem: 226)
Là một người gốc Bình Định, ngụ cư Sài Gòn. Sống bằng nghề dạy khí công, thiền… dạy thở & thở ra thơ, quờ tay ra tranh…rượu trà ra ngụ ngôn.
05 Tháng Mười 20243:56 CH(Xem: 344)
Tôi thương ông vất vả như tôi thương tất cả những ai đeo đuổi công việc sáng tác từng nếm mùi cay đắng, thất bại, khổ đau.
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 316)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 437)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 410)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 414)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 474)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 794)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31996)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,