NGUYỄN THỊ THÙY LINH - Thơ

19 Tháng Bảy 201612:00 CH(Xem: 9603)
NGUYỄN THỊ THÙY LINH - Thơ


Yêu em từ buổi lên chùa

Xin vay em một lạnh lùng

Cho anh lửa cháy tận cùng mai sau

Buổi nào còn khoác áo nâu

Lên chùa em tịnh, anh khâu từng chiều

Chỉ kim vụng dại lệch xiêu

Rã rời cơn đợi vẫn liều trông em!

Sao mà, cái mõ buồn lem

An nhiên em ngược anh thèm cheo leo

Yêu từ những ánh trong veo

Cả sang hạt bụi lấm theo em về

Tóc em còn dưới nón mê

Phật ơi sao giỡn em kề chân tu!

Em buồn anh sẽ mùa thu

Em thinh lặng sẽ bù trừ tiếng anh

Chỉ xin em dẫu lòng thành

Đừng vô tri kỷ chuông thanh, mõ rền!



Những tiếng chuông điền dã

Đi trăm năm, về trăm năm

Gương mặt lão bà hóa sơ sinh trẻ nít

Cái cội tre cũng trăm lần thoát xác

Ta già nua đáy lõi của mầm tin

Gọi thanh xuân bằng tràng hạt

Đi vòng quanh bấy nhiêu thôi

Ngồi mặc niệm bên vại sành rỗng ruột

Ta tưởng ta quả chuông cũng rỗng lời

Trên cánh đồng nứt khô phơi gan ruột

Cơn mưa sảy bước mấy từng mây

Bao lũ cá oằn mình bơi cạn

Quả trứng chim trắng mắt gọi bầu trời

Cho ta thành đứa tiểu nhi trên quang gánh

Soi vào bùn gương mặt già rớt xuống của ta

Này, chuông hỡi, mi cũng cần gạn giọng

Mấy mươi xưa đã khàn đục tiếng đồng?

Bao bà mẹ bồng con qua thế kỷ

Những cái cây mang trái chín vào bình minh

Ngày tự nhiên dông dốc theo chuông đổ

Ta nguyên khôi nụ cười mình.



Ban mai nào không có ta

Ta trốn mất trong một lời buổi sớm

Tiếng chim thưa

Tiếng chuông đục trên hồ

Kia đàn cá bay về đại dương khác

Giọt máu tròn đợi bình minh lăn đi đâu

Không lời đáp phía chân trời buồn tẻ

Bàn tay khô nắm được những gì

Cái hoa nở ra muôn lỗ thủng

Ta nấp vào cái bóng nhỏ của ta

Trên bờ cát con cá cười hay chết?

Chờ ngày mai bộ xương nó sẽ lên rêu

Ta thấy cái bóng mình ẩm ướt

Giọt sương trong dính mấy chân trời

Dưới cánh chim mùi diêm sinh của quỷ

Buổi sáng nào hót tiếng của thây ma

Cho ta thương nốt những ban mai rất giả

Tượng đá kia sống lại những nguyên hình.



Pha tôi thành nước đường

Có những buổi chiều lẻ tẻ trên khuôn mặt

Bầy chim vàng lục tục mổ lên gò má tôi nhặt thóc

Lũ bê non bứt cỏ phía chân mày

Nắng từ con ngươi vẫn chói gắt và lan tỏa

Tôi - định - nghĩa - mình - vào mùa hạ

Tôi chui ra từ cái nóng - mùa sâu bọ phồn sinh cánh bướm

Màu hoa dại rợp cả bàn tay và lá phổi

Đứa trẻ trong tôi tách ra thành chiếc ô màu trắng

Cân bằng tôi hai bản thể nóng bỏng và dại ngây

Mặt trời hè hoài thai nhiều buổi chiều như thế

Những tế bào khô khát trong tôi xẹp dần và bắt đầu cần đá lạnh

Em bé mùa hè ở đâu nghiêng đầu nhìn tôi cười tít

Nó đang cười với những thiên thần và sinh vật nhỏ trên tôi

Khuấy tôi thành nước đường - ngay từ khoảnh khắc ấy

Tôi nếm mình thấy ngọt.



Nơi ta đến

Những quả đồi chật gió không ngừng thở, không ngừng sống

Nâng ta cao hơn những gì đã mất

Chúng rì rào nói chuyện với nhau về ngày trước của ta

Hãy nhớ nhiều để bỏ quên một chút…!

Những bông hoa bước lên từ lòng đất

Mang theo hơi thở và bí mật của côn trùng

Ta đang đứng giữa những dấu chân cổ đại

Chuyện hôm nay gió thổi tới tận triệu năm sau

Dầu ta đến hay không dòng sông không ngừng chảy

Êm dịu vắt ngang một đứa bé cởi truồng

Ta gom nhiều câu chuyện thả vào con hến trắng

Khoảnh khắc nào nó mở miệng lúc không ta?

Nơi ta đến những thế giới không ngừng nghỉ

Những cái chết nhỏ, những tái sinh lớn

Đều mỉm cười trong từng cỗ quan tài tràn gió lộng

Rực rỡ tiến về lễ an táng của sự quên lãng.



Thấy gì sau tiếng sét

Bó lúa đổ xuống đồng

Mùi thịt cháy

Người cha thúc đàn con chạy qua cánh đồng này như lùa bầy vịt không kẻ chăn

Khi mẹ chúng nằm lại cùng những gánh lúa khét

Loa phóng thanh, truyền miệng, báo giấy, tin tức internet…

Không thể giúp người nông dân kia gánh về những bó lúa cuối cùng

Trên những thửa ruộng còn đang ngơ ngác

Cơn mưa nấc khẽ trên vạt cỏ

Mật đắng tràn lên dòng nước đục

Tia sét không biết cánh đồng là gì không biết người nông dân là gì không biết cháy đen là gì không biết thóc lúa là gì không biết tia sét là gì không biết tiếng cười vô cảm của nó là gì rạn vỡ một trái tim khô một linh hồn bốc khói thân thể chưa kịp gội rửa bùn đen và mồ hôi nhắm mắt mà không thể mơ thêm một giấc mơ nào nữa không thoát kịp cơn mưa trên sa ngục trở về căn bếp ánh lửa bập bùng đất đen quặn mình hình dung soi thấu rắp tâm đào xới mộ của những ngón tay nhuộm chàm gió lật cánh đồng nằm úp xuống tránh những tia sét sáng lòa tới khi người nằm đó nhận ra tất cả những gì cuối cùng nhìn thấy chỉ là một thế giới màu than củi.

Nguyễn Thị Thùy Linh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Hai 20243:36 CH(Xem: 60)
Bởi Hồ Tây sương mờ/ hay bởi những con đường xiên xiên quen gọi mình là phố
20 Tháng Mười Một 20246:20 CH(Xem: 365)
Cây thương ủ ấm nhựa tinh
15 Tháng Mười Một 202410:11 SA(Xem: 856)
tôi còn nhớ ngã đường kia rẽ lối
10 Tháng Mười Một 202411:35 SA(Xem: 1164)
Tôi viết thơ tình gởi cho ai?/ Người ta đã dứt áo, đường mai
05 Tháng Mười Một 20247:40 SA(Xem: 1179)
Tháng Mười anh bước qua những ngày chen mưa chen nắng
25 Tháng Mười 202410:01 SA(Xem: 821)
Tôi thương chị như mẹ/ Thay mẹ nuôi dưỡng tôi
25 Tháng Mười 20249:59 SA(Xem: 762)
xuôi theo dòng Ngôn Ngữ/ mùa xuân cũng đã về
20 Tháng Mười 20249:57 SA(Xem: 834)
Tôi mông quạnh về ngang tôi/ Núi đã trọc sườn đồi lạnh
10 Tháng Mười 202410:52 SA(Xem: 556)
Nghe trong gió tiếng anh cười/ Để ta len nhẹ run chơi vơi tìm
05 Tháng Mười 20248:36 SA(Xem: 419)
tìm nhau tìm nhau để rồi tan chảy/ hẹn mùa hoa biên viễn sẽ quay về.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21445)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16141)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17802)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10500)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19033)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5309)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1994)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2610)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2382)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23710)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20153)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8989)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10086)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9360)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12548)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31995)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21639)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26804)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24201)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23010)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21149)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17800)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16858)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26115)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33397)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35682)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,