Bút ký Nam Dao: ‘đàn-tràng’ cho văn nghệ sĩ? (Kỳ 03)

05 Tháng Mười Một 201611:58 SA(Xem: 5249)
Bút ký Nam Dao: ‘đàn-tràng’ cho văn nghệ sĩ? (Kỳ 03)



(Tiếp theo kỳ trước)


Theo định nghĩa, “bút ký” là một thể loại văn xuôi ghi lại những điều tác giả thấy và nghe được từ các nhân vật, sự kiện mà họ có dịp tiếp cận. Tuy nhiên, cũng có những tác giả chỉ nghe người khác kể sự việc, đã viết lại sau khi thêm thắt ít, nhiều chi tiết bên lề, để độc giả nghĩ rằng họ là nhân chứng sống của câu chuyện; sau đó cho phổ biến… cũng ghi là “ bút ký”!!!

Với tập bút ký nhan đề “Những con người những bóng ma” nhà văn Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng, không ở trường hợp thứ hai. (6) Ông là nhân chứng sống với những điều mắt thấy tai nghe, cộng thêm cảm nhận của riêng mình, như những nén nhang muộn, được thắp trong một “đàn-tràng-trên-giấy,” giải oan cho những tài hoa oan khuất một thời.

Bút ký “Những Con Người Những Bóng Ma” có 2 phần. Phần 1, “Những Con Người” gồm 16 bút ký; đa số viết về kỷ niệm tác giả có với những nhân vật trung tâm của vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm.” Phần 2, “Những Bóng Ma,” chiếm trên 100 trang của tổng số gần 350 trang sách.

Phần hai này, tựa một bản “tự kiểm” can đảm, ngay thẳng tới mủi lòng của Nam Dao/Nguyễn Mạnh Hùng. Nó như bản tổng kết toàn bộ tâm-cảnh của một trí thức, khi nhìn lại mình – – Từ những mơ mộng, lãng mạn, ảo tưởng thời niên thiếu, tới trưởng thành… Tiếp tục ôm mộng đóng góp phần cá nhân cho quê hương, đất nước. Nhưng thưởng công cho họ Nguyễn, lại những bẽ bàng, đắng, chát…

Bút ký mở đầu cho phần 1, “Những Con Người,” Nam Dao viết về nhà văn Nguyễn Tuân, từng là bạn thân thiết với bố nuôi của ông:

“… Bác rủ đi ăn bánh cuốn với mình. Thế là một già một trẻ khệnh khạng bước như hai kẻ nhàn du, một lát sau thì đến phố Yết Kiêu, ngay dưới nhà Văn Cao. Bác Nguyễn chào bà hàng, nheo mắt, khủng khỉnh, bà cho hai suất, như thường lệ. Không hỏi, bà hàng cười, đẩy đến trước mặt chúng tôi hai cái ly nhỏ, rút gầm bàn một cút rượu trắng, vừa rót vừa nói, thưa cụ cứ xem rượu sủi tăm thì biết, rượu chào khách đấy. Bác Nguyễn cười, ria mép bần bật thứ âm thanh khô mà ấm một lời cám ơn. Bà hàng đổ bánh, hỏi, cậu đây là người ở đâu? Tôi chưa kịp đáp thì bác Nguyễn bảo, bên Tây đấy, tận Canada. Bà hàng hấp háy nhìn tôi từ đầu chí chân, ngỡ ngàng, thôi cụ đừng lỡm nhà cháu. Tây gì mà đi dép Bình Trị Thiên, lại mặc cái áo zết bộ đội thế này? Bác Nguyễn phá lên cười sằng sặc, đáp với giọng giễu cợt, thì về đây phải nhập gia tùy tục, ăn vận như thế mới Hà Nội mình chứ…” (Nđd)

Ở bút ký tựa đề “Xổ Bụi,” ghi lại cuộc chia tay nhà thơ Trần Dần – – Tác giả bài thơ nổi tiếng “Nhất Định Thắng” viết năm 1956. Trước đó, tháng 3 năm 1955, Trần Dần cũng là người dám phê bình tập thơ “Việt Bắc” của Tố Hữu là “Nhỏ bé nhạt nhẽo trước cuộc sống vĩ đại và mắc một sai lầm nghiêm trọng là sùng bái cá nhân, thần thánh hóa lãnh tụ…” giữa khi Tố Hữu đang lẫm liệt quyền uy!!! (7)

Như một thứ “đàn-tràng-trên-giấy” với “kinh giải oan” cho những tài hoa văn chương bị oan khuất một thời, như Trần Dần, Nam Dao viết:

“Vào độ cuối Đông, Hà Nội thu mình khép gió. Những tàn cây trụi lá co ro trơ xương chống đỡ cơn may hiu hắt lạnh, mênh mang nhớ rưng rức đau nỗi niềm không tên gọi, có đây rồi lại vụt mất, chập chờn kéo hiện tại vào tiền kiếp không thể ngày một tiêu ma dấu vết. Trần Dần chống gậy, lao chao bước, vứt lại ‘thôi nhé’, đi không quay đầu lại. Tấm áo cánh trắng xóa ngõ Phan Huy Chú, chiếc mũ len sùm sụp, anh một mình lê cho về đến phố Vũ Lợi, chẳng gần, cũng chẳng xa, để vào lòng tôi một nỗi man mác…” (Nđd)

Vẫn Trần Dần, ở một trong những trang kế tiếp, Nam Dao ghi:

“… Chúng tôi gặp lại nhau ở Sài Gòn giữa một buổi trưa nắng gắt. Anh đợi, ngồi rìa một cái quán bên đường. Vẫn cái tư thế cọp ngồi chống mắt nhìn đời, chập chùng xe qua xe lại nhả khói két mùi xăng nhớt. Cọp nheo mắt chóa nắng lững thững chống gậy đứng lên. Lần ấy là lần đầu anh vào miền Nam. A, cái lưỡi dao cùn. Nó chẳng phải chỉ cứa cổ người. Nó chém ngang lưng Tổ Quốc. Không đứt được thật, miền Nam vẫn đó. Nhưng mà đau, nỗi đau còn đó, lưng rớm máu, nay vết sẹo mới tấy da non, xin chớ ai động mạnh…” (Nđd)

Về những câu “kinh giải oan” cho danh họa Bùi Xuân Phái (8), Nam Dao viết:

“… Nhớ đến Hà Nội là nhớ đến những con người, là nhớ đến phố Phái, và… nhất là nhớ Phái. Cơn bực bội ùa về làm lũ trong lòng. Này, thiên hạ, Phái đã nằm xuống rồi, hãy can đảm cất lên tiếng nói chứ. Ít nhất, nếu không khẳng định gì thì cũng nêu vài câu cần hỏi. Tỉ như sinh thời Phái được đãi ngộ thế nào? Sau vụ án Nhân Văn, Phái phải sống ra sao? Nghệ thuật của anh bị vây bủa o ép thế nào? Phải có những phương tiện gì để sáng tạo?…” (Nđd)

Cũng vậy, khi viết về nhà văn, nhà thơ Phùng Cung, tác giả “Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh,” (9) Họ Nguyễn cảm thán:

“Bốn mươi năm sau khi đọc Con Ngựa Già của Chúa Trịnh, đầu tôi vẫn cứ một câu tại sao? Phùng Cung xưa phụ trách nhà in, không ‘chính trị’ như Nguyễn Hữu Đang, uy tín như Phan Khôi, và cũng không là chiến tướng như Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Quán… Trừ Đang và Thụy An, tất cả đều đi thực tế, một cách cải tạo không phải là gay gắt nhất. Sau thực tế thì về Hà Nội nhưng bị treo bút, cô lập. Khổ nhất là bị cô lập, không ai dám ‘dây với hủi’, kể cả những người trong gia đình. 

“Năm 1999, tôi có dịp hỏi một nhân chứng ruột thịt của Phùng Cung. Con anh là Phùng Hà Phủ, đến thăm tôi vào dịp Giáng Sinh, Phủ kể, ‘…thời Cải Cách Ruộng Đất, ông nội cháu lo là có thể bị quy chụp là địa chủ cường hào, và quả là sau ông bị đấu tố rồi đưa lên giam trên Thái Nguyên. Bố cháu lên thăm, nhưng đến nơi thì mộ ông cháu mới đắp, trên chỉ có một ngọn sắn lá đã héo để làm dấu, đất còn ướt…’ Phủ châm thuốc lá, rít một hơi, thở dài ‘thế mà trước đó bố cháu cứ tin rằng có một bầy con đi kháng chiến thì sẽ chẳng đến nỗi nào (…).

“… Phùng Cung chỉ buồn? Anh tiếp tục công tác trong cơ quan hội Văn Nghệ. Đến khi Nhân Văn ra đời, anh đợi đến số 4, tháng 10 năm 1956 mới đưa in Con Ngựa Già Của Chúa Trịnh. ‘Thế thì 5 năm sau, tức vào năm 1961, người ta lại bắt bố cháu đi tù? Và tù liền 12 năm? Tại sao?’

“Phủ không trả lời, chỉ thở dài. Nhưng tôi nghe đâu đây như có tiếng ngựa hí? Không, ở xứ này giờ đây là mùa đông, ngoài trời lạnh -20 độ C, nước chỉ dăm phút là đóng đá. Gió rít lên, lửa trong lò sưởi chập chờn, tuyết bay, bám vào cửa kính vẽ mơ hồ những đóa hoa trước lúc đóng băng (…).

“… Phủ tiếp, giọng trầm hẳn xuống. Bố ra tù khi hai anh em cháu đâu mười một, mười hai. Một hôm cả nhà cháu đi bộ trên lề phố Trần Hưng Đạo, khúc gần Bà Triệu, thì có tiếng gọi, Cung ơi, Cung. Mọi người quay lại. Bác Dần đứng lề bên kia vẫy. Bố cháu chưa kịp phản ứng thì mẹ cháu giằng lấy tay, miệng van vỉ, em lậy anh, đi thôi… Em và các con đã khổ lắm rồi… Đi thôi, anh ơi! Ra tù, bố cháu cách ly với bạn bè, chỉ chuyện áo cơm cũng đã khổ sở. Đập đinh, rồi làm bánh. Và khi có việc thì nề, mộc… Thế mà công an họ cứ đến ‘làm việc’, khủng bố tinh thần đến độ mẹ cháu bảo thà là ở trong tù còn hơn…” (Nđd)

(Kỳ sau tiếp)

––––––—-

Chú thích:

(6) Bút ký “Những Con Người Những Bóng Ma” do nhà Thi Văn xuất bản tại Hoa Kỳ, 2015.

(7) Trong bài thơ “Nhất Định Thắng” của Trần Dần, có những câu nổi tiếng như: “Tôi bước đi/ không thấy phố, không thấy nhà/ Chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ.” Trần Dần sinh ngày 23 tháng 8 năm 1926, tại Nam Định; mất ngày 17 tháng 1 năm 1997. (Nguồn Wikipedia-Mở)

(8) Vì Bùi Xuân Phái vẽ nhiều tranh mang linh hồn phố Hà Nội, nên Nguyễn Tuân đã gọi ông là “Phái Phố”. Danh họa Bùi Xuân Phái sinh ngày 1 tháng 9 năm 1920 tại Hà Đông, mất ngày 24 tháng 6-1988. Theo trang mạng Wikipedia-Mở thì, “Bùi Xuân Phái là một trong những họa sĩ thuộc thế hệ cuối cùng của sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, cùng thời với các danh họa Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên – những tên tuổi ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của mỹ thuật Việt Nam hiện đại.”

(9) Nhà văn, nhà thơ Phùng Cung sinh ngày 18 tháng 7-1928 tại Vĩnh Yên, mất ngày 28 tháng 4-1997.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 21062)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 15945)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 10306)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 13728)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 20405)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 10481)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 9928)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 34963)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21062)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15945)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17590)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10306)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18770)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5129)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1865)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2416)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2252)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23568)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20052)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8862)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9898)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9274)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12331)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31818)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21554)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26603)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24044)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22835)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20951)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18980)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20158)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17721)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16807)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25885)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33202)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35609)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,