CAO THỊ HOÀNG - Con trùng đất đồng bằng sông Cửu Long.

28 Tháng Mười Một 201611:35 SA(Xem: 9116)
CAO THỊ HOÀNG - Con trùng đất đồng bằng sông Cửu Long.


1.

Tôi dân miền đất xuất phát điểm từ văn minh phù sa (1) của chín con Rồng, mở chín cửa miệng ngoạm biển Đông giữ hồn nước. Thiên hạ đặt tên Cửu Long Giang: mặt trước gọi sông Tiền, mặt sau gọi sông Hậu (2) nên nói xin lỗi, ''Nằm vắt võng bờ sông, chổng mông cũng không đói'', như câu hò đêm khuya khoắt của kẻ thương hồ! Rồi, cũng lắm khi nghĩ mình, ngẫm người để chiêm nghiệm cái mang mang trời đất, cái tương khắc tương sinh nhân loại. Nếu, những dòng sông lớn của thế giới ngày trước, đã hấp dẫn đến đỗi giữ bước chân người du mục dừng lại và xoay chuyển sang đời sống nông nghiệp thì, chắc mẻm những dòng sông lớn đó, không thể thiếu vắng Cửu Long Giang của xứ sở Việt tôi.

Trong số các tiên sinh (3), hay nói bằng thứ ngôn ngữ bạch văn hoặc nói trắng ra là thầy tôi, có thầy vặn vẹo:

- Học trò nói: Sông lớn, xuất phát điểm nền văn minh và là, văn minh phù sa… (?).

Thầy định nói thêm điều chi đó, nhưng thôi!

Buổi sớm Sài Gòn chớm đông, tiết se se lạnh vừa đủ cho trời giục người phòng không mông quạnh mặc choàng thêm áo ấm. Sài Gòn dù trải qua trên ba trăm năm rồi, vẫn vậy! Người Sài Gòn với cái bụng dạ miền châu thổ Cửu Long, yêu cái yêu kẻ khác ghét, bọc dù rách vẫn đùm những cánh chim bạt gió sông hồ mòn mỏi kiếm miếng ăn. Tôi từ quê lên thăm mấy vị tiên sinh, sẵn dịp mang ''kho đạn Long Bình'' ra nổ nơi hè Quán 527, lề Hoàng Sa chạy song song mép bờ kinh Nhiêu Lộc, một con kinh xanh đúng nghĩa thanh bình.

- Thì, thầy từng nhắc học trò: Sông Nil đã tạo ra nền văn minh Ai Cập, sông Tigre và sông Euphrate nền tảng văn minh miền Mésopotamie Lưỡng Hà Địa...

Gió riu riu từ dòng kinh Nhiêu Lộc tạt về, bứt từng chiếc lá vàng khô trên hàng cây dọc đường Hoàng Sa rơi lả tả. Tự dưng, tôi nghe cảm giác bâng khuâng theo máu lưu dẫn trong thân.

Miên Đức Thắng vuốt mái tóc bồng bềnh ngả màu sương sữa, người một thời không là ''một thời để yêu, một thời để chết'' mà một thời, cùng bạn bè ''Hát từ đồng hoang'' bằng đôi chân tuổi trẻ dẫm lên than hồng với ước mơ ''Lớn mãi không ngừng'' trên quê hương yêu dấu! (4).

- Nầy, học trò! Im lặng, bí rồi phải không?

Thắng ngó ngực tôi, rồi đột ngột bóp vai. Tôi phản xạ không điều kiện, cho không cũng nên.

- Bí… cái con khỉ, thưa tiên sinh!

Ở dưới quê tôi, ghét nhất là khi nghe ai đó dùng chữ ''Bí'' với mình. Bởi, thời còn con gái, má cứ dặn đi dặn lại: ''bí dính bầu, chết nghen con!''. Tôi chỉ kịp kêu: ''Cái con khỉ'', chỉ vì tiên sinh Thắng cốt tuổi Khỉ.

- Và, văn minh Trung Hoa cũng khởi từ lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang!

Tôi nói như thể binh vực cho điều tôi đã nói.

Ngồi bên, Cao Quảng Văn trầm ngâm, cái trầm ngâm chất Huế người Quảng Điền, Phước Yên chưa bóc và lột sạch vỏ, dự cuộc dự chưa định.

- Lời các vị, khiến tôi nhớ, trong bài thơ '' Tương tiến tửu'' của Lý Bạch ngày xưa: ''Quân bất kiến Hoàng Hà chi thủy thiên thượng lai/ Bôn lưu đáo hải bất phục hồi?''.

Vầng trán tiên sinh đã xếp làn mây nào khác chi, những đường lưỡi cày cắm sâu vào lòng ruộng lúa quê nghèo. Nhớ ra rồi, tôi nhớ: ''...trên tro tàn máu lửa/ thanh bình về nơi nơi/ với bàn tay khối óc/ ta xây đường tương lai...'' trong bài thơ ''Quê hương của mẹ già và em bé'' của tiên sinh viết từ năm 1966.

Văn tiên sinh chưa kịp cắt nghĩa hai câu thơ mở đầu ''Tương tiến tửu'', Nhà báo Nguyễn Sông Ba vừa rờ rẫm cái nón màu nâu mận Trại Hầm của xứ Hoa Anh Đào, vừa đòi ngâm thơ. Ai nấy thảy đều chưng hửng, tôi lén trộm nghĩ: ''Thằng cha trung niên đẹp mã, mang tên con sông chảy qua núi Nhạn, từng gánh đào oằn vai...xệ...kép ...lúc tá túc Linh SơnTự'' (?!) mà ngẫu hứng ngâm thơ thì, coi như buổi sáng nay, rồi chùa!''.

Tôi thèm chơi rắn mắt, tính lấy mông cạ vế tay nhà báo gốc cao nguyên Lâm Viên thử coi nóng lạnh cỡ nào mà cả gan, dám đòi ngâm thơ giữa ''thanh thiên bạch nhật''. Thèm thì thèm vậy, chớ chưa chi đã thấy Sông Ba khệ nệ bưng chậu nước ra, trịnh trọng để giữa bàn giống hệt cảnh Lưu Chính Phong ''Rửa tay chậu vàng'' từ biệt chốn giang hồ trong truyện ''Lệnh Hồ Xung'' của Kim Dung.

Đương khi đầu mơ mơ, óc màng màng, tôi nhận ra điều chưa thể tưởng của người nhà quê thuần phác: Sông Ba móc bọc, moi thơ của mình và thình lình ngâm nước trong chậu(!). Hiểu ra, tôi té ngửa, bụm miệng:

- Cái đồ quỷ, mắc dzịch!

*

Tây Tạng là miền đất người đời có thể gọi ''nóc địa cầu'', nơi Mê Kông cùng bắt nguồn Hoàng Hà, Trường Giang (Dương Tử Giang) tạo ra nền văn minh phù sa cho các dân tộc cấy trồng lúa nước. Và, cũng chính những lưu vực của những con sông đó, tặng thôn dân Trung Hoa những bình nguyên bạt ngàn, tặng thôn dân Việt cả một vùng châu thổ sông Cửu Long mênh mông, cò bay thẳng cánh!

Nửa thế kỷ trước, thầy Phan Khoang từng giảng cho học trò: Cách đây trên sáu ngàn năm, giống Hoàng và giống Viêm liên kết đánh thắng giống Miêu và giống Khương, lập nên văn minh Hoa Hạ...(5). Tôi nói với các tiên sinh, rằng:

- Đời nhà Chu, trên dưới áng chừng ngàn chư hầu, tự trị trong nước phục tùng. Đám thiên tử phong kiến phân biệt giai cấp: Quân tử và tiểu nhân (6).

Thiệt ra, quân tử hay tiểu nhân cũng chỉ là cách nói của giai cấp thống trị đối với giai cấp bị trị mà thôi, ích gì cho thiên hạ. Rồi, quân tử cũng lắm phen biết sợ, như nhà Chu biết sợ rợ Tây-Nhung mà dời đô sang phía Đông (7) và từ đó, vua bạc nhược, chư hầu nổi lên tranh cướp chém giết nhau, gây bao thống khổ cho dân lành. Rốt lại, trong số cả ngàn chư hầu chỉ còn sáu nước hùng mạnh; Tề, Sở,Tấn, Tần, Lỗ, Tống. Tuy vậy, họ chưa dám bỏ, hay nói đúng hơn, vẫn sợ nhà Chu. Với họ, họ luôn sẵn sàng tiêu diệt nhau tranh nhau làm ''Bá''. Và, trên miền đất phì nhiêu của lưu vực Hoàng Hà hình thành Ngũ Bá: Tề Hoàn Công, Tấn Văn Công, Tống Tương Công, Sở Trang Công, Tần Mục Công. Thời hỗn loạn Ngũ Bá đã được Khổng Tử ghi chép lại trong cuốn Xuân-Thu, người đời sau gọi là thời đại Xuân-Thu (8). Thời đại Xuân-Thu đi qua, tới thời Chiến Quốc(9) với bảy nước hùng mạnh, Thất Hùng: Tần, Sở, Yên, Tề, Triệu, Ngụy, Hàn. Về sau, Tần diệt nhà Chu và diệt luôn sáu nước trong thất hùng. Trung Hoa thống nhất và cũng là lúc, dân tộc Trung Hoa từ châu thổ Hoàng Hà tràn xuống chiếm hữu đồng bằng Trường Giang, khởi đầu cho chế độ Quân chủ chuyên chế.

Có lẽ, bởi tôi nói như trả bài học thuộc lòng hoặc như, người viết truyện nhét chữ vô miệng nhân vật, nên hai tiên sinh Quảng Văn, Đức Thắng ngứa tai, bật ra lời lẽ:

- Thì đó, hơn hai ngàn năm sau kể từ khi chế độ Quân chủ chuyên chế ra đời, xã hội Trung Hoa vẫn không thèm chuyển mình thay đổi, mặc cho bọn rợ phương Tây phương Bắc xâm chiếm và tàn phá đất nước (10)...,” trò” có biết tại sao không?

Tôi như chạm phải nọc, liền vọt miệng:

- Thiếu con trùng đất, thưa nhị vị tiên sinh!

Nhà báo Nguyễn Hữu lõ mắt, ngó tôi thiếu điều rớt con ngươi.

- Con trùng đất? Nghĩa là… Địa long!



2.

Trùng đất thì có ăn nhập chi đến chuyện địa lý và lịch sử Trung Hoa, dù chỉ là chấm mút chút đỉnh? Có ăn nhập đấy, trời ạ! Một sự ăn nhập tưởng chừng rời rạc hoặc “ chuyện nọ xọ chuyện kia”, nhưng… tất cả đều do bàn tay mầu nhiệm của Thượng Đế sắp đặt. Chẳng hề là ngẫu nhiên mà Mê Kông, Hoàng Hà, Trường Giang đều cùng bắt nguồn từ ''nóc địa cầu'' Tây Tạng. Chẳng là ngẫu nhiên, Vương quốc Phù Nam bị Chân Lạp, một chư hầu nhỏ bé của mình, tiêu diệt...Và, cũng chẳng là ngẫu nhiên lưu dân Việt ''một nắng hai sương'' trên vùng châu thổ Thủy Chân Lạp (tức Nam Bộ ngày nay) vốn đất cũ của Phù Nam. Vật đổi thì, tránh sao khỏi chuyện sao dời!

- Chẳng phải ngẫu nhiên mà cây cầu Công Lý vắt ngang dòng kinh Nhiêu Lộc, và dòng kinh Nhiêu Lộc, có từ xưa, rất xa cây cầu Công Lý!

Tôi nói khơi khơi trong những vệt nắng mai rời rạc để rồi không bao lâu sau, những vệt nắng mai rời rạc đó, tự nó xâu chuỗi thành sợi nắng mật ong cho hoa lá quang hợp, tạo sức sống mãnh liệt và tốt tươi.

Các tiên sinh có vẻ nghi ngờ điều tôi nói. Tất nhiên! Kẻ không là thợ, sao ''múa rìu qua mắt thợ''? Chưa hẳn, vì đâu cứ mang danh thợ là … biết múa rìu! Ví như, chuyện dân gian con trùng đất chẳng hạn.

Trùng đất, người miền ngoài gọi con giun đất; người miền trong, nhất là người Nam Bộ kêu bằng địa long, nghĩa rồng đất. Con người chưa ai thấy con rồng nên mỗi con người, mỗi dân tộc sống lưu vực Mê Kông hoặc sống lưu vực Hoàng Hà, Trường Giang đều có con rồng trong tâm thức sở hữu riêng mình. Duy chỉ con rồng đất thì, đã là con người ai cũng thấy! Nó hoàn toàn không dính dấp gì tới sức mạnh thiên nhiên và những yếu tố cấu tạo nên vũ trụ, như: Gió, Lửa, Đất, Nước về truyền thuyết Rồng phương Tây. Đơn giản vì, nó là con trùng đất, một loài trùng đất sinh sống đất phương Nam cùng dân tộc Việt.

Long nói ở đây, chẳng thuộc về long có cái mũi hình thú, chân trước cầm hạt ngọc...như long ở các triều đại Trung Hoa, hoặc có cái mào nơi mũi, sun sóng đều; miệng ngậm viên châu...như long ở các triều đại Việt Nam. Nghĩa là, long hoàn toàn không phải long của Vua-Chúa, Bá-Vương... chuyên đè đầu cỡi cổ, mần cha thiên hạ. Long nói ở đây, chính là long của người cày sâu cuốc bẩm, bán mặt cho đất bán lưng cho trời!

Theo truyền thuyết dân gian, long hiện hữu trước người; nó cùng thời cái thuở ''tạo thiên lập địa'', thì sá gì văn minh du mục, phù sa, thương mại, kỹ thuật...hoặc giả văn minh chi chi...đi nữa(!). Với một cơ thể không hình tròn mà là hình trụ, thân nhiều đốt, da đầy đủ chất nhờn trong tư thế sẵn sàng chui luồn vô nơi chốn khó khăn nhất. Nó chẳng thèm ''cắt ruột rà, soán ngôi'', chẳng màng chuyện ''tranh bá đồ vương''...Tự nó, bằng bản năng sinh tồn, nó sử dụng vòng tơ quấn quanh từng đốt phần đầu tỳ vào đất giúp đồng loại vượt qua mọi nguy khốn khi bò. Nó không lợi dụng tình thế ngặt, buộc đồng loại làm chư hầu. Có lẽ, nó biết sống nên nó tiết dịch nhầy làm mềm đất, chớ không chém giết nhau gây đau đớn và thù hận khi gặp cảnh ngộ môi trường khô và cứng.

*

Trời cho con người trí khôn thì, chắc cũng cho con người trí dại(?).Trí đẻ tư tưởng. Tư tưởng nào không nuôi khát vọng và khát vọng nào, không mang nặng tham vọng và ảo tưởng; đôi lúc đi đến vĩ cuồng! Con vật khác con người và chính cái khác đó, lắm khi con vật đã cứu con người thoát bao thảm họa chính do trí khôn - trí dại của nó gây ra…

Miên Tiên sinh dường như hiểu ra điều tôi muốn nói, bèn… bật tiếng cười và tự thưởng bằng cái vỗ đùi mình rung rinh bốn cái chân bàn nước.

- Môi trường trong cái thế giới trí khôn - trí dại con người, ngày càng tràn ngập ô nhiễm. Ác nghiệt nhất, là ô nhiễm thể xác lẫn tâm hồn. Trùng đất giúp người một phần nào về sự ô nhiễm thể chất, bởi nó có thể giải quyết sạch môi trường hầu hết tất cả các loại chất thải hữu cơ; đồng thời, nó có khả năng tiêu hóa rất lớn các loại chất thải hữu cơ phát sinh do người, động vật, nhà máy công nghiệp...Nhưng...

Cao tiên sinh dùng ngón tay trỏ vẽ vòng tròn lên mặt bàn. Chắc là,cái vòng tròn đó mang chỉ dấu khép kín ''làm sạch môi trường ô nhiễm thể xác lẫn tâm hồn''.

- Nhưng, là nhưng thế nào?

Tôi cười giả lả:

- Thưa tiên sinh! Học trò nói nhưng..., là nhưng, '' không thể làm thay con người giải quyết sạch ô nhiễm môi trường ứ đọng nơi tâm hồn. Cái đó, con người phải tự giải quyết. Trùng đất: bó tay, chấm com!''.

Rồi, tôi đặc tả sơ về con trùng đất miền châu thổ Đồng bằng sông Cửu Long để các tiên sinh đã ly nông từ hơn nửa thế kỷ, nắm:

- Trùng đất phương Nam có cái cơ thể dài thuôn hai đầu, thân chia từng đốt, mỗi đốt có vòng tơ mà nông dân Nam Bộ thường gọi chi bên. Ngó kỹ phần đầu cơ, sẽ phát hiện: Miệng, đai sinh dục ôm gọn ba đốt và bao gồm lỗ đực, lỗ cái, da trơn nhám có chất nhầy, lỗ hậu môn nằm ở phần đuôi...

Tôi dợm ''nói ra bộ'' chuyện ái ân của con trùng đất chẳng thua người, mà còn ''mát trời ông địa'', thì cô chủ quán bưng trà mời khách. Tôi mất hứng, cái rụp!

Vườn hoa chạy dọc đôi bờ kinh Nhiêu Lộc với hành lang đi bộ, những người già thành phố tập thể dục sớm mai như cố níu sức khỏe cho từng giây sự sống, sau những năm tháng phung phí sức lực trên đường đua cuộc đời.



3.

Nắng trưa nện xuống mặt đường Hoàng Sa dội bừng bừng hơi nóng gắt!

Tuổi già thân ai chẳng mỏi, bởi gân cốt đã mòn. Tôi thương tôi như thương bạn, chớ tôi chưa dám chạm ''Tôi tẩn liệm tôi'', một bài thơ Miên tiên sinh viết cho mình hay bức tranh do Sông Ba xuất thần vẽ mái tóc thôn nữ đồng bằng sông Cửu Long mang hình bông điên điển nối nước nổi thành mùa xa tít chân mây! Hoặc chốn nào, năm non bảy núi Thất Sơn, Đá trầm tư: '' Đá im lời cổ tích'' mà Cao tiên sinh chấm phá nét thủy mạc nơi góc trời hoài niệm. Và, trước lúc chia tay nhau, tôi nhớ mình có nói:

- Trùng đất không những giúp con người cải thiện môi trường sống, nó còn cứu người thoát những căn bịnh hiểm nguy. Làng tôi có bài thuốc dân gian dùng con trùng đất và nghe nói, cụ Nguyễn An Ninh, rồi sau nầy con của cụ là Nguyễn An Định đã dùng con trùng đất cứu nhiều người mắc bịnh nan y(!). ''Trùng đất có vị mặn, tính hàn. Quy vào bốn kinh: vị,can, tỳ, thận. Nó thanh nhiệt hạ sốt, trấn kinh, thông kinh, hoạt mạch, bình suyễn, hạ huyết áp, lợi niệu, tiêu phù...''.

Xưa nay, người làng truyền miệng như là khẩu quyết!

*

Thời gian trôi qua, tôi có thêm điều suy ngẫm về con trùng đất ở quê nhà, nơi dòng Cửu Long Giang đã tạo nên văn minh miệt vườn Nam Bộ. Chẳng biết có khiên cưỡng chăng khi tôi tự hỏi:

- Nếu như, địa lý, những sự kiện lớn trong lịch sử và thời đại triết học Trung Hoa từ hai con sông: Hoàng Hà, Trường Giang đã tạo nên hai cuộc chuyển biến lớn lao đối với phương Đông, là ''Cuối Chiến Quốc, từ phong kiến chuyển qua Quân chủ chuyên chế; đầu thế kỷ 20, từ Quân chủ chuyển qua Dân chủ. Đồng thời, hai lần thâu nhập và ảnh hưởng văn minh Ấn Độ ở thời Lục triều - Đường; văn minh Âu-Mỹ từ đời nhà Thanh đến nay!'' thì, địa lý, những sự kiện lớn trong lịch sử người lưu dân Việt ở phương Nam từ con sông Cửu Long đã hun đúc và tạo nên ''Minh triết người Việt tiếp thu nền văn minh Phù Nam, Ắn Độ, Chân Lạp, Chăm pa, Trung Hoa, Âu-Mỹ...biết sống và sống hòa thuận với cộng đồng các dân tộc''.

Điều đó, đã giải mã vì sao tộc Việt nói chung và người Nam Bộ nói riêng, có sức đề kháng mạnh mẽ hơn thiên binh vạn mã của trời, trước bất kỳ ngoại bang nào tiến hành chiến tranh xâm lược đất nước Việt!

Và, chuyện rõ ràng nhất, trùng đất đồng bằng Nam Bộ không phải đợi: ''Con giun xéo lắm cũng quằn'', chỉ cần kẻ đó ló mòi ''Xéo'', dợm ''chơi cha thiên hạ'' thôi, cũng đủ độ để thiên hạ quất kẻ đó ''sụm bà chè'', đâu chờ đến lúc bị ''quằn'' rồi mới ra tay đập kẻ ''chơi cha thiên hạ'' bại ''quại'' quại và muối cái mặt, chạy cụp đuôi!?./

CTH.

(1) Theo thầy Cao Hữu Hoành: Nhân loại trải qua thời kỳ văn minh phù sa, văn minh thương mại và hiện nay(1966), văn minh kỹ thuật.

(2) Mê Kông – một trong những đại trường giang vĩ đại của địa cầu, với chiều dài hơn 4.880km (tương đương khoảng 3.000 dặm). Sông bắt nguồn từ vùng núi cao Thanh Hải, băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) chảy qua Myanma, Lào, Thái Lan, Campuchia trước khi vào Việt Nam, rồi đổ ra biển Đông bằng chín cửa sông Cửu Lon. Chín cửa sông đổ ra biển: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên,Cung Hầu, Định An, Ba Thắt (Bassac),Trần Đề. Trong đó, cửa Ba Lai giờ đã là cống đập ngăn mặn, dòng chảy bị chặn vĩnh viễn. Riêng cửa Ba Thắt (Bassac), bị thiên nhiên vùi lấp chỉ còn như một con rạch nhỏ.

(3) Họa sĩ, nhạc sĩ Miên Đức Thắng, nhà thơ Cao Quảng Văn, nhà báo Nguyễn Hữu (Nguyễn Sông Ba)

(4) Nhạc phẩm ''Hát từ đồng hoang'' và ''Lớn mãi không ngừng'' tác giả Nhạc sĩ Miên Đức Thắng.

(5) Hoa nghĩa là chính, lớn, đẹp, trổ màu đỏ. Đời Chu trọng màu đỏ/ Hạ nghĩa là khu vực văn hóa cao.

(6) Quân tử: Gọi là bách tính, tức hạng quý tộc, có đất ruộng, có học, cầm quyền cai trị, cha truyền con nối/ Tiểu nhân: Gọi là dân, là thứ dân, lê dân, quần lê; tức hạng nô lệ, thời bình làm ruộng, làm thợ; thời chiến thì đi lính ( theo ''Trung Quốc cổ đại xã hội nghiên cứu'', Quách Mạt Nhược).

(7) Tây Chu(1134-770), đóng đô ở đất Phong, đất Cảo (Thiểm Tây ngày nay). Đông Chu(770-247), dời đô qua Lạc Dương (Nay gọi Hà Nam)

(8) Xuân Thu (722-479)

(9) Chiến Quốc (479-221)

(10) Ngũ Hồ (Nam Bắc triều 221-581), Liêu, Kim, Nguyên cuối Tống (1234-1368), Mãn Châu (1616-1911).

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 28)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 87)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 205)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 219)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 235)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 789)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 280)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 529)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 885)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1814)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9848)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18240)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4730)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1497)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2014)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1915)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23255)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8603)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9611)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9077)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31491)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21390)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26295)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23721)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22504)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20606)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19913)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16654)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32857)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35456)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,