PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Văn

06 Tháng Mười Hai 20163:03 CH(Xem: 3533)
PHƯỢNG TRƯƠNG ĐÌNH - Văn


Văn (ma ám)

Khoái là nhà văn chuyên viết về dục tính. Trong văn Khoái người đọc luôn phải oằn oại trải qua những đau khổ về giới tính, ham muốn nhục dục và di chứng gia tộc. [Có một lần duy nhất Khoái viết câu chuyện về sự lai hóa của dân tộc. Chính vì câu chuyện đó mà Khoái suýt phải ngồi nhà đá bóc lịch]

Đêm nọ, Khoái đang say sưa viết, bất chợt có cơn gió lạnh từ đâu thốc qua cửa sổ khiến Khoái rờn rợn cả người. Dừng bút Khoái nhìn ra bên ngoài. Vầng trăng lạnh mệt mỏi nhả ánh sáng nhờ nhợt xuống khoảng sân thâm trầm. Vài tiếng dế cầm canh đay nghiến trong lùm cỏ.

Mắt Khoái dừng lại nơi góc tường lem lở, một đôi vợ chồng thạch sùng đang hành lạc. Bất ngờ gặp được sự kiện lạ, Khoái lấy điện thoại chụp ngay khoảnh khắc ấy.

Khoái lấy chiếc vỉ ruồi nhè nhẹ bước lại gần, nhằm đôi thạch sùng nện một phát, đang say sưa hưởng thụ  không kịp phản ứng, vợ chồng thạch sùng chết ngay tức khắc.

Ba giờ sáng.Trăng lặn, gió ngừng, dế ngủ. Khoái buông bút.

Sáng mùa đông sương miên man. Khoái dậy. Cầm điện thoại xem giờ. Mặt Khoái hiện lên vẻ hoảng hốt, bàng hoàng. Nơi màn hình điện thoại hiện rõ hình ảnh một đôi nam nữ đang trong tư thế lòa lỗ. Họ đã chết, nơi khóe miệng máu vẫn còn rỉ ra. Hai con ngươi trợn trừng dường như lồi hẳn ra ngoài. Nét mặt đầy nỗi căm hờn oán hận...

Khoái chạy lại bàn dở tập bản thảo, trang cuối cùng, Khoái đã để nhân vật của mình bị giết khi đang quan hệ tình dục. Khoái nhìn lên bức tường. Hình ảnh đôi vợ chồng thạch sùng in hằn trên đó...

 

 

 

 

 

BỐC MỘ

Thắng chuyên  làm nghề bốc mộ.  Nghe nói cái nghề này truyền từ đời cố nội hắn. Năm nay Thắng bốn mươi tuổi, hành nghề đã hơn mười năm. Thời hiện đại người ta chủ yếu hỏa thiêu nên nghề của Thắng càng lúc càng ế ẩm.

Hai hôm trước nhà lão Thôi đào móng xây nhà, tốp thợ đào trúng quan tài. Cả bọn hốt hoảng bỏ của chạy lấy người. Lão Thôi mời Thắng đến bảo:

-Anh giúp tôi vụ này, tôi hứa trả công xứng đáng.

Thắng nói:

- Đúng ba triệu tôi mới bốc.

Ngần ngừ một lát, lão Thôi bấm bụng gật đầu, trong dạ cay cú Thắng lắm.

Thắng dặn người nhà lão Thôi chuẩn bị nước ngũ vị, bạt, và đèn chiếu sáng đúng ba giờ sáng sẽ hành động. Đúng giờ Thắng đến, dẫn theo trợ thụ là Thiện.

Thiện sợ âm khí nên xoa dầu gió và nước ngũ vị khắp người, Thắng không thèm xức gì hết, hắn nói cái nghề này hắn quen như ăn cơm, âm khí còn phải sợ hắn.

Hì hục đến 4 h 30 phút mới xong. Thắng cười nói:

- Xong nhé ông chủ, mai tôi sang lấy tiền, ,mà này xây xong nhà nhớ mời thằng em đến làm mấy chén nhé.

Lão Thôi cười giả lả:

- Dĩ nhiên, các anh về mạnh giỏi có chi chiều tôi cho người mang tiền sang.

Chiều hôm đó Lão Thôi cho người đem trả Thắng đúng ba triệu, Thắng chia cho Thiện một triệu, đưa vợ một triệu còn lại hắn gọi tụi bạn ra quán thịt chó. Chén chú chén anh mãi tới mười hai giờ đêm Thắng mới mò về.

Rượu ngấm dần khiến hắn lâng lâng. Không hiểu ma sai quỷ khiến thế nào Thắng lại đi nhầm đường đến móng nhà đang xây dở của lão Thôi. Từ xa Thắng nhìn thấy có một bóng người lòa nhòa trong làn sương uẩn đục. Người đó hình như đang giơ tay vẫy Thắng. Khi Thắng lại gần không thấy tăm hơi ai cả. Hắn chợt nghĩ, hay là mình gặp ma. Nghĩ vậy hắn vội vã kéo khóa quần tương ngay một bãi nước tiểu.

Sáng, nhà lão Thôi bị đánh thức bởi tiếng kêu của tốp thợ. Lão Thôi không kịp thay đồ ngủ chạy ra. Thắng nằm chết ngay dưới chân móng, đầu cắm xuống đất. Trên tay hắn còn cầm một đốt xương người. Một đốt xương ngón chân.

Trong dân gian vẫn thường kháo nhau, nếu khi bốc mộ mà vô tình để xót xương ma sẽ hiện hồn về đòi nợ chính kẻ hành nghề...


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Sáu 20233:35 CH(Xem: 9)
So với bốn người – Paul, John, George và Ringo – thì Kiệt giống George nhất vì khuôn mặt xương xương.
02 Tháng Sáu 20235:10 CH(Xem: 52)
Cơn mưa qua đi, trăng lại lọt sáng qua từng kẽ lá, Khải khe khẽ mở cửa, trở về căn gác trọ.
30 Tháng Năm 202312:58 CH(Xem: 164)
Lần này là một cuộc chạy trốn.
30 Tháng Tư 202311:19 SA(Xem: 189)
Chị đã nấp dưới khăn liệm để được ôm ấp chồng đêm cuối trên dương thế.
16 Tháng Tư 20235:09 CH(Xem: 282)
Nguyễn Tuân là người sinh ra Nguyễn Tuân. Nói cách khác, ông tự làm ra tính cách ông, làm ra cái sự độc đáo, cái sự không giống ai cho riêng ông.
11 Tháng Tư 202311:16 SA(Xem: 260)
Không công dân nào có thể tốt hơn công dân đã nằm dưới mộ.
03 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 244)
Chuyện về thời đã qua sẽ thú vị không chỉ cho con cháu, mà cả cho những người khác nữa.
29 Tháng Ba 202310:53 SA(Xem: 484)
Và cuộc hành trình trên cõi đời này tôi mãi tìm em.
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 201)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 392)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31665)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3243)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7911)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8859)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18332)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 55)
Du Tử Lê nổi tiếng nhất với tư cách một thi sĩ.
(Xem: 5013)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4881)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10156)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16381)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 15970)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5806)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5699)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6057)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6344)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26706)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18489)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 22018)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19709)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18288)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15687)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14707)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 15007)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13986)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13759)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20864)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28150)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32291)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,