Chiến tranh dưới cặp mắt một y sĩ tiền tuyến. (Kỳ 02, cuối)

17 Tháng Giêng 201711:10 SA(Xem: 6165)
Chiến tranh dưới cặp mắt một y sĩ tiền tuyến. (Kỳ 02, cuối)

(Tiếp theo và hết)

 

Trả lời câu hỏi về những tác phẩm văn xuôi được trao giải thưởng văn chương toàn quốc năm 1969, Trang Châu / Lê Văn Châu cho biết:

Năm đó có 3 tác phẩm trúng giải: cuốn Má Hồng của Đỗ Tiến Đức, Y Sĩ Tiền Tuyến của Trang Châu, Trại Đầm Đùn của Trần Văn Thái. Cuốn YSTT được nhà xuất bản Đường Sáng in năm 1970. Đợt đầu 5000 cuốn do Nguyễn ĐìnhToàn và Nguyễn Đạt Thịnh viết lời giới thiệu đàng sau. 3000 cuốn sau, Mai Thảo viết lời giới thiệu ở trang sau. Tôi rất thích lời giới thiệu này, tôi còn nhớ anh Mai Thảo viết:

“ … Hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên đường như trường hợp Trang Châu là đi thẳng, đi ngay vào những thực tế lớn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Thực tế lớn bây giờ là tuyến đầu, là mặt trận, Trang Châu đã có mặt ở đó (…)

YSTT là một tập ký, ghi nhận cảm nghĩ của một y sĩ theo chân một đơn vị Nhảy Dù hành quân. Tôi đã viết ra những điều mà nhiều người đã trải qua, nhưng không nói ra được, không tả ra được: Chiến tranh dưới cặp mắt một y sĩ. Tôi luôn luôn giữ ngòi bút trung trực. Viết về đơn vị mình, người viết thường dễ có khuynh hướng bốc thơm đơn vị mình. Tôi đã không làm điều đó và không áp lực nào có thể bắt tôi làm điều đó…” (Nđd)

Tính chân thật và nhân bản, theo tôi, là ngọn hải đăng dẫn đường cho cõi giới văn chương của Trang Châu / Lê Văn Trang.

Tính chân thật của họ Lê càng đậm nét hơn, khi ông kể lại chuyện ông in tập thơ đầu tay “Tình Một Thuở” của ông ở Saigon:

“… 'Tình Một Thuở' đúng là một tập thơ. Gồm chừng 40 bài thơ. Năm đó tôi học xong năm thứ 4 Y khoa. Chặng đường khó khăn cuối cùng của con đường dài 7 năm, tôi đã qua. 2 năm còn lại chỉ là để trao đổi kiến thức và thực hành y khoa. Gia đình tôi cho 10.000 đồng bảo muốn làm gì thì làm. Tôi đi in tập thơ gồm 1000 cuốn. In xong chẳng biết làm gì. Tôi chỉ quen một vài tiệm sách duy nhất ở đường Lê Lợi, mang ra gởi 10 cuốn. Một tháng sau tôi được trả tiền cả 10 cuốn sách. Nhưng cô bạn gái không nhận thêm cuốn nào nữa. Tôi nghĩ cô bạn vì nể tôi mua đứt 10 cuốn. Tôi tặng bạn bè chừng 20 cuốn. (1)

Phần còn lại nằm trong kho nhà tôi cho đến khi mối ăn loang lổ phải mang đi đốt. Tập thơ gần như không được ai biết tới ngoài bản nộp ở bộ Thông tin.

Đó cũng là điều may. Trong 40 bài thơ của Tình Một Thuở, nay tôi giữ lại hai bài: Khâu áo (1958) và Mừng Em (1960).(2) (Nđd)

Và, cũng thật ngay thẳng, khi Trang Châu / Lê Văn Châu cho biết, ông là một người viết lẻ loi. Trước năm 1975 ở quê nhà, cũng như bây giờ, ở hải ngoại, với hầu hết anh em văn nghệ, họ vẫn nhìn ông là một bác sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ.

Tuy tự thấy mình lẻ loi, nhưng ông cũng cho biết ông có một vài người bạn văn sau khi được trao giải thưởng Văn chương toàn quốc, 1969 là Nguyễn Đình Toàn và Dương Hùng Cường… Trước 1975, ông cũng thường lui tới tòa soạn tạp chí Văn Học, hàn huyên với chủ nhiệm Phan Kim Thịnh. Tại đây, ông được gặp hai nhà văn lão thành là Tam Lang / Vũ Đình Chí và nhà văn Tam Ích…

TrangChau 02
 Nhà thơ Trang Châu, hàng ngồi bên phải (Hình: Song Thao Montréal, 1996)



Về giai đoạn khởi đầu đời tỵ nạn, họ Lê cho biết:

Sau 1975 định cư ở Montréal, tôi viết lách để giải tỏa những dồn nén trong lòng. Đúng như anh Đỗ Quý Toàn đã nhận xét khi đọc thơ của tôi. 13 năm viết chừng 15 bài thơ. Sự ra đời của Văn Bút Canada, hiện nay đang là động cơ thúc đẩy tôi viết. Tính tôi chơi với ai chơi hết lòng. Không khách sáo, không đầu môi chót lưỡi. Ngược lại, ai đối xử với tôi không như thế, người đó không bao giờ là bạn của tôi cả…” (Nđd)

Khi nói về những kỷ niệm của đời quân ngũ, Trang Châu tâm sự:

Tôi đã phục vụ binh chủng Nhảy Dù từ cấp Y Sĩ Trung Úy đến cấp Y Sĩ Thiếu Tá. Nhờ đi ngay vào thực tế lớn là tuyến đầu, là mặt trận qua binh chủng dù mà tôi đã viết được cuốn YSTT. Bao nhiêu vui buồn của một thời trận mạc đều nằm trong cuốn sách này. Tuy thế tôi vẫn thấy cuốn YSTT thiếu mất một đoạn kết. Hai mươi năm sau, một hôm tôi ngồi đọc lại từ đầu đến cuối cuốn sách của mình và thấy cần có đoạn kết. Có những tên tuổi lúc đó tôi không nêu ra được. Như trong bài Thử Lửa, vị tiểu đoàn trưởng nói với tôi câu: “Đi gồng tí chơi, bác sĩ” chính là tướng Nguyễn Khoa Nam sau này. Vào một lúc nào đó, tôi sẽ viết thêm đoạn cuối này...” (Nđd)

Trả lời câu hỏi về nghiệp thi ca của mình, Trang Châu cho biết, ông sẽ cho in cuốn thơ nhan đề “Thơ Trang Châu”, với bài tựa của nhà thơ Đỗ Quý Toàn mà, ông thấy rất “kỳ thú”. Dù rằng:

“… Tôi làm thơ năm 14 tuổi. Năm 16 tuổi đã viết được 60 bài thơ. Thế mà đến nay gần 50 tuổi tổng số lượng thơ chọn cũng không quá 40 bài.Tôi nghĩ là không quá khắc khe với chính mình. Những bài thơ mà một thời gian sau đọc lại chính mình không còn thấy rung cảm nữa là tôi loại bỏ (…)

Bài ngũ ngôn dưới đây trích từ tập ‘Thơ Trang Châu’:

Anh Còn Có Gì

tặng anh Đỗ Quý Toàn

Anh còn có gì

Ngoài khung cửa nhỏ

Em về qua phố

Nắng rực đường đi

Em mỉm môi cười

Tình trao ai đó

Lòng anh không gió

Cũng lộng niềm vui (…)”

Và, lục bát “Nắng Lụa” cũng của họ Lê, trích từ “Vườn thơ / Tkaraoke:

Tháng Ba trời bỗng ngoan hiền
Nghe em nhớ nắng thuở tiền duyên xưa 
Vai xuân tóc xoã ngang vừa 
Tình xuân mới nụ theo mùa xuân sang (…)

Nhà thơ Đỗ Quý Toàn ghi nhận, cõi giới thơ Trang Châu rất hiền. Tôi muốn thêm, cái hiền của thơ họ Lê là cái hiền hậu đi ra từ một trái tim mà chân thực là bản chất, là máu huyết của ông, dù ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào, ra sao…

.

Năm 2013, họ Lê cho xuất bản 2 tác phẩm -- Trong đó có cuốn “Người Ăn Trưa Trong Xe” là tuyển tập truyện ngắn mới, và cuốn “Y Sĩ Tiền Tuyến” bút ký được tái bản tới lần thứ 8.

Từ rung cảm thi sĩ, nhà thơ Phan Tấn Hải đã ghi nhận về 2 tác phẩm này, như sau:

“Nét văn học trong ngòi bút Trang Châu đã biểu lộ cá tính riêng, rất độc đáo kiểu của ông từ thời còn là sĩ quan y sĩ chiến trường trong Cuộc Chiến Việt Nam từ thập niên 1960s, cho tới bây giờ nhiều thập niên sau tại quê người ở Montreal, Canada.

“Văn bút ký của Trang Châu có nét buồn riêng. Và đặc biệt ngay cả khi viết về cảnh thu dọn chiến trường, chữa trị thương binh... vẫn không mang nét bạo lực nào. Văn dịu dàng, buồn như khi đất nước chứng kiến hình ảnh những đứa con trai bắn vào nhau, tìm giết nhau...


“Thử đọc trích đoạn từ Y Sĩ Tiền Tuyến các trang 51-53, ấn bản tái bản lần thứ 8 năm 2013:

“... Cánh quân được lệnh di chuyển. Phải di tản thương binh theo. Chỉ có hai người đi được, ba phải dìu, hai phải khiêng cáng, một xác chết phải gánh theo. Một số binh sĩ được huy động giúp di tản.Tôi phụ khiêng cáng ông Thiếu Úy Toàn nằm. Trông ông co quắp, rên rỉ thật tội nghiệp.

“Quần áo ướt dầm làm tôi lạnh run. Súng vẫn nổ nhưng thưa và xa dần. Trời đã tối hẳn, mưa vẫn không ngừng. Chúng tôi khó nhọc theo đuôi toán quân. Bờ đê ruộng bùn trơn hết người này trợt chân đến người khác. Hết bờ đê đến một căn nhà sàn. Trạm cứu thương được chỉ định đóng đêm tại đó.

“Đại Đội 64 ngoài Trung Úy Vân còn thêm bảy binh sĩ thiệt mạng, hai bị thương. Phía Tiểu Đoàn 5 Dù, sáu binh sĩ tử thương, ba bị thương. Bên Thiết Vận Xa, hai xạ thủ đại liên tử trận, năm bị thương. Tất cả thương binh được trạm cứu thương của Tiểu Đoàn 5 săn sóc.

“ ‘Đã chín giờ đêm. Tiếng súng im hẳn. Mưa cũng tạnh. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn yêu cầu tôi báo cáo tổn thất và tình trạng thương binh. Trong báo cáo tôi nói rõ tình trạng khẩn cấp của Thiếu Úy Toàn. Ông sẽ không qua khỏi đêm nay nếu không được di tản. Và thật là một niềm vui sướng cho tôi khi biết tin sẽ có trực thăng đến tải thương. Tôi huy động nhân viên đưa các thương binh ra cánh đồng, bãi đáp. Gặp Bác Sĩ Cơ của Tiểu Đoàn 5 Dù, chúng tôi vui vẻ bắt tay nhau, phụ lực khiêng cáng. Chúng tôi sắp thương binh theo thứ tự ưu tiên di tản. Ba chiếc trực thăng trong hai đợt đã cho Bác Sĩ Cơ và tôi trút được mối lo canh cánh bên lòng. Còn lại mười mấy xác chết phải chờ đến sáng mai...’ ”(hết trích)

“Tuyển tập Người Ăn Trưa Trong Xe không kể những chuyện nơi chiến trường nữa, nơi đây là những hình ảnh chúng ta có thể gặp nơi đời thường, nơi mọi người cũng lo toan trong những nỗi đau đớn nhân sinh.

“Hãy đọc những dòng văn rất buồn mở đầu, nơi trang 7 của Người Ăn Trưa Trong Xe, Trang Châu viết:

“ ‘Điều khó khăn cho tôi trong dự tính bước đi một bước nữa là sợ bị lợi dụng. Tôi sợ đàn ông đến với tôi không vì tình mà vì quyền lợi của họ. Góa chồng vào tuổi 45 quả là một điều bất hạnh. Tôi không còn trẻ để nhờ cậy vào nhan sắc. Nhan sắc không phải tôi không có nhưng tôi sợ cái có đó không bền. Hình như càng lớn tuổi thời gian đi càng nhanh...’ ”(hết trích)

“Những dòng chữ lăn như dòng nước mắt.

“Phải chăng, khi người bác sĩ viết văn, tâm hồn trải ra ngòi bút đã thâm cảm những đau đớn của con người sâu sắc hơn?” (Nđd)
.

Tôi nghĩ, không thể ra khỏi bài viết này, bằng bất cứ một kết luận nào đúng hơn kết luận trên của họ Phan, dành cho văn xuôi Trang Châu / Lê Văn Châu.

(Calif. Feb. 2017)

_____

Chú Thích:

(1) Trong bài phỏng vấn có đoạn tôi nói về cuốn Tình Một Thuở, nhờ 1 cô bạn gái mua đứt cho 10 cuốn, chính là Đặng Tuyết Mai. Quen biết chỉ kéo dài được mấy tháng, chỉ gặp ở nhà sách của ông chú (đường Lê Lợi), lúc ấy Tuyết Mai đang là tiếp viên Air Việt Nam. Có một lần đi cine và 1 lần chở vespa nàng đi ăn kem. Nhưng khi đọc báo loan tin Tướng Nguyễn Cao Kỳ lái trực thăng ban trưa chiếu đèn sáng trưng vào phòng Tuyết Mai ở đường Lê Lợi thì tôi rút lui vì sinh viên quân y với 2 hoa mai trên cổ áo làm sao địch lại 2 sao của tướng Kỳ! Tôi có hai bài thơ đăng trên báo Tình Thương của sinh viên Y Khoa, thuở đó với cái tựa:

   Đề Nghị Isabelle

1. Để thay đổi không khí
    Cho tình yêu
    Em nên đi lấy chồng
    Và nhớ đến anh
    Trong những giờ hạnh phúc

2. Nếu em muốn làm ngăn cách
    Cần gì phải một con đường
    Hay một dòng sông
    Hay một bức thành
    Em chỉ cần gõ cửa tim anh
    Và gọi tên một người rất lạ!

   Thân Phận.
   Trong cuộc đua
   Chạy về trái tim em
   Anh là con ngựa què
   Nên chỉ thử
   Một vai về ngược.

(Isabelle là tên Pháp của Tuyết Mai lúc học ở Yersin Đà Lạt)

(Thư Trang Châu gửi cho DuTuLe ngày 30 tháng 1 năm 2017)

(2) Mừng em: "Trước khi gặp Hoàng Kim Uyên, tôi có mối tình đầu, người đẹp tên X.L., nữ sinh Đồng Khánh Huế. Tôi rời Huế lên Đà Lạt học (Bac II) rồi xuống Sài Gòn vào y khoa. Nàng rời Huế vào Nha Trang. Xa mặt cách lòng, nàng lấy chồng, một chàng sư phạm du học Mỹ về. Nàng lấy chồng mà gửi thiệp cưới cho tôi! Và bài thơ "Mừng Em" ra đời. X. L. hiện ở DC. 

Bài thơ "Khâu áo" tôi làm lúc ở trọ nhà 3 chị em gái ở đường Cao Thắng, Sài Gòn. Chị Xuyến, cô em út lớn hơn tôi 6 tuổi (Lúc đó tôi 18 tuổi thì phải) săn sóc tôi rất kỹ. Đọc truyện "Chị Xuyến" ông sẽ rõ. Nó thật đến 80%, trừ đoạn cuối là hư cấu. (Thư Trang Châu gửi cho DuTuLe ngày 30 tháng 1 năm 2017)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33545)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5470)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9326)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10112)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19503)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17078)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12291)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19021)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9197)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8362)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 996)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1187)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22483)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14027)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19192)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7911)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8826)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8509)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11074)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30727)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20823)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25522)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22918)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21743)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19804)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18064)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19262)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16928)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16120)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24520)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31964)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34939)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,