CAO THỊ HOÀNG - Đập lúa ma

19 Tháng Ba 20175:59 SA(Xem: 10234)
CAO THỊ HOÀNG - Đập lúa ma


 

''Ai ơi, về miệt Tháp Mười

Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn'' (Ca dao)

 

 

1.

Năm Chỉa dẫu không thuộc hạng người ''chọc trời khuấy nước'', nhưng cũng là tay anh chị ''kiến nghĩa bất di vô dõng dã'' có tiếng tăm ở bến Bình Đông. Tới lúc Pháp theo chưn quân đội Anh trở lại đất Sài Gòn, Năm khăn gói cùng chú thím Ba chèo ghe dong tuốt vô miệt Đồng Tháp Mười. 

Ông bà thường nói: ''Nó lú, chú nó khôn'' và đôi khi ngược lại. Sự ngược lại, chính là điều lưu dân Nam Bộ hằng mong mỏi''con hơn cha nhà có phúc'' !

Học trò Tám rặt nòi nhà nông, quen cái nết cần cù và biết lấy ''cần cù bù thông minh''trong học tập; biết cách tìm tòi, tra cứu về vùng đất mà ba má, người thân chòm xóm đang sinh sống, để trân quý hơn và thương yêu thêm. Một hôm, nhơn lúc cả nhà xúm xít mần cái xuồng ma đập lúa ma hay còn gọi là lúa trời, nó vừa phụ làm vừa giải thích:

- Về sau nầy, nhiều người nói, viết và nghiên cứu giống cây lúa ma; kể cả việc thu hoạch hạt lúa ma trên vùng đất nước nổi Đồng Tháp Mười. Nhưng, rất ít tài liệu ghi nhận về lịch sử và địa lý để lại cho đời sau thấu rõ miền đất đã từng có một thời vốn thuộc Vương quốc Phù Nam.

Chẳng đợi thằng Tám nói hết câu, chú Ba chặn họng:

- Tau tưởng chú mầy học trò, chắc mẻm:''Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý''. Chớ còn ba cái chuyện lúa ma, tụi tau ở đây rành như rành sáu câu vọng cổ.

- Thì anh Ba, cứ để thằng em nó nói hết ý cái đã!

Năm Chỉa ngứa miệng chỉa vô, đúng cái tên vận vào tính người.

Thấy có người kịp chống lưng, thằng Tám mạnh dạn nói tiếp:

- Theo sách Tùy thư: '' Nước Chân Lạp ở phía Tây Nam nước Lâm Ấp, nguyên là một chư hầu của Phù Nam. Vua nước ấy, là Ksatriva Citrasena đánh chiếm và tiêu diệt Phù Nam '' . Âu Dương Tu và Tống Ký soạn Tân Đường thư, đầu niên hiệu Trinh Quán nhà Đường (627 - 649), rằng: ''Sau khi Chân Lạp đánh bại Phù Nam, trong sách Trung Quốc đã xuất hiện tên gọi Thủy Chân Lạp''. Tầm ra, thì tên gọi Thủy Chân Lạp là phần lãnh thổ Phù Nam trùng khớp với vùng đất Nam Bộ ngày nay; còn vùng đất Lục Chân Lạp chính là vùng đất gốc của Vương quốc Chân Lạp (1). 

- Mấy cái chuyện nầy, tụi mình bù trất!

Chú Ba thiệt thà tự thú.

Thằng Tám được nước, nó nà xốc tới:

- Cuối thế kỷ 8, Vương quốc Sailendra (2) tấn công và chiếm đoạt toàn bộ vùng đất Thủy Chân Lạp, đồng thời buộc Lục Chân Lạp trở thành chư hầu; mãi đến cuối thế kỷ 8, đầu thế kỷ 9, Vương quốc  Sailendra suy yếu nên từ bỏ vùng đất Thủy Chân Lạp.

Vào những năm đầu thế kỷ 9, vùng đất Kambujadesa tức Kampuchia ngày nay, được vua Javavarman II (3) tuyên bố độc lập, tách khỏi sự lệ thuộc Java, thủ đô đặt tại Hariharalaya nằm về phía Nam Biển Hồ.

Mọi người ồ lên, cái ồ chẳng những ngạc nhiên mà còn ra chiều rất mới mẻ, quá lý thú!

*

- Lâu lâu thằng Tám ở Sài Gòn về chơi, mấy cha nội bắt thằng nhỏ nói hoài, mần sao nó kịp ăn món cá linh hầm mía đậm đà mùi vị nước nổi!

Thím Ba vừa bưng nồi cá linh hầm, vừa càm ràm chú Ba với mấy người anh em bạn lối xóm.

- Cái bà nầy! Sao bữa nay bà mau bực bội vậy? Ăn để sống nhưng sống cũng để… hiểu chớ!

Chú Ba chống chế thím, dẫu rằng chú thừa biết cái cố tật của mình là khoái hóng chuyện và mê nhiều chuyện.

Thím Ba để úp đít nồi cá lên mặt rế bện tre.

- Tui có nói mình gì đâu, chỉ là lúa ma thì nói lúa ma; đằng nầy, tía má nó đẻ nó ở Sài Gòn thuộc nhà chợ nên nó biết chi nhà quê mà mình hỏi dông hỏi dài...

Thím dợm quay lưng đi xuống bếp.

- Chị Ba nói vậy cũng phải. Song, em nghĩ: mình phải biết đất nước, con người, sản vật nơi mình đang sống chớ, chị Ba.

Ý anh Năm Chỉa binh vực chú Ba.

Thím Ba đứng lại, cười chúm chím. Bởi, thím quá hiểu đó là một phe với ông chồng, chẳng dễ gì đụng vô. Nhưng rồi, thím cũng phải nói đôi ba câu cho hả dạ, trước khi lo việc bếp núc đãi thằng cháu bữa cơm trưa.

- Tui nghe cái gì, là phù mỏ...chưn đạp… lung tung!

- Trời đất! Phù Nam chớ phù mỏ cái nỗi gì! Chân Lạp chớ thằng nhỏ đâu có nói chưn đạp...Cái bà nầy, hôm nay coi bộ bị ấm đầu?

Chú Ba rầy rà thím. Tưởng thím giận thì hư bữa cơm, không dè thím cười xẻn lẻn:

- Tại tui nghe ba hụt ba trớt! Đã nói, người ta dốt mà...

Hồi nãy giờ, bác Mười ngồi uống trà nghe chuyện. Ngoài rìa căn nhà, sóng vỗ nhấp nhô xuồng đẩy nước liếm nhóc nhách chưn cột kê kích. Thằng Tám hơi run vì sợ sập nhà!

Ngó mặt thằng Tám, bác Mười đoán trúng phóc cái bụng của ''thằng nhà chợ''.

- Nhà không sập đâu, cháu!

Rồi bác nói chầm chậm:

- Theo lời những gì cháu nói, thì Vương quốc Kampuchia được thành lập trên cái nền diệt vong của đất nước Phù Nam, Chân Lạp. Nếu vậy, vùng đất Nam Bộ vốn thuộc Thủy Chân Lạp và trước kia, là của Phù Nam. Tự nó là vùng đất đầm lầy, tràn ngập nước nên mới gọi rằng ''Thủy''. Nhà cất sàn, phương tiện đi lại bằng xuồng ghe và tất nhiên, cây con phải thích nghi với đất nổi nước.

Ngoài đồng mênh mông nước trong cái nắng bén lưng, nóng!

Bác Mười ngưng nói, chậm rãi rót nước trà. Chú Ba thừa dịp, giành nói:

- Nếu anh Mười nói như vậy thì, tui nói như vầy: Nam Bộ đàng mình chắc ăn là vùng đất mới, trên ba trăm năm người Việt lưu dân khẩn hoang lập ấp, chinh phục thiên nhiên tạo nên vườn ruộng; chung sống với nước nổi và mần theo bậc tiền hiền răn dạy: '' Hễ người thương nước thì, nước thương người''!

- Chú Ba mầy, nói nghe được đó!

Mùi cá linh hấp mía kèm theo rau ghém bông súng, bông điên điển, mang vị nhớ quê nhà!


 

2.

Thằng Tám trở lại Sài Gòn ''dùi mài kinh sử'', nó đi nhưng không quên để lại bao điều suy nghĩ cho chú Ba trăn trở về vùng đất đang sống. Một vùng đất, hằng năm ngóng con nước nổi, hằng năm chờ gió heo may nhấp nhứ chuyển mùa sang gió chướng và đợi con nước nổi giựt đồng... cũng là lúc, dân nghèo thiếu ăn đổ xô nhau đi đập lúa ma!

Đời lúa, tự sinh tự diệt trên miền đất hoang dã ngập tràn nước nổi. Bằng sức sống của chính mình, cây lúa ma bỏ lại sau lưng các loài hoa cỏ khác ngập chìm trong nước, nó mãnh liệt ngoi lên và ngoi lên khỏi mặt nước, bất kể nước nổi cao tới đâu. Và, nó làm đòng, trổ bông, chín hạt...theo chu kỳ tự nhiên trong cõi trời đất! Người chẳng dính dấp gì về sự chết sự sống của nó. Người đập nó đem về nuôi bản thân, ăn nó mà chẳng bao giờ hiểu nó. Vì, không hiểu nó nên chủ quan áp đặt, cho rằng nó là Lúa ma! Biết đâu đó chẳng là Lúa Trời (?). Trời cứu giúp người khốn cùng đang trong cơn nghèo đói! 

- Thằng học trò Tám coi bộ dạng lù khù, nhưng cái đầu của nó có trí tuệ. Nó nói nghe tưởng chuyện đâu đâu, lục cục lòn hòn không mí mối. Ngẫm nghĩ thì, nhận ra lắm điều cho người nghe cái cần nhận, cần động não.

Đồng tình với nhận xét của bác Mười, Năm Chỉa nói:

- Cây lúa mà từ trước tới nay, mình gọi lúa ma nhưng nó chẳng ‘’ma’’ chút nào! Biết đâu nó là giống lúa nước của Phù Nam, của Thủy Chân Lạp... còn sống sót trên quê hương của nó, khi dân tộc bị diệt vong (?).

Lời Năm Chỉa khiến chú Ba nhớ lại:

- Lúa vượt nước nổi không riêng gì cây lúa ma, nhiều giống lúa vượt nước khác, như: Nàng Đùm, Nàng Rừng, Nàng Thương, Gãy Xe, Tất Nợ...người nông dân phương Nam đã gieo sạ xuống vùng đất nước nổi, có lẽ cũng ngót nghét trên dưới hai trăm năm. Hồi năm 80 của thế kỷ trước, tỉnh Long An đã thành lập Nông trường quốc doanh Lúa Vàng nhằm khai hoang, phục hóa trên 10 ngàn hec ta để gieo trồng cây lúa vượt nước nổi. Sau nầy, nó là cái nền di dân và phát triển cây lúa 2 vụ; đồng thời, cũng là, vựa lúa lớn nhất trong tỉnh.

Rồi, bụng dạ chú Ba cứ ngờ ngợ, cho rằng:

- Cây lúa ma với các giống lúa vượt nước đó,  chắc là có mối liên hệ chớ chẳng không?

*

Năm Chỉa phụ chú Ba căng tấm đệm xuôi theo chiều dọc từ trước ra sau cao hơn một thước ở giữa xuồng. Cây trước cao, cây sau cao bằng tấm đệm mà dân tại chỗ gọi là cây cần câu. Hai cần đập làm bằng thanh tre dài trên hai thước, nó nằm hai bên và dọc theo chiều dài tấm đệm. Một đầu cột vô cây cần câu, một đầu ở khoảng giữa cái cần đập cột dây treo trên đầu cây cần câu. Xong công việc chuẩn bị đi đập lúa ma, chú Ba biểu Năm Chỉa nghỉ sớm.

Trời tờ mờ sáng, sương đồng còn bay là đà tìm hơi nước đang bốc lên vì con sóng, Năm Chỉa đứng trước mũi chống xuồng băng vô vùng lúa ma đương chín tới. Chú Ba ngồi sau, hai tay cầm hai cần đập thao tác nhịp nhàng đập bông lúa ma vô tấm manh bồ, hạt lúa chín rơi rào rào nghe vui tai, chớ không rớt lộp độp như hạt mưa trên mái tôn nghe xót lòng đau dạ!

Nắng nóng lưng và rát vành tai, cả hai chống xuồng về cũng kiếm được bộn, đôi ba giạ lúa ma vung ấp khoan xuồng.

Vui miệng, Năm Chỉa nhắc:

- Cái thằng Tám học trò bận đó nó về chơi, tui tưởng nó gà mờ, nào dè nó thuộc loại gà tử mị; thuộc thứ dữ đó nha, anh Ba!

Chú Ba vừa chống xuồng, vừa bập thuốc lá. Trời vẫn lạnh, dù có nắng. Hồi lâu, chú nói:

- Người có chữ vẫn hơn. Những gì nó nói về đập lúa ma không phải không có nguyên cớ, dẫu rằng nó chưa hề biết đập lúa ma. Chẳng giấu gì chú em, đã bao đời đi qua và tới đời mình, tui thắc mắc không hiểu tại sao hạt lúa ma có râu dài, bông ít hạt, hạt mọc thưa, hạt lớn hơn hạt lúa thường, mỗi ngày mỗi bông lúa chỉ chín vài hạt, mà lại chín vào ban đêm. Hạt lúa chín, sẽ rụng ngay lúc mặt trời mọc (?)

- Anh Ba quên cái đêm thằng Tám học trò sửa soạn mai về lại Sài Gòn, nó nói: '' Lúa trời còn gọi là quỷ cốc ''(4). Đó là chuyện sách vở, chuyện dân gian là lúa trời và vì chuyện lúa trời, nên mới có sự hào phóng của thiên nhiên: ''Ai ơi, về miệt Tháp Mười/ Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn'', còn chuyện người tại chỗ nghèo khó gọi là lúa ma! Gọi là lúa ma, chưa hẳn ''hạt lúa chín về đêm, thu hoạch lúc nửa đêm về sáng hoặc hạt lúa ma sợ mặt trời'' mà có lẽ, vì phải ''đập'' chớ chẳng phải gặt hái như hạt lúa thường(!?)

Chú Ba và Năm Chỉa chuyện vãn qua lại, vậy mà xuồng chở lúa ma tới nhà hồi nào chẳng hay!


 

3.

Mấy năm người ngóng nước, ruộng đồng khô vì nước nổi ly thân với đất. Cả vùng Thủy Chân Lạp xa xưa cạn nước và cây lúa ma lần hồi biến mất. Người mặc sức thêu dệt, đồn thổi và thậm chí nâng nó lên thành huyền thoại.

Chú Ba tiếc hùi hụi:

- Mất mùa nước nổi, mùa đập lúa ma sao còn!

Rồi, chú tặc lưỡi:

- Mùa lúa ma không còn thì, còn ai biết làm công cụ đập lúa ma?

Năm Chỉa mặt dàu dàu, chợt nói ngang không nói dọc cho có đầu có đuôi:

- Chả hiểu lúa sanh ma hay ma sanh lúa? Có điều, cây lúa ma bao đời vẫn tồn tại trên mảnh đất đã từng chứng kiến những Vương triều rực rỡ huy hoàng, cùng những dân tộc kiên cường bất khuất...rồi suy tàn và tiêu vong! 

Bác Mười trầm ngâm, cái trầm ngâm cố hữu của người già thích nghe nhiều, ít nói.

- Đã đến lúc không còn mùa nước nổi, cây lúa ma tự mình kết liễu mình. Lẽ vô thường trong cái lý vô thường tự nhiên của trời đất!

Thím Ba nướng trui con cá lóc ruộng, mời bác Mười, rủ Năm Chỉa ở nán lại nhậu lai rai với chú Ba cho đỡ buồn! Tự dưng ai cũng nhắc thằng Tám học trò và mong nó về chơi.

- Đồng khô sát rạt, chim cò còn chẳng thèm về, huống chi nó!

Chú Ba nói trong cái trống vắng. Nắng đổ sao!./

CTH.

 

(1) Vương quốc Chân Lạp (550 - 802)

(2) Vương quốc Sailendra ở đảo Java, thuộc Indonesia ngày nay.

(3) Vương quốc Khmer (802 - 1432)

(4) Gia Định Thành thông chí, Trịnh Hoài Đức

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Chín 20247:47 SA(Xem: 216)
Bên bờ Đông Hồng Hải, trong buổi chiều đang chìm dần theo một Mặt Trời rất đỏ, có người trai Lebanon lặng lẽ giữa những nỗi-niềm-chung-riêng-quá-đỗi
15 Tháng Chín 20249:22 SA(Xem: 359)
Ngược dòng. Tôi ngược dòng trận đại hồng thủy và loạt vỡ núi kinh dị trong lịch sử khí hậu Việt Nam...
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 344)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 430)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 380)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 405)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 361)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 939)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 590)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 755)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20797)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15755)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17424)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10110)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18554)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4973)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1725)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2210)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2119)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23438)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19951)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8753)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9768)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9191)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12156)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31680)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21471)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26462)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23902)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22692)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20799)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18896)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20045)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17635)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16752)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25716)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33049)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35550)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,