Kỹ thuật truyện Vũ Thư Hiên (Kỳ 02)

26 Tháng Sáu 201711:00 SA(Xem: 5443)
Kỹ thuật truyện Vũ Thư Hiên (Kỳ 02)


(Tiếp theo kỳ trước)

Trong một cuộc “Trò chuyện trên mạng” cách đây khá lâu, tác giả “Miền Thơ Ấu” cho biết, ông không có tài hư cấu, tức khả năng tưởng tượng mạnh mẽ, dữ dội để dùng nó như xương sống cho những truyện ngắn của mình. 

Tôi không biết có phải, thực tế, đời thường của ông vốn sớm bị ám ảnh bởi săn đuổi, rình rập, từ khi còn còn ấu thơ? Tới lúc trưởng thành, lại bị truy nã bởi những người mà ông từng coi là “đồng chí”? Nên ông đã dư thừa những chuyện mà trí tưởng tượng trung bình, không thể nghĩ tới thì, có nghĩa gì những hư cấu vụn vặt?

Tôi cũng không biết có phải vì “vốn sống” của họ Vũ ngồn ngộn những dữ kiện tươi rói cay đắng, chập chờn sống, chết hay không mà, hầu hết truyện ngắn của Vũ Thư Hiên, gần như không có phần tả tình, tả cảnh, quen thuộc của những truyện ngắn để chuẩn bị cho sự bước ra sân khấu của những dữ kiện làm thành thịt xương chuyện?

Hình như họ Vũ không có thói quen “vờn bóng”. Ông đi thẳng vào câu chuyện của mình, như sợ nếu dông dài, sẽ chỉ kiến tốn giấy mực một cách không cần thiết? Chưa kể sự lan man, nhiều phần sẽ làm cho yếu tố cấu thành chuyện của ông, sẽ bị pha loãng hoặc, biến dạng khi cảm xúc dẫn nhà văn tới những viễn cảnh ngoài chọn lựa.

Theo ghi nhận của tôi, truyện ngắn của Vũ Thư Hiên không được dựng trên những cao trào hay, những nút thắt, nút mở… Ở nhà văn được coi là một trong những bậc thầy về truyện ngắn này thì, sự nhẩn nha, bình thản của ngòi bút, dù cho tác giả ở vai người chứng (kẻ quan sát) hay người trong cuộc, vẫn là một thứ khí hậu truyện, phẳng lặng, không dự báo giông bão… Cho tới khi người đọc bước tới những dòng chữ cuối của truyện… Khi đó, bất ngờ, bên ngoài chờ đợi, sẽ mang đến độc giả một trong hai tình huống:

-Gấp sách lại. Ngỡ ngàng. Thở dài. Tự hỏi: Có thể có chuyện như thế sao?
-Hoặc, không kịp gấp sách lại, những con chữ đã nhòe đi, vì nước mắt (nếu bạn là người đọc nhậy cảm).

Tôi muốn dẫn chứng cụ thể bằng truyện ngắn “Nấm Mồ” in trong “Tuyển Tập Truyện Ngắn Vũ Thư Hiên” từ trang 449 tới trang 463. Ở truyện này, họ Vũ đóng vai “người chứng” - - Kẻ quan sát. Người ghi nhận. Mỗi lần đọc lại, tôi đều có những rung động, như lần đầu. Mặc dù ngay dòng chữ đầu tiên của “Nấm Mồ”, họ Vũ đã “dội nước lạnh” cảnh báo người đọc:

“Câu chuyện tôi kể ở đây không dài, lại không có những diễn biến đan xen, bất ngờ, khả di dắt dẫn người đọc tới những suy đoán mung lung, đặng tạo ra sự lôi cuốn. Vì lẽ đó, nó sẽ không thú vị, hoặc kém thú vị, tính theo chuẩn văn chương quen thuộc. Xin rào trước một câu như thế để người viết khỏi bị những phiền toái về sau (…) Nó là câu chuyện kể, không cần các thủ pháp tả tình, tả cảnh. Nói tóm lại, tôi thấy sự can thiệp của thói quen viết văn chỉ làm câu chuyện mất đi cái mộc mạc của nó. Mà đấy lại là cái tôi muốn giữ…”

“Rào đón” của họ Vũ, với tôi, cũng là một thủ pháp văn chương mà chỉ những nhà văn có niềm tự tin thượng thừa nơi khả năng vặn hành truyện mới dám dùng đến. Tôi muốn gọi đó là một thứ kỹ thuật “dàn-cảnh-vườn-không-nhà-trống”… Kỹ thuật báo trước cho người đọc biết rằng:

“Này, đừng đọc truyện này nhé. Nếu quý vị có thói quen đi tìm những câu truyện éo le, nhập nhằng giữa những yêu đương say đắm, rồi phản bội, chia tay đầy nước mắt… Những thứ đó, không có trong chuyện của tôi. Chuyện tôi kể tự thân nó không một chút hấp dẫn, thú vị nào hết…”

Trái ngược với thủ thuật của một số nhà văn, trước khi vào truyện đã “đe dọa” người đọc rằng…

“Đây là sản phẩm của trí tưởng tượng, nếu chẳng may câu chuyện có trùng hợp với tên tuổi hoặc nơi chốn của ai đó, thì đấy là điều nằm ngoài dự trù của tác giả…”

Bằng vào tập quán “kiệm lời”, một đặc tính văn xuôi Vũ Thư Hiên, tác giả đã giới thiệu ngay nhân vật thứ nhất của “Nấm Mồ”, tên Tâm. Bạn thân của em gái ông từ thời thơ ấu. Chồng trước, chết trong chiến tranh, với chồng sau, Tâm mở công ty buôn bán đồ gia dụng, thương vụ phát đạt.

Nhân vật thứ hai của “Nấm Mồ” là:

“Một cựu binh chân thọt, tên Mịch, làm nghề sửa xe đạp. Cũng là người cùng phố với Tâm, sống trong con hẻm, gia đình khá túng bấn. Chị vợ đạp máy khâu cho một cửa hàng may mặc. Anh chồng hình như bị nhiễm chất độc da cam, trong cuộc chiến, hai vợ chồng lấy nhau nhiều năm rồi mà chẳng được mụn con nào. Dù mất một chân trong chiến đấu, nhưng vì lẽ gì đó, anh không được công nhận thương binh.

“Còn một nhân vật nữa, chồng sau của Tâm, tuy không đóng vai trò đáng kể, nhưng cũng không thể vắng mặt trong câu chuyện…” (“Nấm Mồ”. Tr. 449 & 450)

Chỉ với một số lượng chữ rất giới hạn, tác giả đã giới thiệu đầy đủ thân thế, quá khứ, sự nghiệp của hai nhân vật chính, cùng tương quan, hoàn cảnh sống của mỗi người. Và, “Vai trò không đáng kể” của nhân vật thứ ba, “Nhưng cũng không thể vắng mặt trong câu chuyện” - - Chồng sau của Tâm.
Ngay sau đấy, dường để nhấn mạnh tính khách quan của người chứng, họ Vũ viết thêm:

“Khi các nhân vật, từng người một, kể tôi nghe câu chuyện, họ đều xưng ở ngôi thứ nhất. Tôi thấy cứ ghi lại đúng như cách họ kể là tốt nhất, chỉ lược đi những chỗ rườm rà, tức là có bớt chứ không thêm.” (NM. Tr. 452)

Với “lý lịch trích ngang” này của hai nhân vật, chính chẳng những không hứa hẹn một “đột biến” nào cần thiết cho câu chuyện mà, nó chỉ làm cho đường vào chuyện thêm khô nẻ, ngao ngán… Nhưng, tôi không hiểu vì sao hay từ đâu, ẩn sau những con chữ tưởng chừng lạnh lùng, vô cảm kia, lại có một sức hút kỳ lạ. Tôi muốn nói, những ai đã “bắt” vào “Nấm Mồ” cũng như đa số truyện ngắn khác, của Vũ Thư Hiên, đều rất khó “buông” ra. Nghệ thuật hay “ma thuật” chữ, nghĩa của họ Vũ, năm ở chỗ đó (?)

Cũng vậy, khi đọc thêm ít trang “Nấm Mồ”, người ta mới biết, Tâm và người chồng sau rất muốn tìm ra nơi chôn xác của người chồng cũ, tên Tường, thuộc “Bên thắng cuộc” - - Đi “B”. Chết ở miền Nam. Chồng mới của Tâm, cũng thuộc “Bên thắng cuộc”, nhưng lại có quan niệm rất “tâm linh” là “…Vợ chồng mình sống với nhau được như vậy là nhà anh ấy phù hộ. Mình không được quên. Anh ấy mất, mồ mả không biết ở đâu, mình phải tìm cho bằng ra để đưa anh ấy về em ạ” (NM. Tr. 452).

Lòng thành của hai vợ chồng, khiến họ tốn rất nhiều tiền cho các nhà “ngoại cảm”. Đều không kết quả gì. Cuối cùng, họ được giới thiệu về Mịch - - Hàng xóm, cùng ngõ. Kẻ từng tham dự với Tường, trong trận đánh cuối cùng với Tường ở miền Nam.

Tác giả không cho biết ngay, tại sao Mịch lại im lặng bao nhiêu năm khi biết rõ Tâm là vợ bạn cùng chiến đấu với mình. Cho tới khi bị “điểm chỉ” bởi một thương binh khác, ở Hà Nội… Mịch mới nhận lời dẫn vợ chồng Tâm đi tìm xác chồng.

Từ đây, trận bão mới được cảm thấy qua lời thuật của Mịch với họ Vũ:

“…Trung đoàn đã rút sau khi đẩy địch về phía bìa rừng. Chúng tôi còn hai trung đội đoạn hậu, không ngờ đụng đơn vị địch vừa điều đến bổ xung, thế là rơi vào thế bị bao vây. Rừng che chắn cho cả hai bên. Đạn bắn rào rào, nhưng ít người bị thương. Chúng tôi tắt điện đài, tản ra, ba khẩu trung liên đặt rải rác làm nghi binh luôn di chuyển để bên địch không đoán được lực lượng của mình. Căn cứ hỏa lực địch thì chắc chúng cũng không quá đông - trước mặt là một đại đội và sau lưng có thể hai. Nói tóm lại, chỉ còn nước chiến đấu chờ đến chiều tối. Bóng đêm sẽ che chở chúng tôi.” (Nấm Mồ. Tr. 457)

Phần Tâm, kể với người thuật lại chuyện “Nấm Mồ” rằng:

“Anh Mịch cứ đi băng băng, quên hẳn chúng em thở hồng học theo sau. Anh ngoắt nhìn bên phải, rồi bên trái, chăm chú quan sát, chắc hẳn cố tìm lại những dấu vết đã bị thời gian xóa nhà. Tim em đập thình thịch. Nhìn dáng đi của anh Mịch, em tin rằng lần này em sẽ tới được nơi nhà em nằm xuống. Nước mắt em trào ra…” (Nấm Mồ. Tr. 457)

(Kỳ sau tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Mười Một 202312:00 SA(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
14 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
12 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
06 Tháng Chín 202312:00 SA(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
02 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
21 Tháng Năm 202312:00 SA(Xem: 33532)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
27 Tháng Tư 20239:42 SA(Xem: 5465)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
16 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 9318)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
02 Tháng Ba 202312:00 SA(Xem: 10097)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 19492)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17058)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12266)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18996)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9179)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8351)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 613)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 985)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1174)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22470)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14007)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19186)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7903)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8820)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8502)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11070)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30720)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20818)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25516)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22914)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21737)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19794)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18059)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19260)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16925)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16117)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24513)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31961)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34937)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,