LÊ NGỌC TRÁC - Lê Hồng Khánh "Sông Trà vẫn một sắc riêng"

06 Tháng Bảy 201710:22 SA(Xem: 7966)
LÊ NGỌC TRÁC - Lê Hồng Khánh "Sông Trà vẫn một sắc riêng"

Trong thập niên đầu thế kỷ 21, trên lĩnh vực hoạt động văn học nghệ thuật, Lê Hồng Khánh là cây bút nổi lên với những công trình biên khảo. Từ năm 1996 đến 2016, trong vòng 20 năm, Lê Hồng Khánh đã xuất bản được 8 đầu sách gồm: Hương ước Quảng Ngãi, Địa chí Quảng Ngãi, Hoài niệm những guồng xe nước, Cẩm Thành cố sự, Mười hai thắng cảnh Quảng Ngãi, Biển đảo Việt Nam - Biển đảo Quảng Ngãi, Di tích thắng cảnh Quảng Ngãi Ca dao Quảng Ngãi...

LeNgocKhanh
Nhà biên khảo Lê Hồng Khánh


Có lẽ, sau nhà văn Phạm Trung Việt, Lê Hồng Khánh là cây bút biên khảo có nhiều đầu sách viết về quê hương Núi Ấn sông Trà . Qua những sách biên khảo, kỳ công của Lê Hồng Khánh, người đọc nhận ra những trang văn của anh thấm đẫm tình yêu quê hương Quảng Ngãi, những trải nghiệm thực tế cuộc sống cộng với kiến thức của một cây bút đầy tâm huyết, Lê Hồng Khánh không những sưu tầm, bảo tồn mà còn phát huy, đưa đến người đọc những giá trị văn hóa của quê hương Quảng Ngãi. Những tác phẩm của Lê Hồng Khánh có giá trị về văn học và lịch sử. Anh không chỉ sưu tầm, sao chép mà còn chú giải, bình luận làm cho những bài viết, những công trình biên khảo thêm phần sinh động, hấp dẫn được đông đảo bạn đọc. Kết quả, trong năm 2014 ,Lê Hồng Khánh đã được Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao giải thưởng cho công trình “ Ca dao Quảng Ngãi “. Một việc làm kỳ công hữu ích của Lê Hồng Khánh đáng cho chúng ta trân trọng và cảm phục, giúp cho những ai muốn tìm hiểu về Đất và Người Quảng Ngãi , càng yêu mến thêm miền quê núi Ấn sông Trà.

Sau những công việc bề bộn thường ngày, Lê Hồng Khánh trải lòng mình trong thơ. Cuối năm 2015, Lê Hồng Khánh xuất bản thi phẩm "Khói sóng quê nhà". Điều này thể hiện tình yêu quê hương Quảng Ngãi và văn chương của anh.

Những người con quê hương núi Ấn sông Trà sống xa quê bắt gặp tâm sự của mình trong thơ Lê Hồng Khánh một nỗi niềm hoài cảm , thương về đất mẹ nghèo khó khôn nguôi:

"Quê mẹ nghèo

Khúc ruột miền Trung

Rẻo đất gầy nhom men theo triền núi

Ruộng khát, đồng chua

Ngợp gió Lào.

Đêm nay đổi tiết

Con bồn chồn mong trời sáng

Năm canh dài

Mẹ trăn trở năm canh

Sợi tóc bạc rơi thầm như thóc rụng

Quặn lòng nghe gió bấc vi vu

Con nước thờ ơ cuộn dưới chân cầu

Lũy tre đầu làng ngả nghiêng qua mùa giông bão

Cây lúa ngóng trời rưng rưng hạt gạo

Mây úa lưng đồi

Nắng rớt lạnh triền sông.

Bầy chim trời thả cánh cuối mênh mông

Đêm xuống vội

Chiều qua tê tái

Tiếng tắc kè lạc giữa chơi vơi.

Câu hát ru dìu dặt thuở chào đời

Mượn mảnh lá lành

Che thân lá rách

Còn bây giờ trăm manh áo bạc

Biết lấy gì qua hết mùa đông?

Khúc ruột miền Trung

Đắng biển

Khô rừng

Bao xót xa dệt nên số phận

Giọt nước mắt thấm trong từng thớ đất

Mẹ ơi,

Con gọi nghẹn ngào!"

(Bài thơ: Quê mẹ của Lê Hồng Khánh)

Thơ Lê Hồng Khánh nhẹ nhàng, tình cảm tha thiết, âm hưởng ca dao Quảng Ngãi ngọt ngào.

"...

Dịu dàng ngọn gió thương sao

cho con hương lúa mang vào trong mơ

Sông Trà êm giữa đôi bờ

Ru con xanh biếc bài thơ cuộc đời

..."

(Trích: Lời ru bên sông Trà)

Người đọc bắt gặp hình ảnh, hơi thở cuộc sống của quê hương Quảng Ngãi thân thương, đậm nét trong thơ của Lê Hồng Khánh:

"..

Mười năm ấy

Đường đời xuôi ngược

Sông Trà ơi sóng nước mênh mang

Khát vọng đầu đời như là hạt cát

Rơi vô tình qua kẽ bàn tay.

Câu thơ lênh đênh giọt nước lưu đày

Đã lầm lỡ nghe lời biển gọi

Đành khao khát được là hạt muối

Hạt muối mặn mà

Lấp lánh nắng ban mai."

(Trích Bài thơ: "Mười năm")

Rời xa quê hương, mưu sinh, lưu lạc, đêm đêm thấm ướt "mắt đêm" , hoài vọng về chốn xưa miền nhớ. Trong chúng ta, có nhiều người đã gặp lại nỗi niềm của mình trong thơ Lê Hồng Khánh:

"...

Có một người

Khuất bóng nhớ quên

Lang thang tìm kỷ niệm

Có một ánh sao chợt nhòa chợt hiện

Vô tình thấm ướt mắt đêm

Vời vợi chiều xa

Cuối mùa lưu lạc

Vầng trăng xanh chạm khẽ môi nào

Lãng đãng dòng sông đôi bờ hư thực

Rừng ơi sương khói vọng mơ hồ."

(Trích: "Mùa lưu lạc")

Tình yêu quê hương, những chuyển động trong cuộc sống xung quanh trong cuộc đời là mạch nguồn cảm hứng trong thơ của Lê Hồng Khánh. Từ đó, Lê Hồng Khánh đã tạo một sắc thái riêng trong thơ: Xanh biếc một màu sông Trà , sông Vệ, lãng đãng khói sóng bên trời... đã thật sự hấp dẫn người yêu thơ.


Lê Ngọc Trác

Phố biển La Gi, 4/7/2017

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Sáu 20251:33 CH(Xem: 278)
Kể từ lúc rời xa phố cổ Hội An đến nay đã hơn nửa thế kỷ, không có dịp gặp nhau.
25 Tháng Năm 202511:48 SA(Xem: 295)
Trần Đức Tín (Cà Mau), người mà đầu năm nay đoạt giải cả ba cuộc thi thơ: Đồng bằng sông Cửu Long, báo Văn Nghệ TW, báo Áo Trắng:
10 Tháng Năm 20255:19 CH(Xem: 312)
Phan Thúy Hà đã làm cái việc sống cùng từng nhân vật của cô,
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 907)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 8018)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 1009)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 837)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 1143)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 11467)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
15 Tháng Hai 202511:15 SA(Xem: 1630)
Tôi tin khi đời còn những người yêu nhau thì nhạc Từ Công Phụng vẫn là những tình khúc gối đầu của mọi thế hệ người tình, mãi mãi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 35226)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32078)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13835)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21241)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 10658)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 739)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16556)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6593)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3590)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3947)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20933)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9868)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11308)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9909)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13697)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33112)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22287)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27831)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25203)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24156)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22230)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19761)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21056)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18454)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17353)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34506)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36293)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,