NGUYỄN NHÃ TIÊN - Cái đẹp của mọi thời

13 Tháng Mười 201711:41 SA(Xem: 4759)
NGUYỄN NHÃ TIÊN - Cái đẹp của mọi thời

          

Trên đường hành hương qua non nước Lam Hồng mà không viếng nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh thì quả là một thiếu sót. Đấy là lời nhắc nhở của anh bạn văn nghệ Hà Tĩnh, sau gần suốt cả ngày đường chúng tôi được dịp thưởng ngoạn khắp các địa chỉ văn hóa và lịch sử trên xứ sở “Trước Lam Thủy sau Hồng Sơn” vang danh văn vật.

NguyenPhanChanh

Danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) là bậc thầy tranh lụa Việt Nam. Ông sinh ra tại thôn Tiền Bạt, xã Trung Tiết, huyện Thạch Hà, nay là phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh. Nói đến tranh Nguyễn Phan Chánh là nói đến trường phái tranh lụa Việt Nam, suốt một cuộc đời hội họa, ông đã để lại một sự nghiệp to lớn với hơn cả trăm tác phẩm. Trưng bày tại bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam, danh họa Nguyễn Phan Chánh là người giữ kỷ lục về số tác phẩm được lưu giữ tại đây.

Nhưng tôi lại muốn nói về cái thuở ban đầu, về một thời những “Hoa sớm” bừng nở như thơ Phạm Hầu từng viết Cành mai vừa hé vài hoa sớm trong bài thơ “Mơ xuân” của ông. Phạm Hầu cũng là một họa sĩ xuất thân từ trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương, nhưng Nguyễn Phan Chánh là lớp sinh viên khóa đầu tiên của trường từ những năm 1925, còn Phạm Hầu là khóa sau cùng 1940. Và cho dù số phận mệnh yểu dở dang, Phạm Hầu cũng đã kịp ghi tên mình thành một nét son trong buổi đầu lịch sử mĩ thuật Việt Nam hội nhập cùng thế giới. Tuổi tên các họa sĩ đạt giải cao nhất tại các triển lãm tranh quốc tế vào thời bấy giờ như: Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Gia Trí, Phạm Hầu…l à những đóa “hoa sớm” tỏa ngát hương sắc, tạo dựng nên một bình minh huy hoàng cho nền mĩ thuật, thuở đất nước còn lầm lũi trong bóng đêm. Sự tỏa sáng của lớp họa sĩ thuộc trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương tại các giải quốc tế lúc bấy giờ, đã chứng minh sự vươn tới một đỉnh cao nghệ thuật của những tài năng hội họa Việt Nam, không chỉ riêng trong nước mà còn là cho cả nhân loại, rằng đấy là sức sống, một sức sống huy hoàng và bản lĩnh để trả lời cái vấn nạn thân phận trong đêm dài nhược tiểu.

Sức sống vĩnh hằng của cái đẹp đã vinh danh những Tô Ngọc Vân, Nguyễn Phan Chánh, Nam Sơn, và kế tiếp là Bùi Xuân Phái, Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyễn Tư Nghiêm, Diệp Minh Châu... Đến như một Phạm Hầu, chỉ là một “hoa sớm” xuất hiện mong manh thoáng qua một quãng đời hoạt động nghệ thuật ngắn ngủi, vậy mà huyền thoại về lớp họa sĩ ban đầu ở trường Cao đẳng Mĩ thuật Việt Nam, vẫn còn lưu giữ trong kí ức cái bức tranh siêu thực ông vẽ một hòn đá rêu xanh mang tên “Cô đơn” từng đạt giải Nhất tại triển lãm tranh Tokyo vào năm 1940.

NguyenPhanChanh-ChoiOQuan
Chơi Ô Quan, tranh Nguyễn Phan Chánh



Trời mỏng mảnh mưa rơi, nhẹ như khói, mặc chiếc áo mưa “tiện lợi” lào xào những âm thanh, tôi theo anh bạn văn nghệ Hà Tĩnh chạy xe máy lòng vòng khắp phố phường ngoại ô, rồi ngoặc vào một con đường làng dọc theo một dòng sông đã khô cạn. Dường như cái dòng sông Tân Giang từng tắm gội tuổi thơ Nguyễn Phan Chánh thuở trăm năm trước giờ nó nông cạn bồi lấp như thế này đây! Cạn khô nứt nẻ trơ vơ bùn đất và cây cỏ dại. Vài chiếc thuyền gỗ mục lâu đời như tự thời cổ tích xa xăm nằm gối bãi giống như bức tranh thủy mạc màu lam khơi gợi lại quá vãng một thời sông nước. Nhà lưu niệm danh họa Nguyễn Phan Chánh được dựng trong một khu vườn nhỏ bên cạnh con đường làng chạy dọc theo bờ bắc dòng sông. Gọi là nhà lưu niệm nhưng thực ra chẳng thấy hiện vật lưu niệm nào, mái lá đơn sơ gió lùa thông thốc. Tôi bước lại đứng bên bàn thờ thắp nén hương tưởng nhớ người xưa rồi bước ra lang thang dọc theo bờ sông cạn.

Có lẽ khác với những họa sĩ cùng thời, Danh họa Nguyễn Phan Chánh ngay từ thời còn nhỏ ở làng quê này ông đã là một họa sĩ… tí hon sớm bộc lộ tài năng. Người ta kể lại rằng, do mồ côi cha từ sớm, cảnh nhà nghèo khó, Nguyễn Phan Chánh từ thuở lên mười đã tập tành vẽ tranh, và biết vẽ đẹp các loại tranh dân gian truyền thống để bán, phụ giúp mẹ nuôi các em thơ. Chuyện thời hoa niên ông đã sớm vẽ tranh bán ở các chợ, nhất là những phiên chợ tết, có chút gì đó như là dự báo một định mệnh cho cả cuộc đời tài hoa của ông về sau này. Đấy chính là những giọt máu tài năng phát tiết sớm góp phần làm nên huyền thoại một nghệ sĩ lớn. Từ bấy, dường như miên man bất tận cái bể vô thức trong ông là cái làng quê Việt xưa thường hằng hiện hữu. Thế nên tranh ông, nơi đâu cũng phảng phất cái thần hồn quê Việt. Nào: Tắm cho trâu, Đi chợ, Đi lễ chùa, Đôi chim bồ câu, cho đến: Cầu ao, Xóm chài, Đền làng, Mùa đông đi cấy… Hàng bao nhiêu đề tài là bấy nhiêu hồi quang rực rỡ về những làng quê xưa, như muốn dẫn đường, muốn cho con người ta thỏa mãn cái nhãn quan thưởng ngoạn về một quê quán xa xưa đã bị thời gian tước đoạt.

NguyenPhanChanh-NguoiBanGao
Người Bán Gạo, tranh Nguyễn Phan Chánh



Người ta còn nhớ cái bức tranh mang lại thành công buổi đầu của Nguyễn Phan Chánh là bức “Ruộng lúa”, ông vẽ tham dự giải thi tem Bưu chính Đông Dương do Pháp tổ chức, và đã đoạt giải Nhất vào năm 1928 lúc đang còn là sinh viên. Từ bức “Ruộng lúa” cho đến mãi về sau này những bức: “Lội suối”, “Tiên Dung và Chử Đồng Tử” và “Kiều tắm” là cả một hành trình thăm thẳm trải qua nửa thế kỷ lao động sáng tạo, đã mang lại vinh quang không chỉ riêng ông mà còn cho cả nền Mĩ thuật đất nước. Các nhà phê bình khi viết về hội họa Nguyễn Phan Chánh thường nhắc đến người thầy của ông: Họa sĩ Victor Tardieu, với khuynh hướng đào tạo cho các sinh viên Việt Nam trở thành những họa sĩ thuần túy Việt Nam. Quan điểm đó không có gì bàn cãi, nhưng xét về phạm trù tương quan giữa thế giới và cái tôi nghệ sĩ của từng cá nhân (thiên tài), thì sự thành công của mỗi tác phẩm nghệ thuật còn là kết quả của từng cái tôi thiên tài độc đáo. Và chính Nguyễn Phan Chánh là mẫu nghệ sĩ độc đáo ấy. Đồng lúa – nương dâu – sân đình – cánh cò bay tít tắp đồng xa…, tất cả hình ảnh, sắc màu đẹp đẽ đó đã là máu huyết tuần hoàn nuôi dưỡng ông ngay từ thuở ấu thơ Cành mai vừa hé vài hoa sớm.

Đi loanh quanh trên những con đường làng Tân Giang, quả thật những hình ảnh xưa trong tranh lụa Nguyễn Phan Chánh chừng như mơ hồ đâu đây. Vẫn biết đấy là từ vọng tưởng mà ra, nhưng nhìn đàn trẻ nhỏ tụ năm tụ ba vui chơi trên con đường làng, hình ảnh ấy khiến tôi liên tưởng đến tác phẩm tranh lụa “Chơi ô ăn quan” của Nguyễn Phan Chánh. Thông thường, người ta có thể thuộc lòng thơ, nhạc của ai đó mà họ yêu thích, thuộc đến nỗi hòa tan vào vô thức .Nhưng để thuộc lòng từng nét vẽ của một họa phẩm như là thuộc lòng thơ nhạc thì quả là  quá hiếm hoi. Vậy mà thế giới tranh Nguyễn Phan Chánh, những “Chơi ô ăn quan” hay “Em bé cho chim ăn”, hoặc còn nhiều hơn thế nữa, công chúng thưởng ngoạn khắp mọi miền đều thuộc nằm lòng, thuộc như thơ, như nhạc, cứ như sông suối tranh vẽ ấy chảy vào hòa tan trong mọi tâm hồn vĩnh cửu một quê xưa!                                                                                                            

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Tư 202411:21 SA(Xem: 251)
Một hồi chuông tan với nhang tàn, thỉnh Chú một đoạn ghé bến Hư Không với Thầy, rồi về đoàn tụ cùng Nam Long, với Sài Gòn thương nhớ!
25 Tháng Ba 202411:34 SA(Xem: 264)
Thái Thanh hát bên Phật Di Đà những lời kinh trong suốt, vô ngôn.
14 Tháng Ba 20245:55 CH(Xem: 354)
Hôm nay là ngày mở cửa mả của anh (31/01 (2024) mà em vẫn chưa thực sự tin là anh đã đi xa.
29 Tháng Hai 20248:09 SA(Xem: 346)
Thơ Phan Xuân Sinh không có những mộng mơ vì đời không cho anh có thời giờ mộng mơ. Anh rất thực tế nên thơ của anh rất đời, rất hào sảng.
18 Tháng Hai 20244:13 CH(Xem: 600)
Ngược lại Mai Thảo chưa ghét bỏ ai bao giờ. Anh chửi, như một thói quen, một cách mắng yêu, chỉ trong bàn nhậu.
08 Tháng Hai 202410:14 SA(Xem: 569)
Rất nhiều nhạc sĩ tài danh đều bắt đầu bằng tự học, không qua trường lớp đào tạo, và Phạm Đình Chương cũng không ngoại lệ.
25 Tháng Giêng 20249:11 SA(Xem: 865)
Tôi thả những cánh hoa nghệ thuật bay theo chiều gió, chẳng biết có cánh nào rơi vào bàn tay thân ái của kẻ sĩ?
11 Tháng Giêng 20249:16 SA(Xem: 595)
Có lẽ tôi hiểu ra “ga Suối Vằn” ở đâu rồi./ Đó không chỉ là một địa danh hư cấu, mà chính xác hơn: một địa chỉ để tìm đến văn chương.
28 Tháng Mười Hai 202310:56 SA(Xem: 528)
Người ta thường gọi Dương Bích Liên là họa sĩ của Hà Nội.
21 Tháng Mười Hai 20231:37 CH(Xem: 554)
Chàng vẽ đẹp, tranh chàng mượt mà, màu sắc êm dịu, đường nét mềm mại, ánh sáng mạnh, bố cục lạ.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17100)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12305)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19036)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9206)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8382)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1038)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22504)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14045)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19219)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7930)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8852)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8521)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11102)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20840)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25549)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22937)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19826)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18079)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19289)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16949)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16135)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24542)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31992)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34952)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,