Nguyễn Hữu Trí, nhà văn chịu được sự đọc lại? (Kỳ 01)

25 Tháng Mười 201710:08 SA(Xem: 6976)
Nguyễn Hữu Trí, nhà văn chịu được sự đọc lại? (Kỳ 01)

Tôi biết có những nhà văn viết rất ít. Nhưng truyện của họ, chịu được sự đọc lại, sau nhiều năm tháng bị ma sát bởi thời gian và không gian. Một trong những người đó, theo tôi, có Nguyễn Hữu Trí, nhà văn.

NguyenHuuTri
Nhà văn Nguyễn Hữu Trí



Tôi không biết có phải vì ảnh hưởng của môn học đem lại cho ông văn bằng tiến sĩ ngôn ngữ học, đã khiến ông dè dặt, thận trọng với từng con chữ, từng truyện ngắn; như những kiếm sĩ cân nhắc thâm trầm trước khi đánh ra một đường kiếm… Mặc dù, ngay khi tác phẩm đầu tay của họ Nguyễn, tập truyện “Thằng Ngọ” vừa ra đời, ông đã nhận được nhiều nhận định tốt đẹp từ những tên tuổi (thời đó) trong văn giới.

Tới hôm nay, tôi vẫn còn cảm được độ nhậy bén và, nhất là những “hồi quang” tuổi nhỏ của cố nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng với nhà văn Nguyễn Hữu Trí, khi ghi nhận về tập truyện “ThằngNgọ”. (1)

Trong bài Tựa, mở vào tác phẩm,. Tác giả “Người đi trên mây” viết:

“Truyện của Nguyễn Hữu Trí là những câu chuyện được kể bằng một giọng nói thật thà, trầm tĩnh. Ông biết mình đang kể truyện gì và ông biết cho ngòi bút dừng lại ở đâu.

“Nhà triết học Arthur Schopenhauer khi bàn về bút pháp cho rằng ‘khi tôi đọc vài trang của một tác giả, tôi biết rõ ông ta có thể mang tôi đi xa đến đâu’, tôi nghĩ có thể áp dụng nhận xét này khi đọc truyện Nguyễn Hữu Trí.

“Vẻ đẹp trong chữ nghĩa của ông chính là do sự giản dị và thô nhám của nó. Mặc dù một vài chỗ văn chương ông còn phải vận dụng nhiều tĩnh từ và trạng từ để tạo hiệu năng, Nguyễn Hữu Trí đã vượt qua được những ‘gập ghềnh’ ấy rất nhanh để bắt vào câu chuyện kể.

“Tôi không rõ khi người đọc chăm chú theo dõi những dòng chữ của Nguyễn Hữu Trí trong tập truyện này sẽ rung động cách nào, riêng tôi, tôi có những lý lẽ để nói rằng, Nguyễn Hữu Trí đã giúp tôi sống lại cả một thời thơ ấu, thuở chúng tôi mới bước vào tuổi thiếu niên. Những dòng chữ của ông đã đập vỡ nơi tôi cái vỏ hiện tại để có thể nhìn thấy lại ruột gan của quá khứ - một mảnh đời của hơn ba mươi năm về trước - khi mà ‘một chàng trai tên Nguyễn Hữu Trí trẻ tuổi, đẹp trai, con nhà giàu học giỏi’ vẫn thường đi bên cạnh một chú bé nhà quê nhút nhát và ngờ nghệch là tôi.

“Những dòng chữ của ông đối với tôi còn là những lời thần chú mở cho tôi cánh cửa dĩ vãng, để tôi có thể sờ mó lại được khuôn mặt xinh đẹp của mẹ tôi thuở đó, nhìn thấy lại hình ảnh anh trai tôi nay đã qua đời (…)

“… Hơn mười năm sau ngày Sài Gòn thất thủ, tôi may mắn đặt chân lên đất Mỹ giữa một mùa đông lạnh lẽo, tôi nghe tin ông đã định cư ở đây từ năm 1969, nhưng có lẽ do đời sống hối hả và bận rộn của một người đã từng sống lâu năm ở Mỹ là ông, và một người chân ướt chân ráo từ trại tỵ nạn bên Phi qua là tôi, nên chúng tôi đã không có cơ duyên gặp lại nhau.

“Tuy vậy, một hôm tình cờ đọc truyện ngắn của một người ký tên Nguyễn Hữu Trí trên tạp chí Văn, tôi giật mình tự hỏi có phải là ông ấy không, người bạn lớn thời tuổi nhỏ của tôi, thời mà ‘anh Trí đẹp trai còn chỉ dạy tôi làm bài mỗi buổi tối bên ngọn đèn dầu lửa cháy hiu hắt’.

“Không lâu sau đó, tôi biết ra nhà văn Nguyễn Hữu Trí chính là người bạn lớn ngày xưa...”

Cũng trong tinh thần tìm đến và chào đóng “Thằng Ngọ” của nhà văn Nguyễn Hữu Trí, tác giả Hồ Huấn Cao, đã cụ thể hơn, khi đi sâu vào những trang văn của họ Nguyễn.

Hồ Huấn Cao viết:

“… Thế giới văn xuôi của Nguyễn Hữu Trí nổi bật với hai đặc điểm: Khả năng tỷ giảo sắc lẻm, nóng, gặt và luôn luôn kết thúc bằng ‘cú dứt’ bất ngờ…

“Về khả năng tỷ giảo, như trong truyện ‘Đêm Trăng’ khi tả một người đàn bà câm, với cái chết trên đường rầy xe lửa, Nguyễn Hữu Trí viết: ‘Một trưa hè vắng vẻ, chói chang, chuyến xe định mệnh đã vô tình cắt đứt mạch sống của người đàn bà yêu đời nọ. Chuyến xe như một quái vật khổng lồ đã nuốt chửng nụ cười đôn hậu và tâm hồn cao thượng của y’ (Thằng Ngọ, tr. 116,117)

“Cũng vậy, trong truyện ‘Nửa Kiếp Lạc Loài’, khi tả một người lính say rượu, ở vùng cao nguyên trong giờ giới nghiêm, nhào đại vô một quán rượu nào đó, nơi ấy: ‘Khung cảnh mờ ảo và tiếng vĩ cầm réo rắt đâu đây khiến hơi loạng choạng . Như đứng trên một lằn ranh run rẩy giữa sự sống và cái chết…’ (Thằng Ngọ, tr. 130)

“Trừ truyện ngắn “Một Chiều Xuân”, với cấu trúc cổ điển và những nút thắt lỏng, hở, khiến người đọc, chỉ cần một chút tinh ý, có thể đoán trước được đoạn kết; thì, hầu hết những truyện còn lại trong tuyển tập truyện ngắn này, đều có những kết luận bất ngờ, đem sự thích thú đến cho người đọc. Điển hình như những truyện ‘Bức Điện Tín’, ‘Thằng Ngọ’, ‘Một Giấc Chiêm Bao’, “Duyên Hội Ngộ v.v…
.

“Ở ‘Bức Điện Tín’ khi thác lời nhân vật là người lính được giải ngũ bởi vết thương nơi chân, tác giả viết: ‘Chàng phải nhường chỗ cho người khác lên sân khấu và để chàng rảnh tay lãnh một vai tuồng khác nữa chứ. Đóng mãi một vai trò trong đời không những nhàm chán mà còn bất công nữa.” (Thằng Ngọ, tr. 16)

“Nhân đây, tôi muốn nói với tác giả, thay kết luận cho bài điểm sách này, rằng:

“Trong mọi lãnh vực, ở mọi vai trò, dù thành công hay thất bại, thì sự ở lại dài lâu đều mang tới nhàm chán cho người thủ đắc. Trừ một lãnh vực: Văn chương. (Sự nhàm chán chính là chiếc thẻ đỏ khai trừ nhà văn ra khỏi sân chơi – dù của riêng y. Vĩnh viễn.)

“Nhà văn (nói chung) thủy chung là hiện thân của những thất bại liên lủy. Bởi nhà văn bước ra / trở thành từ những thất bại riêng mình. Và, y tiếp tục thất bại trong những chống trả / phủ nhận / chứng tỏ / nơi tác phẩm, qua thế giới chữ nghĩa của y. Cũng vì thế, hầu hết các nhà văn thường cho chúng ta thêm nhiều tác phẩm, sau tác phẩm đầu tay… Tới một ngày nào, hiểu theo một nghĩa nào, thì, nhà văn và sự thất bại là một. Đó là ngày y âm thầm rời khỏi sân cỏ.

“Những gì trước đó (sẽ) đều không thuộc về y: Nhà văn. Định luật này không loại trừ người đàn ông mang tên Nguyễn Hữu Trí, tương lai, một ngày nào, ắt tới. Và chúng ta cũng chỉ ước mong chừng đó, có phải?

(Còn tiếp 1 kỳ)
________
Chú thích:

(1)Theo trang mạng Wikipedia-Mở thì nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng sinh ngày 7 tháng 7 năm 1940 tại Nha Trang, Khánh Hòa.).

Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm, Văn Khoa, ban Triết, thuộc viện Đại học Đà Lạt (1958- 1961). Ra trường, ông được bổ nhiệm giảng dạy môn Triết tại trường trung học Ngô Quyền, Biên Hòa; rồi trung học Pétrus Ký Saigon (1962-1975.) Ngoài ra, ông còn làm thư ký tòa soạn tạp chí Văn ở Saigon 1972-1974.

Ông đến Hoa Kỳ năm 1985, từng giữ chức vụ Tổng thư ký Tòa soạn cho nhiều nhật báo lớn ở tiểu bang Cali v.v... Ngoài ra, ông cũng từng là giảng viên (lecturer) giảng dạy môn Văn học Việt Nam đương đại tại đại học Berkeley, California. Ông qua đời ở San Jose ngày 13 tháng 9-2014. Ông đã cho xuất bản nhiều tác phẩm trước, cũng như sau biến cố tháng 4-1975.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
17 Tháng Sáu 202512:00 SA(Xem: 19664)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 35264)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
26 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 32098)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
10 Tháng Giêng 202512:00 SA(Xem: 13873)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
24 Tháng Mười Hai 202412:00 SA(Xem: 21256)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
17 Tháng Mười Hai 20249:39 SA(Xem: 10680)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
30 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 24283)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
22 Tháng Tám 202412:00 SA(Xem: 18284)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
29 Tháng Năm 202412:00 SA(Xem: 19310)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
24 Tháng Tư 202412:00 SA(Xem: 11891)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19664)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35264)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32097)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13873)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21256)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9517)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 748)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16581)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6625)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3616)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20940)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11318)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9917)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13709)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33124)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22299)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27842)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25221)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24174)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22242)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19765)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21069)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18464)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17361)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27397)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34531)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36305)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,