TẠ ANH THƯ - Song Tử thơ hay là bản thể quẫy đạp trong những khuôn hình

27 Tháng Mười Hai 20179:35 SA(Xem: 5044)
TẠ ANH THƯ - Song Tử thơ hay là bản thể quẫy đạp trong những khuôn hình


Song Tử thơ của Như Quỳnh de Prelle là một tập thơ khá lạ.

Đầu tiên, nó làm bạn mất cảnh giác.

Khi bạn cầm trên tay một ấn phẩm trang nhã, bìa xanh da trời dịu mắt, tên sách lại được ôm ấp bởi một một đường lượn trắng muốt mềm mại, nom rõ yểu điệu, bạn dễ hình dung những con chữ trong đó du dương và ngọt ngào (ý tôi muốn nói là đẹp kiểu nhà lành, nếu bạn thích ví chữ với một cô gái). Và rồi khi bạn bắt đầu giở sách ra với tâm thế vừa đọc vừa thả hồn treo ngược cành cây thì bỗng dưng cô gái e ấp nọ biến mất và một cô nàng (tạm thời không biết gọi là gì) hiện ra, lôi thốc bạn vào thế giới của cô ta: thế giới của những khuôn hình cine.

Tiếp đến, khi bạn đang ngơ ngáo xem xét đường đi lối lại, thì cái bảng chỉ đường suýt làm bạn "Vỡ ngực" vì tưởng nó là một bài thơ, thực ra nó là mục lục của phần 1 (có tất cả 3 phần: Vỡ ngực, Thơ viết cho người yêu, Song Tử và thi ca).
Tôi chưa từng đọc cái mục lục nào mà đám tựa đề đứng cùng nhau lại giống một bài thơ đến như vậy:


Chào tháng 3 và những cái chết trong tưởng tượng
Nỗi buồn tháng 4
Tuyệt vọng tháng 5
Thư tháng 6
Niệm sinh tháng 7
Nắng không thể cạo hết nỗi buồn của nàng
Vỡ ngực
... Nếu sau này Quỳnh viết thơ giống như cái mục lục này - mỗi câu thơ là một tựa đề - thì chắc tôi sẽ vỡ ngực thật vì thán phục (Quỳnh, lỡ có ngày đó xin đừng quên tôi).

Trở lại với ý lúc nãy, vì sao tôi gọi thế giới của thơ Quỳnh là thế giới của những khuôn hình cine. Đọc Song Tử, cảm giác đầu tiên ùa tới đó là đọc thơ mà như đang được xem phim. Mỗi ý thơ là một khuôn hình sống động. Quỳnh có năng lực kể chuyện bằng hình ảnh. Có lẽ công việc biên kịch/ sản xuất phim trước đây đã góp phần bồi đắp khả năng đặc biệt này của cô.

Hãy thử đọc vài bài trong phần 1:

"Trong cái lạnh lẽo của mùa hè tháng 7/nàng bước ra dưới cái nắng hiếm hoi của xứ sở ôn đới hiền hoà để làm cháy đi làn da châu Á/để cạo hết nỗi buồn trên gương mặt, trên cơ thể, trên tóc và răng của nàng" (Nàng không thể cạo hết nỗi buồn của nàng).

Và đây nữa:

"Những dòng xe thẳng tắp nối nhau/những hàng cây/những con đường chia rẽ khác/những cây cầu/những vòng xoay" (Kính chiếu hậu).

Ngôn ngữ thơ Song Tử là ngôn ngữ hình ảnh - một đặc trưng của nghệ thuật điện ảnh. Tức là dùng hình ảnh để bộc lộ nội dung. Chẳng hạn: chàng đau khổ vì yêu, nếu chỉ hô lên "đau khổ!" thì không ra phim. Phải là "một người đàn bà đã chạm vào tĩnh mạch của anh/làm cho anh nghẹt thở/sự xuất hiện của cô ấy/chập chờn, thất thường/như một bóng ma yêu (Nỗi buồn trên cây 16). Hàng loạt những hình ảnh sắc nhọn, cô đọng, co lại rồi giãn nở, đậm tính ẩn dụ, biểu tượng đủ sức khuấy động mọi ngóc ngách sâu thẳm bên trong người đọc: người đàn bà đi trên dây giữa 2 trái tim của 2 người đàn ông (Tuyệt vọng tháng 5), những bàn chông siết chặt vào cái cổ (Lâu đài xuân một buổi chiều), mặt trời trên đầu lưỡi trong cái nóng nực (Mặt trời và người đàn bà điên), những đôi mắt quặn trên gương mặt đẹp đầy nghi hoặc (Ký ức), chiếc cầu vồng - những tinh trùng - hầm mộ (Tôi. Đi. Đến. Nằm xuống)...

Một điều nữa, theo tôi, rất đặc biệt ở Như Quỳnh de Prelle trong tập thơ Song Tử là khả năng viết dài mà không...dây dưa. Đây là điểm yếu của nhiều nhà thơ khi viết dài. Một hai đoạn đầu hay, kéo ra một hồi thành ra lê thê, ngán ngẩm. Thơ Quỳnh không vậy. Đa số các bài đều khá dài (phần 1) nhưng vẫn giữ được sự cuốn hút như lúc đầu. Được thế, có lẽ bên cạnh sự sống động của hình ảnh còn bởi thể thơ tự do mà Quỳnh chọn để biểu đạt và cách ngắt câu rất khoáng đạt, phóng túng.

À có lẽ phải lưu ý một chút đến cô gái lúc nãy. Cô gái lúc đầu nhìn cái bìa ta tưởng là đơn giản, đẹp kiểu hiền hiền ấy mà. Bỗng dưng cô ta biến hình khi ta trót bước chân vào lãnh địa của Song Tử. Trong thế giới tưởng tượng của thi ca, đó là Nàng. Nàng trong Song Tử vừa thuần khiết vừa quỷ quyệt, vừa khao khát vừa chối bỏ, vừa nhẹ dạ vừa đầy nghi hoặc, đôi khi tự nhận mình là idiot nhưng bởi quá thông minh nên chẳng ai tin. Nàng, người đàn bà mang trong mình dòng máu An Nam "chạy trốn hương thơm hoa hồng chờ mùa hè đang đến", người đàn bà "tóc đen mềm như lụa". Không cái vỏ nào chứa vừa nàng. Không khuôn hình nào là trọn vẹn cho một tính cách. Điều gì tạo nên bản thể đó, bản thể chứa đựng sự hỗn độn và đầy mâu thuẫn? Cuộc gặp gỡ tám trăm năm trước ở một bảo tàng kiêm bệnh viện? Một buổi chiều tháng sáu nơi cửa chùa? Nỗi buồn triệu năm của một dân tộc số phận lắm đắng cay hay là ả mèo cái đi hoang bao đêm trăng? Những ẩn ức từ bao kiếp nào bây giờ trở lại hiện sinh nơi nàng. Bởi thế, nàng vừa là nguồn năng lượng dữ dội chực bùng nổ nhưng lại luôn đói khát "muốn được ăn cả vạn vật trên thế giới".

Chính vì luôn luôn quyết liệt, luôn khao khát nên nàng trong Song Tử thường xuyên ngự trên một động từ nào đó. Có rất nhiều động từ ở đây: cạo, cắn, bẻ, giết, đi, chảy, rao bán, siết, chôn, gào thét...tạo nên một thế giới giằng xé, thách thức nhưng không kém phần ma mị, quyến rũ.

Thơ Quỳnh giàu tính triết lý. Triết lý về sự tồn tại của bản thể ngay ở khoảnh khắc đang sống. Hiện sinh, theo tôi là từ khoá trong thơ Quỳnh. Cảm thức hiện sinh thôi thúc cô sắp xếp những từ ngữ sống động, gọn, sắc để lưu giữ, để níu kéo hết sức có thể "một ngày của mùa hè", "mùa đông còn lại", "cuống cuồng yêu", "24h một ngày và 24 hình/s", "mùa yêu"... Đây đều là những tựa đề của các bài thơ trong phần 2. Điều này gây cảm giác rằng, càng yêu Quỳnh càng hiện sinh. Nếu như bản thể của nàng ở phần một hiện sinh theo cách tìm tòi, quẫy đạp để cái tôi được trồi lên, được công nhận thì ở phần này nàng hiện sinh trong sự tuyệt vọng níu kéo thời gian:
"Chả biết có nhìn thấy nhau trong 1 tích tắc 1s hay không mà hẹn gặp một linh hồn xa xôi
một người dưng xa lạ một khoảng trời như những lỗ đen
bí mật".
(Chôn hoa trong xuân anh đào) Hay "Em chạy trốn để tìm anh tìm anh hết cuộc đời ngắn ngủi còn lại của em
để yêu thương trọn vẹn đong đầy cho anh
trong 1 phút giây 1 khoảnh khắc
một mùa
một năm nhiều năm
đến năm ngừng thời gian đứng lại".
(Chăm chỉ yêu anh từng ngày từng ngày một)

Vẫn là những dằn vặt về bản thể, về những nghịch lý trong sự tồn tại nhưng nàng trong phần "Thư viết cho người yêu" đằm thắm hơn. Có lẽ "vòm ngực che chở của anh" đã làm dịu bớt những cơn đau chấn động, cuộn lên từ sâu trong "bản năng gốc" hay là sự bất an trước những tàn lụi của cái đẹp, của cuộc đời làm cho nàng yếu đuối, mong manh hơn. Mà cũng có thể là cả hai hay nhiều hơn nữa. Trước văn bản, mọi thứ đều là phỏng đoán.

Phần 3 của tập thơ - Song Tử và thi ca - giới thiệu với độc giả một lối thơ - văn xuôi. Ở đây, người đàn bà thơ xuất hiện trong khung cảnh quen thuộc với nàng, làm những việc nàng thường làm hàng ngày. Đó là "những ô cửa gỗ mở ra yên tĩnh bên trong những ngôi nhà gỗ cũ kĩ mà ấm áp ánh đèn đỏ rực như đom đóm chụm lại rạng trong tối của mùa hè quá dài (Ngôi làng giữa rừng), "những cành củi khô cong ngả rạp sang lối đi, nàng cắt chúng trong tiếng kêu tách tách, có lúc rì rào rì rào giòn tan vỡ oà dưới bóng mát của buổi chiều đổ xuống mảnh tường gạch đỏ" (Làm vườn 2) hay là "vết son khô mùa hè trên những hàng cây xanh, những mùi hương của hoa hồng trong thành phố" (Vết son môi mùa hè). Nàng ở phần 3 có phần lặng lẽ, thu mình lại nhưng thẳm sâu bên trong vẫn là những giằng xé và mâu thuẫn. Có điều bây giờ nàng không cần hét lên, xé toạc lồng ngực ra để người ra nhìn thấy tim mình. Trước những băn khoăn, hồ nghi, nàng chỉ quan sát và lắng nghe. Nàng nhìn thấy "màu ánh trăng", "mây chiều thu", "những đốt ngón tay rời nhau" nhưng nàng không làm gì cả. Nàng đợi.
"em chờ anh
một ngày trở lại
và anh bắt đầu yêu em như một người khác".
(Một lá thư)

Các bài thơ trong Song Tử không phải là kiểu thơ đọc rồi sẽ thuộc (mà chắc cũng ít ai muốn thử thách trí não bằng cách học thuộc) nhưng sẽ lưu lại trong tâm trí người đọc dưới dạng những file hình ảnh. Đọng lại trong lòng độc giả không phải như là một thứ thanh âm du dương, êm ái, da diết - một cảm giác quen thuộc khi đọc thơ - mà dư vị của nó là khi gấp trang sách lại, nhắm mắt, người ta vẫn thấy những khuôn hình chuyển động liên tục, hỗn độn những quẫy đạp của bản thể. Và, từ trong những khuôn hình đang lướt qua ấy, không biết từ đâu, bản thể của Quỳnh hay bản thể của ta, cất lên một giọng nói vừa thúc giục, khiêu khích lại rất gọi mời: "Nào, nhảy đi!".

TDM, 21/12/2017
Tạ Anh Thư / giảng viên Văn, đại học Bình Dương

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 346)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 280)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 442)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 383)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 386)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 326)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 394)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
09 Tháng Mười 202212:00 SA(Xem: 5283)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 723)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 763)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7601)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8598)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18092)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5803)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8357)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4544)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 192)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9912)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10072)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4529)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15753)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5591)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5489)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5901)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6094)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26406)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18275)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21585)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19568)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18035)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15451)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14563)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14752)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13776)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13531)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20652)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27831)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32096)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,