BÌNH ĐỊA MỘC - Chùm thơ

05 Tháng Năm 20189:16 SA(Xem: 11902)
BÌNH ĐỊA MỘC - Chùm thơ

AI THẮNG AI?

Tôi biết chắc một điều

Anh sẽ tiến thẳng vào Sài Gòn

Bởi vì không có con đường nào khác

Còn tôi chạy ngược trở ra

Do quá trình nhầm lẫn giữa đường và ngõ

Giữa phố và làng

Anh quân phục đàng hoàng

Tay cờ tay súng đi về phía dinh Độc Lập

Còn tôi cởi áo tháo giày thậm chí quăng luôn cả súng

Chỉ giữ lại chiếc quần đùi

Khi hết khả năng phân biệt giữa công và tội

Giữa bạn và thù

Tôi biết anh sẽ chải lại mái đầu

Đứng trước gương soi để nhận ra mình là ai

Trong ngày ba mươi tháng tư lịch sử

Còn tôi chạy vào nhà dân xin tô cơm nguội

Chẳng cần biết mình là ai

Vì ai muốn sống cũng cần phải ăn

Anh chuyển sang làm cán bộ

Lãnh đạo nhân dân xây dựng Chủ nghĩa Xã hội

Tôi làm tù binh tập trung cải tạo

Quay ngược lên rừng cuốc đất trồng khoai

Mãn hạn tù tôi được tự do

Người Mỹ cưu mang trở thành Việt kiều Cộng sản

Bây giờ con anh con tôi

Sống chung trong một quốc gia Tư bản, đi cùng chuyến xe bus

Học chung trường đại học, nghiên cứu chung kẻ thù

Kết luận chung chiến tranh bắt đầu từ người đàn ông chưa vợ

Không xác định giữa đàn bà và con gái

Giữa sinh lí và sinh tồn

Tôi biết bốn mươi năm qua có nhiều chuyện để nói

Nhưng bốn mươi năm sau liệu có nói nên lời

Khi con anh, con tôi trở thành chồng vợ

Ông ngoại, ông nội

Ngồi đánh cờ tướng

Ai thắng ai?

Loay hoay cháu chỉ lên Trời!



CHỚP MẮT

chớp mắt

thằng nhóc chào đời

bố bâu cửa đứng ngoài cười

ha ha

ôm choàng

một khách lạ qua

thưa rằng

tôi được làm cha bấy giờ

chớp mắt

tóc mẹ bạc phơ

vai gầy nghiêng

cánh cửa mờ sương đêm

loay hoay

khều ánh đèn lên

ai cùng ai

chuyện vãn quên khay trầu

chớp mắt

bao nỗi âu sầu

bỗng dưng

bà ngã bệnh sau lượt đò

lừng khừng

ông giấu cơn ho

tử sinh

dường đã thập thò mé sông

chớp mắt

vùi giữa mênh mông

buông tay

rũ hết nợ ròng rã vay

phía đồi thông

tắt nắng ngày

để yên lặng

dế giun say giấc thiền

chớp mắt

chiếc lá bung biêng

hàng cây buồn

cúi đầu phiền muộn giăng

câu thơ

xỏa tóc vầng trăng

mảnh sân gầy

bóng đêm lăn chòng chành



BÀI THƠ THÁNG TƯ

Nói về đứa trẻ chân trần mút ngón tay đũa trui

giẫm mũi trùn kim thản nhiên rẽ quạt

ảng nước rằn ri dấu ngã

bó gốc rau húng tổ ong

mặt trời rụng rún sau hè

Đôi quang gánh chuột rúc

qua rãnh chiều sọt dưa

góc hoàng hôn căng bạt

chồng báo cũ dày cộm chuyên đề khởi nghiệp

kì kèo giấc mơ cẩm chướng ba trong một

Bầu ngực con so căng sữa

chuyến xe bus cuối cùng kịp bật nắp thiên đường

người mẹ trẻ xuống ca quên nịt vú

vội vàng đếm từ một đến mười

nhúng trang cổ tích cầu vồng

mùi hành phi bốc hơi sàn giao dịch

Cụ ông bỏ quê ra phố vi vu

lên xe, xuống tàu ngầm cánh gián

lâu lâu bay vài chuyến cho biết độ cao

biết như thế nào quá nhanh, quá nguy hiểm

hành trình quy ra thóc

Người đàn bà sáng nón úp chiều nón ngửa

bàn tay cấy lúa, quơ củi, gầy nhôm

nụ hôn đậu phộng rang

giấu sau quày rau sạch

lấp ló ống kính camera siêu phẩm

Hóa trang cuộc sống náo nhiệt và yên ắng

mộc mạc và tinh tươm

lổn nhổn câu chữ facebook

bốc mùi từ hầm rác thải bốn chấm không

bài thơ tháng tư bay bổng



SẮP HÀNG

cục gạch, gặp ở đâu kìa?

nhớ rồi, thuở thắc thỏm khuya sắp hàng

bố đau, úp mặt phên xa

mẹ loay hoay vội chạy ra xí phần

ồ, chiếc xe đạp cà tàng

chị chở đi học đường làng quanh co

giờ nhện giăng nhíu góc kho

vừa thương vừa ghét vừa vò võ đau

dăm ba bao bố nhục nhàu

cố quên nhưng lại nhớ làu làu xưa

đẩy mùn cưa dưới trời mưa

cần xe bò trũi nặng chưa từng sờ

gặp ở đâu rồi, giấc mơ

lận lưng cuốn sổ gạo chờ ngày đong

chợ chiều chị bóng đổ cong

hoàng hôn tắt lịm úp vòng mủng khoai

hôm qua vợ dấu yêu đòi

về thời bao cấp để soi đèn dầu

lò mò tay chạm đêm sâu

giật mình dậy hỏi... dép đâu, sắp hàng!

Sài Gòn, 4.2018

Bình Địa Mộc

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Mười Hai 20243:36 CH(Xem: 64)
Bởi Hồ Tây sương mờ/ hay bởi những con đường xiên xiên quen gọi mình là phố
20 Tháng Mười Một 20246:20 CH(Xem: 381)
Cây thương ủ ấm nhựa tinh
15 Tháng Mười Một 202410:11 SA(Xem: 946)
tôi còn nhớ ngã đường kia rẽ lối
10 Tháng Mười Một 202411:35 SA(Xem: 1306)
Tôi viết thơ tình gởi cho ai?/ Người ta đã dứt áo, đường mai
05 Tháng Mười Một 20247:40 SA(Xem: 1257)
Tháng Mười anh bước qua những ngày chen mưa chen nắng
25 Tháng Mười 202410:01 SA(Xem: 851)
Tôi thương chị như mẹ/ Thay mẹ nuôi dưỡng tôi
25 Tháng Mười 20249:59 SA(Xem: 947)
xuôi theo dòng Ngôn Ngữ/ mùa xuân cũng đã về
20 Tháng Mười 20249:57 SA(Xem: 1029)
Tôi mông quạnh về ngang tôi/ Núi đã trọc sườn đồi lạnh
10 Tháng Mười 202410:52 SA(Xem: 773)
Nghe trong gió tiếng anh cười/ Để ta len nhẹ run chơi vơi tìm
05 Tháng Mười 20248:36 SA(Xem: 480)
tìm nhau tìm nhau để rồi tan chảy/ hẹn mùa hoa biên viễn sẽ quay về.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 21479)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 16145)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17808)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10504)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 19037)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 5313)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 2006)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2614)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2383)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23714)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 20159)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8997)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10097)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9363)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12560)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32005)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21642)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26815)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24209)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23019)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21155)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20296)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17803)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16859)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26130)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33409)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35683)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,