LÊ NGỌC TRÁC - Nguyễn An Bình, một đời thơ lung linh sắc màu tình yêu

29 Tháng Năm 20189:22 SA(Xem: 4170)
LÊ NGỌC TRÁC - Nguyễn An Bình, một đời thơ lung linh sắc màu tình yêu

Nguyễn An Bình người con thân yêu của Bình An, một làng quê hiền hòa bên dòng sông Hậu, đã sớm gắn bó đời mình với thi ca. Trong 10 năm cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, thơ của Nguyễn An Bình thường xuyên xuất hiện trên các báo, tạp chí văn học miền Nam. Năm 17 tuổi, còn đang theo học bậc trung học phổ thông, Nguyễn An Bình đã trình làng "Đường tim" - thi phẩm đầu tay. Thế rồi liên tục 3 năm tiếp theo, từ năm 1970 đến 1973, khi chưa qua tuổi đôi mươi, Nguyễn An Bình đã xuất bản 5 tập thơ, gồm: Ngọn thủy triều, Nửa đời tương tư, Hai phương trời thương nhớ, Hoa học trò, Trên đỉnh mùa xuân. Thành công trong bước đầu đã tạo được tên tuổi Nguyễn An Bình trên bầu trời thi ca miền Nam thời bấy giờ.

Thơ của Nguyễn An Bình mang hơi thở "phương trời cũ", thấm đẫm màu xanh mênh mông của phương Nam đất ấm tình người, thu hút được người đọc bằng những nét dung dị, chân thật, tràn đầy tình cảm. Đến năm 1975, do hoàn cảnh và cuộc sống, Nguyễn An Bình tạm ngưng viết một thởi gian , trong khi bút lực còn đang sung mãn. Tiếc thật! Thi ca như máu thịt, sự sống của anh... Mãi đến đầu thập niên trong thế kỷ 21, Nguyễn An Bình mới viết trở lại. Nhiều tác phẩm thơ của anh lần lượt thường xuyên xuất hiện trên các báo, tạp chí văn học trong và ngoài nước. Đọc thơ Nguyễn An Bình trong giai đoạn mới này người đọc thấy gần gũi, quen thân với những câu thơ dung dị, chân thật, tràn đầy tình cảm và “sâu lắng” hơn ngày xưa... Anh vẫn viết về quê hương, tình yêu, những chuyển động của cuộc sống đầy sắc màu xung quanh. Thơ viết về tình yêu chiếm một phần lớn trong sự nghiệp của anh. Qua nhiều bài thơ viết về tình yêu, người yêu thơ nhận ra: Thơ tình Nguyễn An Bình lung linh sắc màu, nhiều cung bậc, trải dài theo thời gian một đời người. Từ buổi mới lớn, thuở học trò, nụ hôn đầu đời đến khi tóc ngả màu, xuyên suốt một đời người. Người đọc gặp lại chính mình trong những vần thơ đầy trải nghiệm tình cảm của Nguyễn An Bình. Trong chúng ta ai cũng có một thời thả hồn đi hoang ngoài cửa lớp, trông vời áo lụa bay bay trong gió, xao xuyến tâm hồn tuổi mới lớn:

"Em tóc ngắn nhuộm vàng hoa nắng
Cánh phượng hồng mang tuổi thơ đi
..."
(Trích: "Có một thời như thế")

Qua những rung động đầu tiên tuổi mới lớn, ai cũng có một thời bước vào tình yêu, mãi mãi không quên trong cuộc đời:

Nhớ không em tiếng mưa thầm nhắc khẻ
Áo dài xưa rộn rã bước ai về
Tà áo trắng tinh khôi tình mới lớn
Anh dại khờ ngơ ngẩn chút tình quê.
 
Nhớ không em cơn mưa ngày xưa ấy
Anh trộm nhìn em giả bộ làm ngơ
Mưa bong bóng dõi theo người đi mất
Sao ngập ngừng giữ mãi một bài thơ.
 
Tình thơ dại tuổi mười lăm mắc cở
Tóc hoàng kim ướt nhẹ buổi chiều xưa
Thương người ta, tại sao không dám ngỏ
Để bây giờ lại tiếc nuối ngẩn ngơ?
..." 
(Trích: "Mưa bong bóng")

Nụ hôn đầu ngọt ngào và bao kỷ niệm theo ta suốt cuộc đời:

"Tình đầu là trái me non
Biết chua lại thèm muốn hái
Đôi lúc giả đò ngây dại
Mang theo buồn giận dỗi hờn.
 
Bắt đền bằng nụ môi hôn
Giật mình con tim lỗi nhịp
Trên cành tiếng chim xanh biếc
Nắng hồng reo khúc tình ca.
... 
 
(Trích: "Tình đầu")

Đời người như dòng sông. Gặp gỡ, chia xa, đắng cay và ngọt ngào. Đi qua những tháng ngày, trong chúng ta ai cũng hoài cảm về một thời chưa xa:

"Mười năm mộng trổ thành mây khói
Nhớ áo quỳnh hoa chợt ngẩn ngơ
Nhớ tóc hoàng kim chiều đông muộn
Cùng nhánh sông xưa khuất bên bờ

Mười năm nước cuộn bao dòng nhớ
Quán trọ trần gian lạnh buốt hồn
Giấu mãi trọn đời từng hạt bụi
Một mình còn lại mảnh trăng suông

Mười năm tình đã phai màu tóc
Nắng ngậm ngùi trên ngón tay thơm
Tôi lặng nhìn hàng cây trốn gió
Thì thầm chiếc lá nhớ nụ hôn

Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ
Bạn đã xa tình cũng rất xa
Cuối năm uống rượu tìm hơi ấm
Mắt chợt cay theo khói quê nhà".
("Mười năm bóng ngựa qua thềm cũ")

Khi trở về chốn xưa miền nhớ chỉ còn biết gọi "Sông ơi" trong nuối tiếc về một cuộc tình đã xa:

"... Về đâu sông ơi
Ngược, xuôi trôi mãi
Lạc mất tình tôi
Đầu bờ cuối bãi.

Đời như dâu bể
Sông ơi hãy đưa
Một lần thôi nhé
Ai về bến xưa.

Về đâu sông ơi
Sông ơi
Về đâu?..."
(Trích: "Về đâu sông ơi...")

Trong cuộc đời ai cũng có một thời mưa hồng, mưa nhớ. Chúng ta bắt gặp một trời tương tư tím buồn trong thơ Nguyễn An Bình:

"Con phố nhỏ chiều nay bừng sắc nhớ
Lại một mùa phượng tím trổ qua đây
Từng chùm hoa lung linh trong lá biếc
Gọi ve về gieo khúc nhạc đắm say.
 
Em có về trên đường đầy hoa tím
Tôi nhìn theo chiếc lá khẽ khàng rơi
Nắng chưa lên  sương còn in giọt lệ
Lang thang tìm trong nỗi nhớ khôn nguôi.
... 
Người về đâu qua bao mùa hạ trắng
Ngủ trong tôi một giấc mộng dài lâu
Thương phượng tím cuối mùa còn sót lại
Vẫn trinh nguyên lời hẹn thuở ban đầu".
(Trích: "Cuối mùa phượng tím")

… Gặp gỡ, yêu thương, hẹn hò, chia xa, tiếc nhớ... Người đọc đồng cảm cùng với Nguyễn An Bình với những lung linh sắc màu tình yêu một đời thơ của anh. Thật đáng yêu!.

Lê Ngọc Trác
La Gi, mùa phượng 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 374)
Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời
22 Tháng Mười Hai 20225:54 CH(Xem: 303)
Trịnh Bửu Hoài đã mang trọn hành trang thơ như một người giữ vườn nhặt suốt đời chưa hết mùi hương.
19 Tháng Mười Hai 20222:48 CH(Xem: 464)
Ngoài là bác sĩ, Đỗ Hồng Ngọc còn là một nhà thơ (Đỗ Nghê), một họa sĩ của những bức ký họa được bạn bè yêu thích.
04 Tháng Mười Hai 202210:42 SA(Xem: 386)
Cuộc hành trình sáng tạo và chia sẻ của Đỗ Nghê/ Đỗ Hồng Ngọc quả là sinh động và đích thực chân dung Đỗ Hồng Ngọc- một người thông tuệ,
15 Tháng Mười Một 20229:05 SA(Xem: 391)
Khi tôi viết những dòng này, ông đã về với cát bụi.
14 Tháng Mười Một 20229:59 SA(Xem: 328)
Tháng 10/2022 tới đây là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời.
19 Tháng Mười 202210:19 SA(Xem: 398)
Tôi nghiệm nhà văn Trần Thùy Mai có lý khi cho rằng mỗi lần ra đời một tác phẩm mới, Vĩnh Quyền lại làm ta ngạc nhiên vì sắc màu mới.
09 Tháng Mười 202212:00 SA(Xem: 5289)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
05 Tháng Mười 202210:44 SA(Xem: 727)
Phùng Quang Thuận, kỳ vọng và gửi gắm điều gì qua những con chữ chắt chiu ắp ủ bao năm?
28 Tháng Tám 20224:06 CH(Xem: 768)
Tuổi đời, chắc tôi chỉ tuổi em gái ảnh. Tuổi văn, tuổi viết này viết nọ, tôi chỉ cỡ môn đệ, hoặc có tự mình đánh giá cao hơn, thì cũng chỉ là lớp cầm viết hậu sinh, đúng nghĩa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7637)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8629)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18116)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5834)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8413)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4559)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 204)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9929)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10081)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4543)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15788)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5612)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5505)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5913)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6106)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26421)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18289)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21617)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19578)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18044)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15466)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14574)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14761)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13785)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13555)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20665)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27854)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32108)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,