PHAN NAM - Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn...

14 Tháng Mười Một 20189:32 SA(Xem: 5781)
PHAN NAM - Nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh: Câu thơ neo đậu phía thượng nguồn...



“Xưa tôi sống trong làng

Giờ làng sống trong tôi”
(Nguyễn Ngọc Hạnh)

Giấc mơ thi ca, liệu còn hiện hữu giữa đời sống này. Nhiều người làm thơ đã đi tìm, nhiều người yêu thơ đang giải mã, nhiều tác phẩm liên tục xuất bản. Trong núi thơ tưởng chừng đã dư giả đó, tôi rất may mắn được biết ông, một nhà thơ hằng ngày vẫn miệt mài trên trang viết, chưng cất nên cuộc đời dài đằng đẵng trong từng giọt thơ được chăm chút, vuốt ve, cẩn trọng...

Nguyễn Ngọc Hạnh (1)
Phan Nam và Nguyễn Ngọc Hạnh (Hình Phan Nam)



Không cẩn trọng sao được khi ông đang cõng hai trang thơ “nặng ký” trên báo Đà Nẵng và báo Công an Đà Nẵng cuối tuần với niềm đam mê cháy bỏng với thơ. Và giấc mơ thi ca của tôi, một người trẻ “măng” được thành hình cũng từ ngày ấy, ngày đầu tiên được ông phát hiện khi tôi còn ngồi trong giảng đường đại học, chưa hề quen biết. Theo cảm quan của tôi, ông là một người thích giao lưu, đọc nhiều và rất quan tâm đến lớp trẻ làm thơ chúng tôi. Tôi không thể hình dung được trong vô số khoảng thời gian bị guồng quay của phố xá chiếm dụng, thời gian nào ông dành cho những cuộc gặp gỡ bạn bè văn nghệ trong cả nước, thời gian nào ông dành cho làng quê, thời gian nào ông dành cho thi ca, thời gian nào ông dành cho những bóng dáng tình yêu đã “hóa thân” vào trong thơ của ông? Nhà thơ Trần Dzạ Lữ gọi ông là “người đắm đuối cùng thơ”, còn tôi, khi tìm đọc lại những bài thơ trong tập thơ tình thì những câu thơ cứ nối tiếp nhau ám ảnh trong tâm trí: “Cái làng ấy ra đi cùng tôi/ Mà tôi nào hay biết/ Chỉ mỗi điều giữa câu thơ tôi viết/ Con sông quê bóng núi cứ chập chờn” (Làng).

Tôi cũng được sinh ra ở làng quê đầu nguồn Vu Gia-Thu Bồn không xa, nơi ngõ nguồn con sông Tiên chảy ngược, nơi bóng dáng quê nhà cứ ăn sâu vào tâm khảm, vỗ về tuổi thơ khốn khó, ăm ắp kỷ niệm. Và có lẽ, không chỉ tôi mà có rất nhiều độc giả, không chỉ ở nông thôn mà cả thị dân đều thuộc nằm lòng bài thơ Làng của ông, khi tác phẩm này được nhạc sĩ Trịnh Tuấn Khanh phổ nhạc, ca sỹ Quang Hào biểu diễn rất thành công trên sóng truyền hình. Nhiều bài thơ khác của ông cũng được các nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, Trọng Đài, Đình Thậm, Nguyễn Duy Khoái, Võ Hoài Phúc, Trọng Lưu... phổ nhạc thành công, trong đó tôi rất thích bài hát “Qua đò nhớ mẹ” mà nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Tiến ở tận Hoa Kỳ phổ thành ca khúc, và được nhiều người biết đến. Thơ của ông được rất nhiều nghệ sỹ thể hiện, chạm vào cõi lòng người mộ điệu, hài hòa giữa thơ và nhạc, giữa truyền thống và hiện đại, giữa chộn rộn và lắng sâu mang đậm hồn quê khắc khoải, nồng nàn: “Không gọi đò, con gọi mẹ ơi/ Sông thì hẹp/ mà vô bờ đến vậy/ Con đi qua hết một thời trai trẻ/ Từ chiếc đò lòng mẹ/ Qua sông” (Qua đò nhớ mẹ). Và, đến bây giờ, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh vẫn còn đang mơ, “giấc mơ” được neo đậu phía đầu nguồn dòng sông quê ấy, bởi vì không ở đâu bằng nơi con sông tắm mát tuổi thơ mình, sưởi ấm nỗi lòng người con xa xứ:

Xin cũng đừng bội ước với dòng sông
Nơi ấy vẫn là nơi em đến
Vẫn là suối nguồn chảy ra biển lớn
Là bến sông xưa em neo đậu mưa chiều
(Giấc mơ)

Những nỗi niềm xúc động tái hiện trong từng con chữ mộc mạc, chân phương, lắng đọng phù sa vỗ về nơi con tim người đọc, để rồi những trái tim đồng điệu tìm đến với nhau soi rọi trong ánh mặt trời. Gần hết một đời làm thơ nhưng ông vẫn không khỏi lo lắng, mơ hồ khi nhìn về dòng sông chuyên chở tình thơ, nuôi dưỡng xác thân, tâm hồn. Tâm trạng của ông cũng chính là nỗi niềm của biết bao nhiêu người, khi xa quê, vẫn sợ một ngày đó lạc lõng trên bước đường về, khi vuông đất chôn nhau cắt rốn ngậm ngùi tiếc nhớ. Đôi khi, lắng lòng lại, chính nhà thơ cũng không thể hiểu nổi chính mình, đành mượn thơ để bày tỏ nỗi lòng: một mình/ đứng tựa bơ vơ/ sông xưa/ đã lấp đôi bờ cỏ khô/ sông giờ cạn hẹp thành ao/ người về/ đâu biết ngõ nào là quê (Lạc). Mấy dòng lục bát ngắn gọn mà đúc kết cả một chặng đường dài, ẩn hiện qua mỗi hạt bụi vương vương khóe mắt, rồi dòng nước mát lành của sông quê rửa trôi giữa ngã ba đường, chan chứa giọt mắt của vị tha và bao dung. Bỗng dưng chợt nhớ lại dòng thơ của nữ sĩ BPranta (Panama): “Chúng ta sống vội vàng, như thể ngày mai/ Đã là ngày tận thế/ Lẽ ra/ Nó vẫn là nguyên vẹn/ Y như ngày đầu tiên” (Bài thơ “Ngày”, Bằng Việt dịch, nguồn Văn Mới 6/2015, NXB Văn học 2015).

Cũng cách phô diễn dung dị như thế, nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh trao gửi đến mỗi người nhiều nghĩ suy mà khi đọc lại, đều rất tươi mới. Ở hai bên bán cầu, nhưng tôi tìm được ở nữ sĩ BPranta và nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh những xúc cảm chân thành, tự nhiên, gần gủi như có một sợi dây kết nối vô hình. Phải chăng đời thơ của ông luôn luôn chuyển động, nên câu thơ cứ chảy tràn vào tâm trí người đọc, không cần màu mè phô diễn, không ồn ào câu nệ, không cần làm dáng làm duyên. Nỗi lòng trước vẻ đẹp thiên nhiên của người đi kẻ ở cũng đầy khát khao cháy bỏng, cứ thế vỗ về, khắc cốt ghi tâm: “không còn thì tôi xin đành/ người ơi tôi cúi hôn mình trên sông” (Về quê). Dường như có một dòng chảy lặng lẽ vô hình trong thơ ông bắt trúng mạch đập trong ký ức của mỗi người, để mỗi khi được đọc, được sờ, được cầm nắm đều dâng trào một nỗi niềm man mác không thể lý giải bằng lời. Tôi cũng có một nỗi niềm gì đây không thể viết ra, tựa như vì sao có cơ duyên đã gặp nhà thơ Nguyễn Ngọc Hạnh và được ông giới thiệu những bài thơ đầu đời trên một trang thơ trang trọng, vì sao nỗi xúc động cứ dâng trào, gợi nhớ, tri ân... Tự nhiên, tôi mong muốn được “già” trước tuổi để được đọc, được gọi, được chia sẻ thơ của ông một cách nghiên cẩn và kính trọng như một người bạn tri âm, đầy hệ lụy:

Lụy đò mà chẳng qua sông
cứ rong ruổi bến, cứ trông ngóng bờ
Một đời luỵ với câu thơ
còn bao nhiêu chuyến, bao giờ đò ơi?
(Lụy)


. Tôi mong được một lần cùng chuyến trên con đò thơ ấy.

PHAN NAM

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Chín 20248:53 SA(Xem: 106)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
25 Tháng Tám 20246:53 SA(Xem: 219)
Thông tin từ các bạn thơ tri kỷ, “Mắt Biếc” là tập thơ cuối đời của nhà thơ Linh Phương sau những tháng ngày phải chống chọi với căn bệnh tai biến,” đến nỗi khi được tin thi phẩm này được Hội Nhà Văn cấp phép anh đã khóc trên giường bệnh!
10 Tháng Tám 20248:59 SA(Xem: 242)
Hơn ba mươi năm trở lại đây, trên các báo Việt ngữ ở hải ngoại, độc giả đã quen biết bút hiệu Vương Trùng Dương, một cây bút viết nhanh, viết đều, đủ loại,
30 Tháng Bảy 20247:18 SA(Xem: 246)
"Dòng Đời", tác phẩm thứ sáu của nhà văn Lê Lạc Giao,
18 Tháng Bảy 20246:03 CH(Xem: 292)
Vực trắng là tập thơ mới nhất của Lữ Mai gồm 54 bài thơ, được chia làm 6 phần:
02 Tháng Sáu 20245:41 CH(Xem: 620)
Chỉ trong 2 năm 2023-2024, Vũ Ngọc Giao - một cây bút nữ xứ Đà thành đã cho ra đời 4 tác phẩm,
22 Tháng Năm 20244:58 CH(Xem: 651)
Phan Nhật Nam tính tình hào sảng, sẵn sàng móc túi đến đồng bạc cuối cùng để giúp đỡ những trường hợp khó khăn dẫu chỉ quen biết hay sơ giao.
12 Tháng Năm 202410:42 SA(Xem: 627)
cuộc sống và sự nghiệp sáng tạo của Đỗ Hồng Ngọc rất sinh động, và phong phú.
05 Tháng Năm 20241:31 CH(Xem: 825)
Tập thơ có bề dày 249 trang gồm ba tiểu đề: ngẫu hứng, mai anh về miền Trung và những bài thơ khác và khổ lụy.
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 844)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20746)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15718)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17360)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 10065)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18473)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4916)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1680)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2171)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 2085)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23396)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19921)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8728)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9742)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9169)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 12117)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31655)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21450)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26430)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23875)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22665)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20768)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18869)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20025)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17613)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16729)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25684)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 33018)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35532)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,