Nguyễn Lê Vân Khánh và, khuynh hướng văn chương mới.

19 Tháng Mười Hai 201810:45 SA(Xem: 8422)
Nguyễn Lê Vân Khánh và, khuynh hướng văn chương mới.


- Gửi Lê Phú Giáp

dutule.com (17 tháng 12 – 2018): Tôi có được tập truyện “Mất Kết Nối”, gồm 14 truyện ngắn, của Nguyễn Lê Vân Khánh, do một người anh em của tôi, mang về, trao cho.

24966817317_9d2897d0c2_o
Nguyễn Lê Vân Khánh



Cảm giác đầu tiên, sau khi đọc xong ba truyện ngắn đầu là kỹ thuật dựng truyện của Nguyễn Lê Vân Khánh đã mang đến cho tôi bất ngờ, lớn. Tôi không nghĩ một cây bút còn trẻ như Nguyễn Lê Vân Khánh mà, ở ngay tác phẩm đầu tay “Mất Kết Nối” đã cho thấy khuynh hướng chọn con đường “không có chuyện” cho tập truyện của mình. Vì không có chuyện nên cõi giới văn xuôi của họ Nguyễn cũng tuyệt nhiên, không nút tắt, nút mở. Nhà văn ở thế kỷ 21 này, với xu thế “toàn cầu hóa”, đã can đảm xóa bỏ những ngọn hải đăng tâm lý nhân vật, những thảm kịch éo le, đổ vỡ, đau khổ,… dẫn đường cho tác phẩm, như một thứ “khuôn vàng, thước ngọc” của dòng văn xuôi, xưa, cũ.

Với tự tin và nhu cầu làm mới văn chương, mọi khung cảnh, tình tiết trong nội dung truyện, tựa những mảnh “puzzles” hình ảnh, tư tưởng”, được ráp lại, như không theo một trật tự nào? Nhưng thực ra chúng vẫn có một trật tự riêng…Trật tự của sự trộn lẫn hiện tại và quá khứ. Luôn luôn con người bị đẩy tới trước những quảng trường có nhiều hơn vài ba ngã rẽ.

Thực tế, họ không hề là một robot, hiểu theo nghĩa giản lược đời họ trong một số công việc, phản ứng máy móc, cố định. Mà, mỗi giây phút, mỗi giờ khắc diễn ra / qua đi của một đời sống, con người đã đi tới / sống lại với hàng trăm… “kẻ tiềm phục” trong họ. Đó là sự kiện cùng lúc, con người sống tới và, sống lui, với nhiều tình huống khó thể tiên liệu.

Ở kỹ thuật văn chương mới, nhà văn không còn đóng vai trò Thượng đế nữa. Ông / bà ta không thể định trước mọi sự việc, khiến nhân vật giống như những hình nộm mà nhà văn là người giựt dây. Mọi phản ứng của nhân vật do nhà văn chọn lựa sẵn, định hình chúng, như thể đó là những định mệnh bất khả hoán chuyển!.!

Một trong những đặc thù của văn chương mới là nhà văn không còn “ở trong” nhân vật. Ông / bà ta chỉ có thể thấy mình như chiếc bóng (đầy nghi hoặc?). Đoản văn dưới đây, Nguyễn Lê Vân Khánh viết về một người đàn ông (không nhất thiết có tên gọi) chủ tọa một buổi họp lớn:

“Cả tòa nhà được bọc bằng tấm gương hấp thụ nhiệt lượng và chuyển hóa nó thành năng lượng dự trữ. Tất cả mọi người đều biết điều đó, nhưng họ không thể nhìn thấy nó diễn ra như thế nào. Cái mà anh và họ nhìn thấy hàng ngày là bóng của mình soi trong tấm gương cực đại. Phía trên còn có rất nhiều mây, lãng đãng trôi trên những tầng cao nhất của tòa nhà.

“Tuy nhiên sáng nay anh không còn nhìn thấy bóng xe chạy trên đại lộ hay bất kỳ một ai đi lại trước tấm gương. Anh chỉ thấy mình vẫn đứng đó, vẫn khuôn dạng như ngày thường. Nhưng anh đang trơ trọi giữa ngọn núi trong mây mờ xa…
(…)

“Tất cả mọi đối tác đều có mặt. Anh bước đến chiếc ghế ở đầu bàn họp, đồng thời quét mắt đếm tất cả các thành viên. Chợt, anh đếm nhẩm trong đầu, nhớ ra hôm nay đã tròn năm thứ hai mươi anh rời xa ngọn núi. Từ ngày me gói cho anh nắm cơm, anh đi bộ men sườn núi trong khi sương sớm vẫn lãng đãng trôi ngang mày…

(Sự chợt nhớ ra của nhân vật là bước sẩy chân bất ngờ, không liên hệ gì tới buổi họp. Phản quang đó, không chỉ tìm đến riêng với người đàn ông trong truyện)…

Và, mạch truyện vẫn trôi đi, như thể đó là một điều gì rất tự nhiên:
“Mặt trời dần khuất dạng sau những tòa cao ốc mọc lổn nhổn ở phía tây thành phố. Anh bước chân ra khỏi tòa nhà vừa lúc nhìn thấy một đàn chim thiên di nơi trời xa. Mỗi con trong số này như một hạt đậu điểm li ti trên bầu trời màu đồng cỏ. Bầy hạt đậu trôi xa dần…”

(Trích “Mất Nối Kết.” Tr. 7, 8, 9 & 10)

Chỉ với đoạn văn trích dẫn trên, người đọc tinh ý, cũng đủ nhận ra rằng, Nguyễn đã dùng rất ít tính từ - - Tựa nỗ lực đứng ngoài mọi vật, một dạng thức cho thấy sự tôn trọng tính khách quan của bối cảnh. Nhưng cũng chính sự tiết kiệm tối đa việc sử dụng tính từ kia, để các biến chuyển tự thân thủ diễn vai trò của chúng mà, những người đọc thế hệ cũ có thể không “mặn” với truyện kể.
Nhưng, bù lại, số người đọc thích thú hoặc quen với khuynh hướng của dòng văn chương mới, sẽ thấy họ được “làm chủ” câu chuyện với những miếng “puzzles” do họ tự sắp xếp, để có được một tâm-thái riêng lẻ, bất ngờ thích thú nào đó.

Ở đoạn văn trích dẫn trên, tôi cũng chú ý động từ “quét” thay vì “liếc nhìn”. “Quét” theo ghi nhận của tôi là chữ đang được dùng nhiều trong ngôn ngữ nói của chúng ta, hiện tại, xác định sự “lướt” qua nhiều FB, trước đây không có. Đồng thời, tôi cũng rất thích khi Nguyễn tả đàn chim thiên di như những “hạt đậu điểm li ti trên bầu trời màu đồng cỏ. Bầy hạt đậu trôi xa dần…”

Cũng vậy, cái không khí phiếm định, mở ra cho sự tham dự có tính chủ động của người đọc, chấp chới giữa thực và ảo hay, với “Bầy hạt đậu trôi xa dần”… (một trong những liên tưởng chói, gắt, của Nguyễn Lê Vân Khánh) ẩn tàng, trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn. Thí dụ như:

“- Cô định lao xuống đây ư? – Ông ta chỉ tay ra khoảng không trước mặt. Tàu đang lượn tròn trên đỉnh đèo. Từ nơi này có thể nhìn thấy những ngọn núi lẩn khuất trong mây mù xa.

“- Ông là ai?

“Tôi là ai? Tôi ở đâu và làm gì? Tôi không biết. Tôi chỉ biết cô bế đứa trẻ và lên chuyến tàu với một nỗi bất an trong đáy mắt. Trên thế giới này có hàng ngàn cô gái như cô. Có người bế con, có người không bế ai cả. Có người mang theo tài sản và tiền bạc, có người trắng tay. Có người sợ hãi, có người không. Nhưng tất cả họ đều lên đường với nỗi bất an, sầu muộn, cô biết chứ?”

(Câu hỏi hay ghi nhận về sự thất lạc của con người trong thế giới này, không phải là điều gì mới mẻ. Nó từng được đề cập nhiều trong văn chương của Albert Camus, của Simone de Beauvoir…)

Nhưng khi người đàn ông nêu rõ hoàn cảnh bất an, thất lạc của người nữ trong truyện ngắn “Trốn Chạy” của Nguyễn thì chúng ta phải hiểu, đó là sự nhấn mạnh tới tình cảnh bất lực của phụ nữ ngày nay. Họ loay hoay, bế tắc trong những cơn sóng dữ của nhân quần, thời thế. Cũng trong truyện này, tôi rất thích một liên tưởng mới, lạ của Nguyễn, khi cô viết:

“Lúc ông đi qua chỗ nàng, mùi thuốc lá hăng hắc sượt ngang mũi. Ông hẳn đã hút rất nhiều thuốc trong một tâm trạng căng thẳng, như thể một tay cao bồi đã bắn quá nhiều phát đạn, cổ tay áo ám mùi thuốc súng lúc nào không hay…” (Trích “Chạy Trốn”. Tr. 23 & 27)

Tôi không biết Nguyễn Lê Vân Khánh, có đọc nhiều Haruki Murakami, nhà văn Nhật Bản, nổi tiếng thế giới nhiều năm qua? (*) Nhưng thủ pháp sau đây của Nguyễn, rất gần với Murakami. Thay vì thấy mình biến thành con vật này, hoặc con vật kia thì, trong truyện ngắn “Vào cuối ngày không thực”, Nguyễn bị ảo giác thấy bên cạnh cô là một cậu bé:

“…Tôi quay lại kinh ngạc nhìn thằng nhóc đang vò nát con gấu trong tay. Mắt nó sục lên màu đỏ. Thằng nhóc tìm cách để mọi thứ bung hết ra. Mọi thứ trong con gấu bông và mọi thứ trong người nó – một cách vô hồn.
(…)
“Mọi thứ đều giống như không thực!

Đột nhiên trong thứ ánh sáng của tàn lửa than, tôi kinh hoàng nhận ra thằng nhỏ chính là mình…” (Trích “Vào cuối ngày không thực”. Tr. 62, 63)
.
Tôi vẫn nghĩ, đời sống là một dòng sông không ngừng lưu chuyển. Mọi thứ, rồi sẽ phải đổi thay. Đương nhiên, lãnh vực VHNT, không ngoại lệ. Bởi thế, trong ghi nhận của tôi về nhà văn trẻ, Nguyễn Lê Vân Khánh thì, ý chí, nỗ lực bước tới mặt bằng văn chương hôm nay của Nguyễn là điều theo tôi, rất đáng khen ngợi.

Du Tử Lê,
(Calif. 18-12-2018)
__________
(*) Thủ pháp mà Haruki Murakami áp dụng trong truyện của ông, bắt nguồn sâu, xa từ nhà văn Franz Kafka (1883-1924), gốc Do Thái, viết văn bằng tiếng Đức (Nguồn Wikipedia - mở).


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Sáu 202511:41 SA(Xem: 240)
Khi còn là biên tập viên Tạp chí Non Nước, Vũ Ngọc Giao luôn cẩn trọng với con chữ của người khác.
05 Tháng Sáu 20251:33 CH(Xem: 348)
Kể từ lúc rời xa phố cổ Hội An đến nay đã hơn nửa thế kỷ, không có dịp gặp nhau.
25 Tháng Năm 202511:48 SA(Xem: 357)
Trần Đức Tín (Cà Mau), người mà đầu năm nay đoạt giải cả ba cuộc thi thơ: Đồng bằng sông Cửu Long, báo Văn Nghệ TW, báo Áo Trắng:
10 Tháng Năm 20255:19 CH(Xem: 430)
Phan Thúy Hà đã làm cái việc sống cùng từng nhân vật của cô,
10 Tháng Tư 202510:32 SA(Xem: 960)
Em nay đã 57 tuổi. Những nốt nhạc em viết tưởng đâu mới hôm qua, hôm kia.
06 Tháng Tư 202512:00 SA(Xem: 8055)
Điều đáng nói với tôi, không chỉ là cánh cửa văn chương dòng chính (Hoa Kỳ) đã rộng mở cho Lan Cao mà, tôi hy vọng, sau Lan Cao, những nguòi cầm bút trẻ, trưởng thành ở xứ người sẽ nối gót Lan Cao,
25 Tháng Ba 202511:01 SA(Xem: 1040)
đây là tiểu thuyết đầu tay của một nữ tiến sĩ vật lý đang làm việc tại Pháp, sau tập truyện ngắn (Ảo đăng) cũng in ở Việt Nam vào năm trước.
20 Tháng Ba 20251:00 CH(Xem: 854)
Bốn mươi năm cuộc đời là bốn mươi năm thi sĩ Vũ Hữu Định khao khát, mải miết đi tìm.
10 Tháng Ba 202512:32 CH(Xem: 1196)
Vừa qua họa sĩ Nguyễn Đình Thuần gọi cho biết, Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe. Mong anh tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm “cay” hơn.
21 Tháng Hai 202512:00 SA(Xem: 11555)
Chính thức xuất hiện với tập truyện đầu tay, “Khi Người Ta Trẻ”, Phan Thị Vàng Anh đã mau chóng xác lập cho mình một chỗ đứng giữa quảng trường văn chương nằm ngoài và, rất xa bóng rợp của người cha tên Chế Lan Viên và, mẹ tên Vũ Thị Thường.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 19689)
Tôi cho, định mệnh có thể vùi dập, xé nát một cá nhân, trong đời thường, nhưng nó vẫn bất lực trước những đóng góp trí tuệ, nếu có, của một người nào đó.
(Xem: 35300)
Tên thật Nguyễn Thị Ngọc Trâm, nữ ca sĩ Minh Trang là cháu ngoại của Công Chúa Mỹ Lương (tục gọi Bà Chúa Nhất,) em ruột với Vua Thành Thái. Ngày 18 Tháng Tám tới đây, bà bước vào tuổi 90 (mà,
(Xem: 32140)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 13911)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 21278)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9550)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 755)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 16606)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6646)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3639)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 20957)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9892)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 11326)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9929)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13716)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 33149)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 22312)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27852)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 25227)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 24187)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 22260)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19772)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 21080)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18479)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17370)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 27411)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34549)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36314)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,