TRỊNH CUNG - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt.

26 Tháng Mười Hai 201810:05 SA(Xem: 4280)
TRỊNH CUNG - Lâm Triết, ngôi sao hội họa hiện đại Việt Nam một thời vừa tắt.

Tôi vừa nhận được tin từ nhà thơ DTL cho hay họa sĩ Lâm Triết, một tài năng hội họa hiện đại xuất sắc của Miền Nam vào những thập niên 60 của thế kỷ 20, vừa tạ thế ở tuổi 80 hơn tại Việt Nam vì trọng bệnh.

LamTriet
Họa sĩ Lâm Triết (Hình: Lâm Thuyên và Yến Nhi)

Tài năng hội họa của anh tỏa sáng ngay lúc còn đang học năm thứ nhất tại Trường CĐMT Huế. Khi tôi đậu vào năm thứ nhất cùng trường thì anh là một sinh viên đàn anh mà tôi rất ngưỡng mộ và lấy anh làm mục tiêu cố gắng học hành. Anh và tôi đều từ phương xa đến đây, Lâm Triết từ Bồng Sơn- Bình Định, tôi từ Nhatrang- Khánh Hòa, cùng ở trọ chung tại kiệt (hẻm) 1 đường Âm Hồn Thành Nội Huế cho đến khi hết niên khóa 1958 thì Lâm Triết thôi học để chuyển về Sài Gòn học Trường Quốc Gia C ĐMT Gia định. Tuy nhiên, anh không học hết để thi tốt nghiệp, không rõ lý do, nhưng có thể là do anh yêu lối vẽ hiện đại, một xu thế rất mạnh ớ châu Âu lúc bấy giờ và đang lôi cuốn giới nghệ sĩ trẻ khắp thế giới, trong đó có Việt Nam mà Tạ Tỵ là họa sĩ đi đầu. Thêm nữa, Trường QG CĐMT rất bảo thủ, không cho phép sinh viên vẽ ngoài cách của nhà trường khi còn đang theo học, đã có một số bị đuổi học vì vẽ Modern như Nguyễn Trung là một điển hình.


LamTriet 02
Ngựa (Tranh Lâm Triết)

Đỉnh cao của hội họa Lâm Triết là với bức sơn dầu có tên “Ngựa” (hình đính kèm), anh đoạt Huy chương Vàng Hội Họa Mùa Xuân 1962, giải thưởng hội họa cấp quốc gia hằng năm được tổ chức tại Sài Gòn. Bức “Ngựa”được vẽ theo khuynh hướng Trừu tượng, một khuynh hướng hội họa rất mới tại Việt Nam lúc bấy giờ, đã gây ngạc nhiên cho giới nghệ sĩ tạo hình vì sự táo bạo khi họa sĩ sử dụng bố cục lệch mà vẫn tạo được sự thăng bằng bởi những mảng màu từ đậm đến nhạt, tất cả đều chuyển động trên toàn bộ mặt tranh rất phong phú và nhịp điệu rất sinh đông khiến người xem bị cuốn hút khi đối diện.

Tuy nhiên, kể từ đó, Lâm Triết dần vắng bóng trong các cuộc triển lãm ở Sài Gòn, ngay cả anh cũng không làm một triển lãm cá nhân nào cho đến ngày anh rời khỏi Việt Nam, khi Miền Nam sụp đổ vào ngày 30-4-1975.

Rồi khoảng 15 năm sau, tôi gặp lại Lâm Triết tại Sài Gòn, anh mời tôi một bửa tối tại nhà hàng trong khách sạn New World và cũng từ hôm đó anh có một cuộc sống mới tại quê nhà với Minh, một phụ nữ thành đạt từng là học trò cũ của anh, khi Lâm Triết làm thầy giáo môn vẽ tại một trường trung học ở Phan Thiết. Tôi được biết rằng Minh từng yêu thầm thầy Triết nhưng phải đợi sau nhiều chục năm mới cùng thầy yêu của mình thành chồng vợ.

Và Minh đã làm cho tài năng hội họa của Lâm Triết hồi sinh, chị đã mở gallery trên đường Đồng Khởi (Tự Do) để triển lãm tranh Lâm Triết và trong khuôn viên rộng lớn của nhà chị ở Thảo Điền (làng báo chí cũ) có hẳn một hành lang bày thường trực tranh trừu tượng rất đẳng cấp của Lâm Triết)

Và cũng chính Minh, cách nay khoảng 10 năm, tôi được tin Lâm Triết trở bệnh cũ nặng, bệnh động kinh, chị phải đưa anh về Bình Định dể dưỡng bệnh, vì không còn cách nào khác để chữa trị. Cuối cùng Lâm Triết đã ra đi vĩnh viễn tại nơi anh sinh ra, Bồng Sơn - Bình Định vào ngày... năm 2018.

Viết vài dòng tưởng niệm một ngôi sao hội họa Việt Nam vừa lịm tắt.

Bolsa. Dec. 18-2018

Trịnh Cung

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Ba 20233:42 CH(Xem: 122)
Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí, sinh ngày 11.11.1943 (Quý Mùi) tại Chợ Mới (An Giang).
18 Tháng Hai 202312:00 SA(Xem: 9197)
"Gặp lại thương yêu" cũng mong đón nhận những bài viết mang tính kỷ niệm với những văn nghệ sĩ mà chúng ta cùng biết và, cùng yêu mến
27 Tháng Giêng 202312:32 CH(Xem: 275)
Ông mất đi, chúng tôi tiếc lắm.
24 Tháng Giêng 20235:40 SA(Xem: 255)
Từ ngày đó, ngoài giờ làm việc và đọc sách, ông dạy tôi viết chữ Nho
22 Tháng Mười Hai 20224:53 CH(Xem: 281)
Trần Phong Giao, một nhà văn - dịch giả nặng tình với văn chương và những người viết trẻ.
10 Tháng Mười Một 20221:40 CH(Xem: 501)
Trên bia mộ là gương mặt ông ngày còn trẻ, tài hoa, ngang tàng… Và, tôi chợt nhìn thấy tuổi thơ của mình cũng lẳng lặng hiện về trên đó… mênh mang…
24 Tháng Mười 202210:48 SA(Xem: 576)
Tôi đã đọc nhiều thơ văn viết ở trong tù cải tạo, song có lẽ chưa ai viết nhiều về những người mẹ, người vợ như Cung Trầm Tưởng.
10 Tháng Chín 202210:02 SA(Xem: 845)
Thương Tiếc Họa sĩ Vũ Hối, một tài hoa Quảng Nam, một nhân sĩ Quảng Nam, đúng nghĩa.
23 Tháng Tám 20229:41 SA(Xem: 799)
Anh giải thích thêm: Có những sợi bông gòn nằm vắt ngang qua nhánh cây, gió thổi đong đưa như những chiếc VÕNG. Vì vậy trong bài thơ “Kỷ niệm” anh viết:“Hoa VÕNG rừng TUYẾT trắng”
09 Tháng Tám 20229:10 SA(Xem: 960)
Có lẽ giờ đây, bà đã gặp ông, tiếp tục cùng ông viết nốt đoạn cuối bài thơ “Ta Về.”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7601)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8598)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18092)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5803)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8356)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4544)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 192)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9911)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10072)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4529)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15753)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5584)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5489)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5901)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6094)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26406)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18275)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21585)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19568)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18035)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15451)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14563)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14752)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13776)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13529)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20652)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27830)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32095)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,