VĨNH QUYỀN - Điệp Khúc

20 Tháng Hai 20199:28 SA(Xem: 7022)
VĨNH QUYỀN - Điệp Khúc

 

Bật dậy, đặt hai chân trên sàn nhà, đứng lên, rời khỏi giường. Bàn tay phải vướng, ngoảnh lại, tôi thấy tôi, người đàn ông chìm trong giấc ngủ sâu. Nói chính xác chúng tôi đang có chung bàn tay. Tôi rút bàn tay nhỏ nhắn khỏi bàn tay gân guốc, bước ra phòng khách. Con số nhũ vàng trên bìa lịch đỏ treo tường ẩn hiện trong bóng tối. 1960. Ngang qua gương lớn loáng thấy bóng một thiếu niên trong bộ đồ ngủ kẻ sọc. Dừng lại nhìn, nhận ra tôi hồi mười ba mười bốn, cao và gầy. Làm cử chỉ ngộ nghĩnh, bóng làm theo. Tôi bật cười. Bóng bật cười. Trong mơ, thỉnh thoảng tôi trở về quãng thời gian này, lặp đi lặp lại chừng ấy cảnh và người. Như một điệp khúc.

Đi mô đó? Chưa thấy người nhưng tôi nhận ra giọng nhỏ nhẹ như sợ làm phiền người khác của cô Giáng Ngọc, người được xem là vợ không chính thức của ba tôi. Tuy nhiên, gia quy là gia quy, dẫu kính yêu cô, tôi không được phép gọi cô là “mẹ lớn” như đáng ra là vậy.

Tôi chợt nhớ hình như cô Giáng Ngọc đã mất khi tôi chuẩn bị vào năm đầu bậc trung học. Đang tự hỏi thì cô bước ra từ cửa hông Phật điện, áo dài lam ngát khói hương.

Theo cô… Cô khẽ nói. Tôi vâng lời và nhớ là mình luôn vâng lời người phụ nữ thanh nhã lặng lẽ này. Tôi thích những lúc được ở bên cô. Nếu phải thành thật hơn thì tôi thừa nhận là có bị quyến rũ bởi hộp bánh quy bơ nhập khẩu hiệu St Mitchel với biểu tượng chú gà trống Gaulois luôn sẵn trên bàn trà của cô.

Đôi khi tôi nghĩ chuyện tình giữa ba tôi và cô Giáng Ngọc có thể làm chất liệu cho tiểu thuyết hoặc phim truyện.

Đầu năm 1945, ba tôi học xong cao đẳng luật, về nước đụng ngay tin dữ. Người yêu nhận lời cầu hôn của tham tá tòa sứ Nghệ An để cứu cha gặp nạn chính trị. Thay vì nhận nhiệm sở, ba tôi lên ngôi chùa do các đời trước trong gia đình tạo lập dưới chân núi Kim Phụng.

Từng học mỹ thuật, ba tôi chọn một tảng đá tự nhiên cao gần hai mét cạnh con suối cách chùa mười phút đi bộ, cắt tranh đốn tre dựng trại, suốt ngày đục đẽo tượng, đến tối mới vào chùa nghỉ.

Chừng một tuần, sư trụ trì bất ngờ đến thăm. Nghĩ âm thanh chát chúa mình gây ra đã mạo phạm cảnh giới thanh tịnh, ba tôi chủ động nhận lỗi và xin phép được tiếp tục cho đến khi tượng hoàn thành.

Nhà sư khẽ khoát tay, trầm ngâm nhìn pho tượng dang dở một lúc rồi lên tiếng: Thí chủ tạc tượng ai đây?

Bạch thầy Phật bà Quán Thế Âm, giai đoạn vỡ vạc nên chưa được giống.

Nhà sư tủm tỉm cười: Thí chủ đã gặp Phật bà hay sao mà biết tượng chưa giống?

Ba tôi cũng cười tủm tỉm, chắp tay: Nhờ thầy chỉ dạy.

Nhà sư tiếp: Là nghệ sĩ, tượng của thí chủ cốt cho mình hoặc cho đời chứ không để thờ kính, không nhất thiết phải giống mẫu tượng nhà chùa, nhưng qua thần sắc thí chủ những ngày gần đây, rồi nay được thấy tác phẩm của thí chủ, ta không khỏi nghĩ thí chủ đang tạo hình vị tiểu thư thí chủ ôm giữ trong thâm tâm hơn là tạc tượng Phật bà.

Ba tôi lại vái nhà sư trong im lặng. Mờ sáng hôm sau, ông đốt trại, chia tay tảng đá dở dang dáng Phật dáng người, lên thuyền xuôi về nhà, rồi trở lại sở làm, với hy vọng thời gian và công việc giúp nguôi khuây mối tình.

Nhưng những lá thư của người yêu bí mật tìm đến khiến ba tôi đau lòng, sa vào rượu và thuốc lá. Nổi tiếng nghiêm khắc, vậy mà ông nội chỉ kín đáo thở dài, không quở trách.

Mấy tháng sau Việt Minh khởi nghĩa cướp chính quyền. Đọc báo thấy tin viên tham tá bị giết và cả nhà bị bắt giữ, ba tôi một mình đi Nghệ An.

Nhờ bạn học cũ giờ là ủy viên ban chấp hành Hội thanh niên tỉnh can thiệp, ba tôi rước được người yêu về nhà. Sự kiện này nhất định gây xôn xao từ gia đình đến cả Huế đô, thành phố của những người thạo tin. Tiếc là người trong nhà tránh nhắc chuyện này, còn tôi không dám hỏi.

Đi bên cô Giáng Ngọc, đáp lời hỏi thăm của người thân hoặc người giúp việc, tôi cũng nhớ là họ đã chết hoặc rời khỏi nhà này từ lâu.

Khi cô Giáng Ngọc bước qua ngưỡng cửa dẫn vào hành lang vừa lên đèn, tôi thoáng thấy bóng mẹ đứng bên nhà ngắm mưa của ba tôi cạnh bờ sông. Nhìn kỹ chỉ là vệt sáng lay động từ khe cửa nhà lớn bay đậu lên mảng tường rêu đọng bóng tối.

Một thoáng phân vân, tôi bước tiếp vào nơi ở của cô Giáng Ngọc để rồi chỉ gặp mỗi bàn thờ với chân dung cô. Gương mặt hoa khôi một thời ẩn giấu nửa vời sau tấm nhiễu đỏ. Dẫu sao cũng còn được ngắm đôi môi xinh cười mỉm buồn mênh mang. Bỗng nhớ hồi nhỏ tôi từng hỏi vì sao cô không được thờ ở từ đường. Mọi người tìm cách lãng tránh, riêng câu trả lời của bà vú còn khiến tôi hoang mang hơn: Là việc do hội đồng gia tộc định, gia đình mình không có quyền.

Tôi nghĩ nên thắp cho cô một nén hương, hình như ngoài ba tôi chẳng mấy ai thường xuyên làm việc này. Tôi cũng gặp mối quan tâm của ông khi thấy hộp quy bơ St Mitchel trên bàn thờ. Lúc này nó không hấp dẫn tôi như xưa và tôi không nhớ mình đã không động tới bánh ngọt từ bao giờ, hẳn đã lâu.

Tôi quay lại, lững thững đi tiếp.

Trăng khuất sau quầng mây bạc, mờ nhạt vẫn đủ đổ nghiêng bóng tôi xuống lối đi. Tôi biết mình sắp tới đâu, gặp ai và có lòng mong vì giấc mơ thế này khá lâu mới trở lại. Ý tôi muốn nói đến cô Bắc. Ban đầu người trong nhà gọi cô Bắc Kỳ, sau thu gọn còn mỗi cô Bắc.

52057121_172061333761786_5258717197982760960_o
Tranh Hoàng Đặng



Mùa thu 1954. Một chiều muộn, nhà chuẩn bị dùng cơm thì có khách. Cô gái chừng đôi mươi đầu vấn khăn vành, tóc bỏ đuôi gà, lưng mang đàn đáy, hai tay giữ chặt tay nải lấm bụi đường.

Thưa có phải nhà ông Tôn Thất Cẩm Phong? Giọng Hà Nội run run đến tội.

Những người có mặt bỗng hóa tượng sáp, không ai dám lên tiếng hoặc có cử chỉ nào đáp lại.

Vừa lúc mẹ tôi đẩy xe lăn rước ông tôi đến phòng ăn, cô gái lặp lại câu hỏi, nước mắt đã rơm rớm.

Mẹ và ông tôi nhìn sững cô gái rồi nhìn nhau. Cuối cùng mẹ bước tới đỡ tay nải đặt lên trường kỷ, nhẹ nhàng hỏi: Em di cư vào Nam?


Vâng… Thưa, có phải nhà ông Cẩm Phong?

Mẹ tránh câu hỏi bằng câu hỏi khác: Em đi một mình?

Vâng, em theo đoàn, đến Huế thì tách ra.

Vất vả quá, ngồi nghỉ chân đã...

Mẹ kéo ghế mời và bảo người giúp việc mang nước cho cô gái, nhưng cô vẫn đứng yên.

Thưa, em cần gặp ông Cẩm Phong…

Mẹ tôi lúng túng nhìn ông tôi.

Im lặng nặng nề.

Cuối cùng ông tôi hắng giọng: Vì đâu cô biết Cẩm Phong?

Cô gái nhìn ông sợ sệt, rồi lóng ngóng lấy thứ giấu trong nếp khăn, đưa trình bằng hai tay. Mẹ tôi tiếp lấy, tay khẽ run, chuyển sang ông tôi.

Một mẩu giấy Tây kẻ dòng gấp nhỏ đã nhàu.

Ông chỉnh gọng kính lão, lập cập mở, chòm râu bạc rung theo.

Mọi người lén nhìn vào.

Là nét chữ phóng túng của ba tôi, chỉ mấy dòng tên và địa chỉ.

Ông tôi chậm rãi xếp lại mẩu giấy, mắt không rời cô gái, vẻ trầm ngâm.

Lại rơi vào im lặng ngột ngạt.

Không chịu đựng thêm được nữa, cô gái bật khóc, một tay che mặt, một tay với lấy tay nải, cúi đầu chào thật nhanh, quày quả quay ra.

Chờ đã. Ông tôi lại hắng giọng.

Cô gái dừng chân nhưng không quay đầu.

Ông tôi ngước nhìn con dâu. Mẹ tôi nhìn sang cô Giáng Ngọc. Cô khẽ gật đầu, mắt đỏ hoe. Thêm thoáng nghĩ ngợi, mẹ khẽ gật đầu với ông tôi.

Cô Bắc Kỳ à, Cẩm Phong đi dự tiệc, cũng sắp về.

Mọi người kín đáo thở ra khi nghe giọng từ tốn của ông.

Nài ép mãi “cô Bắc Kỳ” mới ngồi vào bàn ăn cùng gia đình. Câu chuyện ấm dần với những hỏi han ân cần và cả tò mò dành cho cô, cho tình hình ngoài miền Bắc.

Đến món tráng miệng không khí có phần căng thẳng trở lại khi ông tôi động tới mối quan hệ giữa cô và ba tôi. Rồi đã có tiếng cười khi mọi sự được đơn giản hóa và minh bạch.

Lần đầu ra giảng bài tại trường luật ở Hà Nội, ba tôi theo đồng nghiệp đi nghe ca trù. Ở đó ông gặp một ca nương mới vào nghề có giọng hát đẹp. Từ đó mỗi lần ra Hà Nội ông lại nghe cô hát, lâu thành khách tri âm. Hiệp định Geneve được ký, trong lần cuối ra Hà Nội, lúc chia tay ca nương, ba tôi biết tâm sự của cô. Rằng cô muốn di cư vào Nam, không vì lý do chính trị, chỉ để tìm người cha chưa hề gặp, nhưng lo không có thân thích trong đó. Vậy là ba tôi đã cho cô địa chỉ phòng khi cần.

Qua sự giúp đỡ của một luật sư bạn ba tôi ở Sài Gòn, cô Bắc tìm được nhà người cha. Ông có gia đình và qua đời từ mấy năm trước. Thắp một nén hương, hát một bài Hỏi gió trước bàn thờ cha là tất cả những gì cô làm được trong chuyến hành phương Nam buồn bã trước khi quay lại nhà tôi.

Thời gian trôi êm đến mức tôi không ngạc nhiên nhận ra tự bao giờ cô Bắc đã là người nhà, được xếp phòng cuối hành lang để khi cô hát nhớ nghề không làm phiền ai.

Dẫu cô Bắc cùng danh phận như đàn chị Giáng Ngọc, với tuổi thơ tôi, tôi từng có ba người mẹ yêu kiều. Tôi lớn lên trên đôi chân lăng quăng từ phòng mẹ sang phòng cô Giáng Ngọc đến phòng cô Bắc, ở đâu cũng được nuông chiều, có lẽ bởi hai cô không sinh nở.

Và mỗi mình tôi được vào vai khán giả khi ba tôi đến phòng cô Bắc chơi đàn đáy cho cô gõ phách hát thơ.

Rồi cô Giáng Ngọc mất sớm vì lao phổi mà không chịu uống thuốc đều đặn.

Rồi những đêm ba tôi cùng cô Bắc đàn hát thưa dần, cho đến khi chỉ còn mình cô vừa hát vừa khóc làm tôi sợ hãi không dám sang chơi như trước.

Trong mắt mọi người cô trở thành nhân vật phiền hà. Thỉnh thoảng lúc nửa đêm về sáng cô lên sân thượng hướng về phương Bắc hát những khúc nhớ mẹ nhớ cha, nhớ bản quán quê hương. Hát rồi khóc, khóc rồi hát, khiến chung quanh người thì mất ngủ, chó thì tru từng hồi. Ban đầu ba tôi còn lên dỗ dành, bế cô xuống, về sau ông chỉ im lặng chịu đựng.

Một đêm tôi bị đánh thức. Bao nhiêu lần nghe, vậy mà đêm đó tôi như lần đầu nghe được thứ âm thanh phương Bắc kỳ diệu. Như người ta thường nói sênh phách là giọng hát thứ hai của ca nương. Giờ sênh phách là tiếng khóc thứ hai của cô Bắc. Nó biến hóa lúc dồn dập, lúc khoan thai, lúc đối chọi, lúc đồng điệu với giọng hát. Tự nhiên tôi thấy mình không còn sợ nữa, một mình ra vườn, nhìn lên cô Bắc vừa hát vừa khóc nỉ non trên cao. Sương bắt đầu nặng hạt, tôi vào lấy chăn, lên sân thượng, phủ ấm cho cô.

Kéo tôi vào lòng, cô tiếp tục hát tiếp tục khóc.

Mẹ ơi, đừng khóc nữa, con sợ. Tôi thì thầm.

Cô Bắc ngừng bặt, giọng run: Con vừa nói gì thế, nói lại cô nghe nào.

Mẹ đừng khóc, con sợ. Tôi lặp lại.

Cô gật đầu, mỉm cười với tôi khi nước mắt vẫn lăn dài: Lần đầu tiên cô được gọi mẹ đấy, cho mẹ thơm con nhé?

Tôi gật đầu, nhắm mắt đón nụ hôn lên trán.

Hôm sau tôi dậy muộn, ngơ ngác nghe mọi người xôn xao cô Bắc đã lặng lẽ ra đi trong đêm. Ba tôi bỏ việc ở sở phóng tìm cô khắp bến xe, nhà ga nhưng không có kết quả.

Giấc mơ lần này tôi không gặp người mẹ Bắc Kỳ, không nghe tiếng hát khóc thê thiết trên sân thượng. Chẳng biết nên buồn hay nên vui, tôi lững thững đi tiếp và thấy mình đứng giữa sân gạch bát tràng.

Đúng lúc ấy mẹ tôi hiện ra rõ dần trong quầng sáng vàng nhạt đèn đường hắt vào. Mẹ không thấy tôi, vô tâm lướt ngang, rồi mất hút vào vòm cổng tối và sâu.

Vừa chạy theo vừa gọi mẹ ơi chờ con nhưng không thành tiếng, bỗng vấp phải thứ gì trên mặt sân, tôi té sấp vào chính tôi, người đàn ông vừa choàng tỉnh. Kết thúc điệp khúc.


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
07 Tháng Chín 20249:21 SA(Xem: 28)
hãy nghĩ về những ngọt ngào thú vị ngày xưa
31 Tháng Tám 20248:20 SA(Xem: 87)
Ước gì có ai vẽ được linh hồn của những giọt mưa!
21 Tháng Tám 20245:08 CH(Xem: 205)
Phán quan để tập giấy trắng xuống trước mặt tôi.
14 Tháng Tám 20247:13 SA(Xem: 219)
Thành thử anh Bình Định hấp dẫn, đầu đuôi chỉ vì một lối di dân nhì nhằng.
07 Tháng Tám 20247:15 SA(Xem: 235)
Ngày tôi còn bé, chưa đến 10 tuổi, những lúc mình không phải đến trường thì mẹ tôi lại đưa tôi ra chợ suốt cả buổi
31 Tháng Bảy 20247:01 SA(Xem: 789)
Họ phải thức từ 1-2 giờ sáng; có người sớm hơn, để cùng lặng lẽ lao vào dòng sống theo từng cách riêng của mình,
24 Tháng Bảy 202410:20 SA(Xem: 280)
Chợt nghe hơi thở dịu dàng trong giai điệu thổn thức ngọt ngào mà xa vắng Je ne suis que de l'amour… Bài hát tôi từng nghe chiều nay trong quán cafe ở phố Hàng Bạc...
17 Tháng Bảy 202411:22 SA(Xem: 528)
Tôi vừa buông tay ra thì ông ngừng thở. Ông chết nhẹ nhàng như gấp lại một cuốn sách. Tính ra, ông đã để tang cho sách đúng một trăm ngày.
07 Tháng Sáu 20248:55 SA(Xem: 884)
Những ngày sau, rồi những ngày sau nữa, tôi không gặp lại anh ta. Tôi vẫn đều đặn ngồi uống cà phê chỗ công-tơ, ngồi một mình. Cà phê quán này làm như không còn ngon như trước...
30 Tháng Năm 20248:20 SA(Xem: 1814)
Khi nàng đứng dậy thì ông lão đã qua đời. Bình minh cháy đỏ ngoài cửa sổ và trong ánh sáng ban mai, khu vườn đã phủ đầy hoa tuyết ướt.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 20360)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 15326)
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ.
(Xem: 17168)
Tuy nhiên, thế hệ 1940-1950, cũng lại là thế hệ cung cấp cho văn chương miền Nam 20 năm, những bài thơ, những trang
(Xem: 9847)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 18240)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 4729)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 1497)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 2014)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1915)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 23254)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 19811)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 8603)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 9611)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9076)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11939)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 31490)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21390)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 26294)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 23721)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 22504)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 20606)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18771)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19911)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 17522)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16654)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 25494)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32857)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 35456)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,