Nguyên Bích, ‘ Sáng tác càng cẩn trọng, người thưởng ngoạn càng hưởng được nhiều’

25 Tháng Ba 20199:39 SA(Xem: 4059)
Nguyên Bích, ‘ Sáng tác càng cẩn trọng, người thưởng ngoạn càng hưởng được nhiều’

dutule.com (ngày 18-3-2019): Tôi không biết có phải những người ở sâu trong lãnh vực chuyên môn như chính trị, nghiên cứu, y khoa, điện toán, kỹ thuật, sáng chế... thường bị áp lực rất lớn của công việc?!? thực trạng này, đã khiến họ dễ bị trầm cảm hơn những người ở các lãnh vực khác?

Phải chăng, vì thế mà, càng lúc, người ta càng ghi nhận được hiện tượng đáng chú ý là: Số lượng những người làm công việc chuyên môn cao đã bỏ thì giờ để tìm vào lãnh vực sinh hoạt văn học, nghệ thuật, ngày một nhiều hơn. Cụ thể, đó là lãnh vực của những hoạt động tinh thần như âm nhạc, hội họa, thi ca…

Sự “tìm vào” hay “tìm về” với VHNT của những người này còn được ghi nhận là hăng say và, nhiệt tình hơn cả những người dành toàn thời gian cho sinh hoạt đó nữa. Nhất là hiện nay, hầu như ca sĩ, nhạc sĩ nào cũng có được cho riêng mình 1 studio, đủ phương tiện để thực hiện một CD ca nhạc. Sự kiện này giúp cho sự ra đời của một đĩa nhạc, ngày càng dễ dàng và ít tốn kém hơn trước. 

Nhưng không vì dễ dàng, ít tốn kém mà không có những ca, nhạc sĩ từ chối sự tiện lợi này. Tôi thấy vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Họ thận trọng, cân nhắc, đắn đo rất kỹ lưỡng trước quyết định hình thành và phát hành một CD. Điển hình cho trường hợp này, tôi thấy có bác sĩ y khoa Nguyễn Văn Bích. Một người được nhiều người biết tới, trong lãnh vực âm nhạc, với bút hiệu Nguyên Bích.

Trên dưới hai mươi năm trước đây, Nguyên Bích được ghi nhận là nổi tiếng với ca khúc “Hiến chương yêu” do trung tâm Diễm Xưa thu hình trong một cuốn Video - - Sau đó, lại được phổ biến trong CD cùng tên “Giữ Đời Cho Nhau” phát hành cuối thập niên 1980.

Tôi nói, Nguyên Bích, như một trong những trường hợp ngoại lệ vì liên lủy mấy chục năm qua, dù vẫn sáng tác đều đặn, nhưng số ca khúc được ông cho phổ biến vẫn không nhiều. Vì bản chất thận trọng của nghề nghiệp bác sĩ y khoa hay vì tính khắc kỷ, tự khó khăn với chính mình?

Trong một thư riêng, trao đổi với chúng tôi, sau nhiều  năm… “nín lặng” họ Nguyễn mới quyết định gửi tới những người yêu nhạc ông, CD có tên “Bên Dòng Sông kỷ niệm.”

Nhân sự tiếp tục dòng chảy âm nhạc mang tên “Bên Dòng Sông kỷ niệm” Nguyên Bích tiết lộ, đại ý:

-Trước đây, thời xa xưa, Nguyên Bích đắm mình trong những sáng tác tiêu biểu như “Tình si, Sám hối, Yêu em”… Gần hơn là thời kỳ của những “Xin rửa tôi tôi, Từ Thơ ấu ngậm ngùi, Đêm vô định”… Và  hiện tại là “Đàlat kỷ niệm, Bên dòng sông kỷ niệm,Tháng ngày mật ngọt, Nồng nàn”

Ông xác nhận, nhạc thời xa xưa ông viết giản dị, dễ hiểu, dễ hát. Nhưng thời gần đây thì nhạc của ông đã mất dần tính giản dị. Chúng có nhiều suy tư hơn khi nghe và, cũng có thể là hơi khó hát...

Qua đến thời hiện tại, Nguyên Bích tâm sự:

“Sự giản dị trong ca khúc của tôi, lại giảm đi nhiều nữa. Câu nhạc nhiều phức tạp hơn , âm vực bản nhạc rộng hẳn ra và, bản nhạc cũng có phần khó hát hơn một chút.

Ông nhấn mạnh:

Nhưng, Quang Tuấn và Bích Vân (hai giọng ca trong CD mới: ‘Bên Dòng Sông kỷ niệm’) của tôi, đã cho  thấy họ rất xuất sắc trong từng ca khúc.

“Nếu chỉ nói riêng về phần kỹ thuật hát, thì với tôi, hai ca sĩ này đã chứng tỏ sự điêu luyện của họ cao đến một mức không ngờ. Nhạc đệm là một phần mà, nhạc sĩ Hoàng Công Luận cũng tỏ ra thích thú vô cùng. Anh thâu trực tiếp những khúc đàn mà anh thấy cần thiết. Nghe tiếng bass của Vũ Anh Tuấn mà xem, nó trai lơ lạ kỳ, nghe tiếng guitar mà xem, nó lãng đãng với tiếng hát Quang tuấn, mê mẩn. CD này chứa đựng khá nhiều sự say mê của các nhạc sĩ, các ca sĩ và kỹ  thuật viên thực hiện Album…”

 

Giải thích cho sự xác nhận rằng: “Câu nhạc (trong CD mới của Nguyên Bích) nhiều phức tạp hơn, âm vực bản nhạc rộng hẳn ra và, bản nhạc cũng có phần khó hát hơn một chút, về phương diện kỹ thuật, ông nói thêm rằng, ba hiện thực khiến cho những bài hát mới của ông khó hát ở chỗ:

“1-Âm vực từ thấp lên cao hơi đi ra ngoài giới hạn bình thường…

 “2- Những bài mới có nhiều nốt  thăng (#) và Giáng (b). Khi hát, độ cao thấp từ nốt này đến nốt kia (gọi là quãng) nếu bình thường quãng 2 quãng 3 quãng 5 chẵn, thì dễ hát, khi có nốt bị giảm (b) hoặc thăng (#) là quãng lẻ khó hát hơn nhiều. Bài “Đà Lạt kỷ niệm, Tháng ngày mật ngọt , Bên dòng sông kỷ niệm, Nồng nàn” đều có khá nhiều những nốt thăng giảm này. Ông nói không phải ông cố ý làm dáng, nhưng vì tiến trình chuỗi những hợp âm sau này ông xử dụng khá hơn, nhuần nhuyễn hơn…

“3- Bình thường thì một bài nhạc viết ở cung Đô trưởng chẳng hạn, sẽ chuyển hoá trong cung đô trưởng, hoặc qua lại với La thứ là anh em của đô, hoặc đôi khi qua đô thứ rồi kết ở đô trưởng. Nay ông có ít bài chuyển qua một ‘key’ không liên hệ gì đến ‘key’ đầu tiên, rồi cuối cùng lại trở về để kết ở cung ông đã mở đầu. Ông nói đã say mê những khúc nhạc thần diệu này của Phạm Duy và Phạm Đình Chương, và nay ông cũng có được vài ba bài mà, một trong các bài đó nằm trong CD này, là bài “Tháng ngày mật ngọt” - - Đoạn kết, từ cung Rê trưởng , qua lại với Rê thứ (bình thường) rồi trước khi kết chạy qua Mi giảm trưởng trước khi kết. Ca sĩ không rõ lắm về hoà âm, khó có thể hát đúng nốt được, ngoại trừ nghe một người hát mẫu thật kỹ rồi học thuộc lòng sau đó hát thì OK …”

.

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho nhà thơ Trường Đinh vào hồi cuối năm 2002, TĐ đã họi nhạc sĩ Nguyên Bích:

"TD: Trong CD Sao Vội Nhạt Phai (Diễm Xưa 154), nhạc bản nổi tiếng nhất của anh và được rất nhiều người yêu chuộng có tựa đề là Hiến Chương Yêu. Xin anh cho biết vài nét về nhạc bản nầy? Gần đây, anh có tham dự Đêm nhạc Du Tử Lê và đã nghe ca sĩ Đinh Ngọc trình bày nhạc bản này. Xin anh cho biết vài cảm tưởng trong đêm nhạc đó (khi Đinh Ngọc trình bày HCY).

"NB: Bài nhạc Hiến Chương Yêu là bài nhạc đầu tiên tôi phổ thơ của thi sĩ Du Tử Lê, và cũng là một trong những bài tôi viết rất sớm khi mới tập tễnh viết nhạc. Đây là bài nhạc đầu tiên tôi viết ở cung thứ. Khi tôi viết xong bài nhạc, tôi cất đi, không dám đưa cho anh Lê coi vì sợ làm hư bài thơ hay của anh, nhất là sau đó tôi được biết bài thơ này đã được vài nhạc sĩ khác cũng đã phổ nhạc. Vài tháng sau, anh Lê biết được và hỏi tôi về bài nhạc, tôi mở cho anh nghe bài nhạc do tôi tự hát, và rất là ngạc nhiên, anh Lê lại rất thích bài này, đã cùng với tôi sửa lại lời bài nhạc ở vài chỗ theo lời yêu cầu của tôi. Bài nhạc được kiện toàn đúng theo ý tôi và anh Lê, nhưng sau đó cũng chỉ được để đó, cho đến hai ba năm sau, trung tâm Diễm Xưa chọn bài này để cho vào CD 'Sao vội nhạt phai' và nhờ thế Hiến Chương Yêu được giới thiệu đến giới thưởng ngoạn. Ngay khi bài này được phát thanh trên đài Little Saigon ở California, nhiều người hỏi thăm, rồi tôi được biết Hiến Chương Yêu đã được chọn vào Video "Giữ đời cho nhau", một Video ghi lại một phần sự nghiệp thi ca của tác giả này, với tiếng hát Đinh Ngọc. Có lần Đinh Ngọc viết cho tôi nói  'cám ơn chú Nguyên Bích đã viết một bản nhạc làm nên tên tuổi của Đinh Ngọc'. Tôi không biết là Đinh Ngọc nên cám ơn thi sĩ Du Tử Lê hay là tôi phải cám ơn Đinh Ngọc, đã chắp cánh cho bài nhạc của tôi được bay xa.”

Như vậy là kể từ CD “Sao Vội Nhạt Phai” thì phải đợi tới gần 20 năm sau, người yêu nhạc Nguyên Bích mới được thưởng thức “Bên Dòng Sông Kỷ Niệm”, là Album thứ tư của người nhạc sĩ kỹ tính Nguyên Bích.

Tôi nhớ sinh thời, cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương từng nói, đại ý, người viết nhạc càng khó tính bao nhiều thì, thính giả càng hưởng được nhiều bấy nhiêu.
Và, nhạc sĩ Nguyên Bích, theo tôi, ở trường hợp đó.

 
Du Tử Lê,

(Garden Grove, tháng 3-2019)

Ý kiến bạn đọc
29 Tháng Ba 20194:31 SA
Khách
Thi sĩ Du Tử Lê nhân xét rất đúng về nhạc sĩ Nguyên Bích ( BS Nguyễn văn Bích ) “. Họ thận trọng, cân nhắc, đắn đo rất kỹ lưỡng trước quyết định hình thành và phát hành một CD “, lã một bạn học với Bích o trương y khoa , tôi biết Bích , ngoài tính tình khả ái , phúc hậu, Bích luôn luôn rất thận trọng và cân nhắc trong mọi chuyện để hoàn thành tốt đẹp hơn.
Cám ơn thi sĩ Du Tử Lê đã viết bài nói về nhạc sĩ Nguyên Bích , một người bạn tốt của tôi
Võ văn Lương, MD
29 Tháng Ba 20192:15 SA
Khách
Bài viết của anh Du Tử Lê rất đẹp. Chúc mừng anh Nguyên Bích, CD Bên Dòng Sông Kỷ Niệm được đón nhận nồng nhiệt.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
28 Tháng Năm 20234:13 CH(Xem: 17)
SÁCH ĐƯỢC BÁN TRÊN AMAZON.COM https://www.amazon.com/dp/1088102549?psc=1&ref=ppx_yo2ov_dt_b_product_details
24 Tháng Tư 20239:50 SA(Xem: 157)
Ngày 21 Tháng Tư, 2023, nhà văn Dương Thu Hương đã được trai Giải Toàn Cầu 2023 (Cino-Del-Duca 2023) trong khuôn khổ Lễ hội Sách Paris (Festivao du Livre de Paris)
05 Tháng Ba 202312:57 CH(Xem: 378)
đọc Tô Thùy Yên, ta có thể thấy, dường như ông đã trộn ngôn ngữ, văn hóa của cả ba miền Bắc Trung Nam vào những trang thơ của mình,
24 Tháng Hai 202312:32 CH(Xem: 527)
Nhà thơ, dịch giả Dương Tường vừa qua đời lúc 20h08 tối nay 24-2 tại Bệnh viện 108, Hà Nội, hưởng thọ 92 tuổi.
01 Tháng Hai 20234:45 CH(Xem: 231)
Cuộc triển lãm của Ann Phong sẽ diễn ra vào tháng 2 và 3, tháng 3 là tháng của Lịch Sử Phụ Nữ, mở từ ngày 30 tháng 1 cho đến 23 tháng 3.
30 Tháng Giêng 202311:27 SA(Xem: 491)
Nhà thơ Thi Vũ Võ Văn Ái, qua đời ngày 26 Tháng Giệng, 2023 tại Pháp, hưởng thọ 88 tuổi.
09 Tháng Mười 20227:29 CH(Xem: 745)
Nhà thơ Cung Trầm Tưởng, tác giả của nhiều bài thơ nổi tiếng được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc như “Mùa Thu Paris,” “Chưa Bao Giờ Buồn Thế,”… vừa qua đời lúc 4 giờ 27 phút, chiều 9 Tháng Mười, tại bệnh viện United Hospital, thành phố Saint Paul, tiểu bang Minnesota.
09 Tháng Chín 20229:41 SA(Xem: 1029)
Nhà văn - nhà biên kịch Ngụy Ngữ qua đời hồi 10h18 ngày 9/9/2022 tại nhà riêng ở TP HCM do bệnh nhiều năm, thọ 76 tuổi. Ông sinh năm 1947 tại Thừa Thiên - Huế, từ thanh niên đã vào sống và làm việc tại Sài Gòn-TP.HCM cho đến ngày qua đời.
20 Tháng Tám 202210:04 SA(Xem: 953)
Danh họa Vũ Hối qua đời lúc 5 giờ 15 phút chiều Thứ Sáu, 19 Tháng Tám, 2022
19 Tháng Tám 20229:38 SA(Xem: 714)
Nhạc sĩ Nguyễn Thiện Tơ - tác giả bài "Giáo đường im bóng" - mất ngày 18 Tháng Tám, 2022 vì tuổi già, thọ 101 tuổi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 31622)
Bài thơ đầu tiên (?) của Tô Thùy Yên được giới thiệu trên Sáng Tạo, gây tiếng vang lớn và, dư âm của nó, kéo dài nhiều năm sau, là “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” viết tháng 4 năm 1956.
(Xem: 3207)
Nói cách khác, theo tôi, Vĩnh Quyền nhà văn đã vượt trên chính mình. Điều không dễ với khá nhiều người cầm bút, còn lại.
(Xem: 7883)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8831)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18300)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 4926)
Hôm nay, một sáng nắng ấm, trời thu, Nam California, chúng tôi ngậm ngùi đưa tiễn một Nhà thơ.
(Xem: 4840)
Sáng thứ tư 9/10/2019, thấy cái post của Hạnh Tuyền: “Ông ngoại đã lên trời”.
(Xem: 10127)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 16343)
Tại sao cả hai tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại là Mai Thảo và Nguyên Sa lại có cùng một nhận xét giống nhau về thơ Du Tử Lê
(Xem: 4824)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 15955)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5784)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5670)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 6041)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6320)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26666)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18466)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21959)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19695)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18239)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15654)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14689)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14981)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13961)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13738)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20844)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 28108)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32268)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,