PHÙNG NGUYỄN - Lời Khai

28 Tháng Tám 20199:27 SA(Xem: 4295)
PHÙNG NGUYỄN - Lời Khai


Câu chuyện bắt đầu rất bình thường và gần như không ăn nhập gì đến hồi kết cuộc. Cách đây mấy năm, tôi gia nhập nhóm Bút Việt. Như cái tên ám chỉ, nhóm này quy tụ những người ưa thích văn chương nghệ thuật. Thành viên của nhóm hầu hết là chuyên gia và sinh viên đại học, kể cả du học sinh và nghiên cứu sinh đến từ Việt Nam. Họ ở rải rác trên khắp thế giới, và phương tiện liên lạc chủ yếu là điện thư và IRC (Internet Relay Chat).

Tôi quen với Cảm qua Bút Việt. Có một dạo tôi phát biểu rất tích cực trong những "buổi" thảo luận văn học của nhóm, và trong quá trình đó, không tránh khỏi những va chạm nho nhỏ với những người bạn được nuôi dưỡng trong một môi trường hầu như khác biệt hẳn với mình. Cảm và tôi cũng đã trải qua một vài lần như vậy. Nhưng sau đó thì tình hình trở nên tốt đẹp hơn nhiều. Cảm vẫn thường thức dậy giữa khuya để vào tán dóc với tôi trong chatroom của nhóm. Cảm là du học sinh đến từ miền Bắc, đang theo đuổi chương trình hậu đại học tại Nhật. Nơi Cảm cư ngụ cách chỗ tôi ở đến những 17 múi giờ, và Cảm thường than thở là cứ phải "già" hơn bạn bè bên Mỹ đến... gần một ngày! Chúng tôi trở nên thân thiết hơn trong những lần nói chuyện trên Internet. Cảm trẻ hơn tôi rất nhiều, và rất trung thực trong việc phát biểu nhận xét của mình về những điều tai nghe mắt thấy. Chẳng hạn như có lần Cảm nói rằng bản chất người miền Bắc hung bạo hơn người miền Nam. "Chạy xe đạp va vào nhau một tí là thấy có đánh nhau vỡ đầu sứt trán, thậm chí cả đâm chém nhau!" Tôi bác bỏ nhận định này của Cảm, và quy lỗi cho môi trường sống. Cảm có vẻ không phục nhưng cũng không nói gì sau đó.


Một hôm Cảm hỏi tôi về nhóm tin Bàn Tròn Việt Nam (Vietnamese Round Table newsgroup).


"Anh có hay lên trên đó không?" Cảm hỏi.


Tôi bảo là không. Tôi có nghe nói về nhóm tin này. Đây là nhóm tin lớn nhất trên hệ thống Internet của người Việt Nam tại hải ngoại. Ở đó người ta bàn cãi đủ mọi vấn đề, từ tình yêu, tôn giáo, đến chính trị. "Họ chửi nhau như mổ bò trên đó!" Một người bạn của tôi đã bảo tôi như vậy.


"Chỗ đó là chốn thị phi, vào làm gì!" Tôi nhăn nhó với Cảm.


"Tại em đang muốn tìm hiểu một người trên đó," Cảm trả lời.


"Ai vậy?" Tôi hỏi một cách lơ đãng.


"Cô ấy tên Trần Bội Ngọc."


Tên hay thật, tôi nghĩ thầm. Vậy là anh chàng Cảm này đang muốn "trai khôn tìm vợ chợ đông" đây chắc. Cảm tiếp:


"Em muốn nhờ anh lên trên đó, ngắm nghía cô ấy một tí rồi cho em biết cảm tưởng."


"Làm cách nào mà ngắm nghía người ta trên đó?"


"Thì anh coi cô ấy viết lách ra làm sao thì biết ngay chứ gì!" Cảm quả quyết.


Tôi bắt đầu bực mình:


"Trời đất. Có gì làm chắc là cô Trần Bội Ngọc thể hiện nhân cách mình qua cách viết?"


"Có thể cô ấy sẽ cố gắng che dấu con người thực của mình. Bội Ngọc đã từng bảo em Bàn Tròn Việt Nam chỉ là sân chơi của cô ấy thôi. Nhưng em có cảm tưởng một người từng trải như anh có thể có được một khái niệm trung thực về Bội Ngọc sau một thời gian quan sát."


Từng trải! Tôi nghe tiếng mình lùng bùng trong đầu. Nếu có điều gì tôi "từng trải" trong đời mình, đó chính là một chuỗi dài của những thất bại!


"... Hơn nữa, em vẫn tin rằng đàng sau những cái tên kỳ dị, những ký hiệu lằng nhằng kia là những con người bằng xương bằng thịt với trái tim đầy cảm xúc như anh và em vậy. Anh không nghĩ vậy hay sao?"


Tôi cảm thấy lựng khựng. Cảm đang ở cách tôi hàng chục ngàn cây số, và tôi chỉ biết mặt Cảm qua bức ảnh nhỏ trên cái homepage thô sơ của hắn. Vậy mà tôi có thể hình dung ra nét mặt của Cảm ngay lúc bấy giờ, tràn ngập niềm tin vào điều hắn vừa phát biểu. Tôi thở dài, trả lời:


"Cho anh hai tuần."


?


Bội Ngọc là một cô gái đỏng đảnh, rất đỏng đảnh. Có nhiều người ái mộ cô, và cũng nhiều không kém những người ghét cô. Tôi cảm thấy thú vị, thực sự thú vị. Hóa ra cái "xã hội" ảo trên Internet cũng đâu có khác gì mấy so với cái xã hội trần tục dưới kia! Thử tưởng tượng một cô gái rất điệu, rất xinh đẹp cứ nhởn nhơ cười nói, đùa nghịch một cách vô pháp vô thiên trong một hội chợ Tết thì có thể đoán được có bao nhiêu kiểu phản ứng từ đám đông. Tất nhiên, đàn ông con trai có kiểu của họ và đàn bà con gái cũng có cách ứng xử riêng của mình. Tình hình lại càng rối rắm hơn khi cô cười tình với người này và khinh khỉnh với người kia. Và tôi cũng rối rắm không kém. Xem ra Bội Ngọc chẳng có sơ hở nào trong việc che đậy tung tích thực của mình. Có những cố gắng đáng kể của một số người thuộc nhóm tin Bàn Tròn Việt Nam trong việc bộc lộ thân thế của Bội Ngọc, nhưng theo ý tôi, những dữ kiện họ có về cô đều không đáng tin cậy. Thời hạn hai tuần trôi qua rất nhanh, và những điều mù mờ mà tôi cho rằng mình "biết" về Bội Ngọc thực không giúp gì cho Cảm trong việc "tìm hiểu" cô. Bội Ngọc là một cô gái thông minh đến độ quỷ quyệt, và nếu cần làm tổn thương một người trung hậu như Cảm, cô có thừa khả năng! Đó là cái "khái niệm" mà tôi có về Bội Ngọc, nếu có thể gọi đó là khái niệm. Và tôi biết mình không có can đảm tiết lộ với Cảm cái cảm giác mơ hồ của mình. Không nên làm đau lòng một người bạn tốt vì một điều rất mơ hồ!


Vào mùa hè tiếp theo, Cảm báo cho tôi biết sẽ bay qua Chicago để gặp Bội Ngọc.


"Em được nghỉ hai tuần, nhưng Bội Ngọc bảo chỉ có thể gặp nhau ba ngày thôi. Cô ấy đang rất bận."


"Vậy thì tại sao không qua chơi với anh trước rồi hãy ghé cô ấy? Anh cũng mong gặp Cảm vậy."


"Chỉ sợ phiền anh," Cảm rụt rè trong máy điện thoại.


Tôi cười ha hả thay câu trả lời. Rõ vớ vẩn!


Cảm vừa người, khuôn mặt hơi vuông. Cặp chân mày rậm trên đôi mắt thật hiền. Chúng tôi có những ngày thực vui bên nhau. Tôi sống một mình, và điều này khiến Cảm trở nên thoải mái ngay từ phút đầu. Chúng tôi đi "tham quan" Tiểu Saigon, ăn tất cả những gì Cảm muốn thử và lê lết ở những quán cà phê Cảm muốn ngồi. Tôi thích chọc phá Cảm bằng cách cố tình cách lái câu chuyện qua hướng khác khi Bội Ngọc được đề cập đến và cười thầm trong bụng nhìn thấy vẻ thất vọng của hắn khi đề tài ưa thích nhất của mình không được quan tâm đúng mức. Tôi biết Cảm đang lo. Hắn vẫn chưa liên lạc được với Bội Ngọc kể từ khi đặt chân lên đất Mỹ ba hôm trước. Chỉ có một tràng tiếng Anh rất sõi từ máy nhắn tin của Bội Ngọc trả lời những cú điện thoại của Cảm. Và đó lại là giọng của một người đàn ông trẻ. Tôi trấn an Cảm, bảo rằng đó có lẽ là của anh em trai của cô. "Dù sao thì ngày mai em cũng bay qua Chicago. Bội Ngọc có lịch trình chuyến bay của em. Chắc cô ấy bận việc bất ngờ không kịp nhắn tin đó thôi". Cảm nói với giọng bình tĩnh. Tôi ái ngại bảo Cảm nếu có gì trục trặc thì gọi cho tôi ngay. Tôi lo hắn lạ nước lạ cái, lỡ Bội Ngọc lỗi hẹn thì không biết đường nào xoay xở. Nhìn dáng điệu xông xáo của Cảm khi tiến vào cái hành lang hình hộp dẫn đến cửa máy bay, tôi cảm thấy vui vui. Chắc Bội Ngọc phải vui hơn gấp bội khi giáp mặt người "bạn tình" đến từ phía bên kia bán cầu.

Cảm gọi tôi buổi sáng ngày hôm sau.

"Anh chịu khó đón em ở phi trường chiều nay nhé. Chuyến bay 647, American Airlines."


Giọng Cảm khàn đục, và tôi có thể hình dung ra khuôn mặt thiểu não của hắn không một chút khó khăn. Tôi hỏi nhanh:


"Bội Ngọc không đến hay sao?"


"Gặp rồi. Chiều về đến nhà em sẽ báo cáo anh chi tiết nhé". Cảm trả lời nhát gừng rồi cúp điện thoại.


Một mớ giả thuyết được tôi dựng lên để giải thích cho việc rời Chicago đột ngột của Cảm. Bội Ngọc là một cô gái tật nguyền? Bội Ngọc là một người đàn bà... có chồng? Hoặc giả Cảm bằng xương bằng thịt đã làm cô thất vọng? Hoặc giả những chuyện tình siêu không gian không thể đơm hoa kết trái ở nơi trần tục? Tôi không biết. Câu trả lời sẽ đến vào buổi chiều.


?


Khi Cảm khuất dạng ở góc quẹo của cái hành lang dẫn vào chiếc phi cơ liên lục địa của Japan Airlines, tôi thong thả quay lưng bước ra đường. Đốt một điếu thuốc, tôi chậm rãi bước qua khu trạm vãng lai dành cho hành khách nội địa. Không có gì phải gấp gáp, chuyến bay dành cho tôi sẽ không cất cánh trong vòng 90 phút sắp tới. Theo dự định, tôi sẽ có mặt tại phi trường OõHara lúc 6 giờ chiều, đủ thời gian để ghé vào tiệm cầm đồ của một người quen ở khu thương mãi của người Việt Nam. Tôi phải lấy một món đồ mà tôi sẽ dùng đến sau đó. Rồi tôi sẽ ghé vào một tiệm ăn nào đó, gọi một món gì đó, và ngồi tán gẫu với cô tiếp viên, nếu ở đó có một cô tiếp viên coi được. Tôi sẽ huênh hoang về cái gốc gác "dân Cali" của mình. Người Việt ở các tiểu bang khác vẫn thích hỏi han về thủ đô tị nạn Bolsa mà!

Mọi việc xảy ra gần đúng như chương trình đã vạch sẵn. Tôi dúi vào tay cô tiếp viên một món tiền khá hậu hĩ, đẩy cánh cửa kính bước ra khỏi tiệm. Chui vào chiếc taxi vừa trờ tới, tôi cúi xuống nhìn đồng hồ. 8 giờ 30 phút. Chừng 30 phút nữa thì tôi sẽ có mặt ở điểm hẹn. Tôi chợt phì cười một mình. Chẳng có ai hẹn hò gì với tôi hết. Tôi quyết định nơi chốn và giờ giấc, một mình.


Chiếc taxi đổ tôi xuống một khu gia cư yên tĩnh. Con đường nhỏ chấm dứt ở đây, phình ra thành một hình tròn. Căn nhà mà tôi sẽ đến bấm chuông nằm ở phía bên trái. Lối vào trồng những cây nhỏ đang trổ hoa màu vàng, trông như hoa chuối nước ở quê tôi. Ngọn đèn phía trên cửa ra vào tỏa ánh sáng trắng mờ xuống lối đi. Tôi cắp chiếc hộp nhỏ lấy từ tiệm cầm đồ vào nách, đưa tay bấm chuông. Mắt liếc xuống chiếc đồng hồ đeo tay, tôi lẩm bẩm, "Đúng chín giờ." Tôi vốn không thích ai trễ hẹn, ngay cả chính tôi.

Cánh cửa mở hé, và người đàn ông bước ra. Ba mươi ngoài, mảnh khảnh, khuôn mặt không được tươi tắn lắm. Anh ta nhìn tôi vẻ dọ hỏi.


"Tôi tìm ông Lê Quang Ngọc." Tôi tươi cười cất tiếng.


"Tôi đây. Thưa ông cần gì?"


"Tôi có món đồ của một người bạn nhờ gởi cho ông."


Tôi khẽ nâng cao cánh tay mặt cho chiếc hộp nhỏ rơi xuống dọc hông mình và gọn gàng nắm lấy trước khi chiếc hộp kịp rơi xuống đất. Chiếc hộp gỗ màu nâu cũ kỹ. Cho đến buổi chiều hôm nay, tôi đã không chạm đến nó trong mười năm qua. Người đàn ông nhìn vào chiếc hộp, vẻ thắc mắc. Tôi không để anh ta phải thắc mắc lâu:


"Tôi mở ra cho ông xem nhé. Quà của người bạn ở Nhật gởi cho ông."


Rõ ràng là người đàn ông chưa hề có kinh nghiệm đối phó với những sự việc tương tự. Khẩu súng lục từ chiếc hộp gỗ nhảy vào tay tôi như trò quỷ thuật, và trước khi người đàn ông kịp chớp mắt, mũi súng đã dí ngay vào lồng ngực bên trái của anh ta. Tôi biết viên đạn phải đi vào cơ thể anh ta từ chỗ nào. "Vĩnh biệt, cô Bội Ngọc." Tôi chào từ biệt người đàn ông cùng lúc cơ thể anh ta bắn tung về phía sau, đập mạnh vào cánh cửa khép hờ. Máu từ trái tim vỡ nát bắn vào mắt mũi tôi, một giọt bám vào môi mằn mặn. Tôi từ tốn đặt khẩu súng còn bốc khói xuống đất, bên cạnh thi thể run bần bật của người đàn ông rồi quay lưng bước đi. Có tiếng kêu thất thanh từ một góc nào đó trong căn nhà mà từ đó người đàn ông tên Lê Quang Ngọc đã bước ra. Những ngọn đèn chợt sáng lên từ những căn nhà láng giềng. Nhất định tiếng súng đã làm cho mọi người xôn xao.

Trên quãng đường ngắn dẫn ra đường tôi cứ mãi suy nghĩ về một điều. Tôi vẫn không hiểu được tại sao cái khối cơ bắp đỏ hồng lớn bằng nắm tay ở lồng ngực trái của du học sinh Phan Dũng Cảm lại có thể tan vỡ được mà không cần đến một viên đạn đồng. Đã đến vệ đường. Tôi ngồi xuống, mồi một điếu thuốc lá. Cảnh sát sẽ kéo đến trong vòng vài phút. Hy vọng họ không xuất hiện trước khi tôi hút hết điếu thuốc cuối cùng trong ngày.


??


Người chủ bút ném tập bản thảo mỏng dính xuống chiếc bàn cà phê bừa bộn ly tách, lắc đầu quầy quậy:


"Không được, không được!"


"Tại sao không được?" Anh chàng tác giả nóng nảy hỏi.


"Không đủ sức nặng. Nỗi đau của Cảm không đủ để biện minh cho hành động của tội nhân. Với lại tôi không thích cái lối hành quyết kiểu... Tàu Hồng Kông của nhân vật xưng tôi."


"Anh muốn gì? Anh muốn làm lễ cầu siêu trước đã hay sao? Với lại anh còn quên câu nói của Cảm. Đàng sau những ký hiệu lằng nhằng kia là một con người với trái tim đầy xúc cảm!"


"Thì đã sao? Cái đó sẽ giúp hắn hồi phục nhanh chóng. Vả lại, hình phạt chỉ có thể áp dụng cho người sống."


Ông ngưng một chút rồi cao giọng tiếp:


"Hơn nữa, 'tôi' là ai mà có quyền nhân danh một điều gì đó để phán xét bất cứ ai khác?"


"Anh là chủ bút hay là thiền sư hả?" Anh chàng tác giả trả đũa...


Chiều xuống dần. Tia nắng vàng úa còn sót lại chui tọt qua khung cửa kính, vẽ một vệt dài lợt lạt trên chiếc bàn cà phê nơi có hai người đàn ông đang tranh cãi nhau về một án mạng đã không hề xảy ra.


Phùng Nguyễn
Tháng Mười, 1998

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Ba 20235:39 CH(Xem: 4)
Gần đây cô cũng hay nghĩ về người chồng xấu số. Đúng ra cô thấy anh trong những giấc mơ.
22 Tháng Ba 20233:29 CH(Xem: 27)
Lâu lắm rồi Ngần mới lại khóc, những giọt nước mắt buồn đến tê dại.
12 Tháng Ba 20231:11 CH(Xem: 97)
Khải nói qua điện thoại, từng chữ một nhả chậm.
23 Tháng Hai 202310:06 SA(Xem: 383)
Ừ! Nó phải trở lại thôi. Nợ trần chưa dứt. Cõi nhân gian đang đợi nó về...
07 Tháng Hai 20239:28 SA(Xem: 254)
Và cuối cùng sau một tuần dò la, săn đón, sáu Liên nhờ hai cô gái là Huế và Nhạn, đã dụ được Thơm để làm mồi tế thần cho ông Phiêu.
04 Tháng Hai 20231:37 CH(Xem: 424)
Cô ngước nhìn mảnh trăng trên đồi, nghe như trăng đang thầm thì kể chuyện
26 Tháng Giêng 202310:52 SA(Xem: 237)
Trên vách tường bóng cha cúi xuống, tiếng đàn bầu lại rung lên trong đêm, khắc khoải, đợi chờ...
23 Tháng Giêng 202310:45 SA(Xem: 200)
Hãy nhìn dương thế của chúng ta mà xem. Thật đáng tởm.
22 Tháng Giêng 202312:20 CH(Xem: 168)
Sau hơn sáu mươi năm, kể lại chuyện xưa, tôi chỉ còn biết mỉm cười!
11 Tháng Giêng 20239:04 SA(Xem: 310)
Tôi thầm gọi: Hoàng Sa ơi, hẹn ngày về lại Hoàng Sa!
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7637)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8629)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18116)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5834)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8413)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4559)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 204)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9929)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10081)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4543)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15788)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5612)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5505)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5913)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6106)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26421)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18289)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21617)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19578)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18044)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15466)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14574)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14761)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13785)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13555)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20665)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27854)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32108)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,