Tâm tình một nẻo quê chung (*)

02 Tháng Mười 20199:09 SA(Xem: 3314)
Tâm tình một nẻo quê chung (*)

Mượn câu thơ của thi sĩ Huy Cận (*) làm đề từ, để tôi nói về thi phẩm "Lục bát Phương Tấn" do NXB Nhân Ảnh ấn hành . Phương Tấn sinh năm 1946
là lớp nhà thơ đồng thời với các nhà thơ Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Nho Nhượn, Đynh Trầm Ca... vào những thập niên 60 - 70 của thế kỷ trước. Quê
Đà Nẵng, nhưng bước chân anh lang thang trên đất Mỹ và các vùng châu Âu từ những năm 1970 cho đến bây giờ. "Lục bát Phương Tấn" được xem như
một tập hợp gần trọn một đời thơ anh ở thể loại này. Xin góp cùng thi sĩ một tiếng vỗ tay reo vui, mừng đứa con "lục bát" của anh chào đời trên đất quê người!
NNT


Nếu có những con đường dẫn đưa con người ta hành hương tìm lại quê xứ ngày xưa hiện thực mười mươi đất đá dưới chân, thì cũng có những con đường siêu hình, dẫn lối đưa đường cho tâm thức ta hội ngộ lại những nơi chốn đầm đìa dấu chân của một thời hoa niên thơ dại. Hóa ra những con sông - bến đò - sân đình - bãi chợ xanh rêu mấy lớp thời gian kia, giờ đây hóa thành những lối vô tận. Cứ vạch hết lớp mù sương ký ức này lại gặp lớp lớp sương mù ký ức khác, một con đường siêu hình như vậy, thì quả là đi mãi không hết một quê xưa.

Dư âm vàng rụng bên thềm
Dính trên vai bướm chợt thèm tiếng xưa

Vâng, "Lục Bát Phương Tấn" đã hòa nhập vào tâm hồn tôi như thế đấy, không theo một lớp lang nào. Cho dù tập thơ mỏng mảnh chỉ độ quá một trăm trang in, lại được bố cục từng phần theo chủ đề riêng. Mỗi chủ đề, tác giả mở đầu những dòng chapeau gợi mở nội dung phần đó cho người đọc dễ tiếp cận. Nhưng tôi lại không thích cái kiểu sắp sẵn ấy, bởi nó đặt ra khuôn thước đôi khi làm mất đi cái cảm hứng thưởng thức thơ. Trong "Lục bát Phương Tấn", thơ bốn câu đa phần. Nhiều bài lục bát hơi hướm vui nhưng lại đọc buồn, là bởi giống như cảnh xưa , ngõ xưa tôi gặp, nghe xao xuyến từng thanh âm.

Bóng gần rồi lại bóng xa
trăng như chếch choáng như ngà ngà say
Cuội cười trời đất lăn quay
khoan hồ hoan hỡi tình say tình nồng (1)

Có một điều cũ kỹ tưởng ai cũng biết, rằng thơ lục bát vốn từ lâu đã thấm đẫm trong tâm hồn người Việt. Thấm đẫm từ buổi lời hát ru của mẹ đong đưa bên vành nôi, cho đến những khúc ca dao hò khoan trao gởi tâm tình. Mà tất cả kho tàng quí báu đó đều bắt nguồn từ thơ lục bát, hoặc biến thể lục bát. Dông dài điều cũ kỹ này là ý tôi muốn diễn dịch "Lục bát Phương Tấn" cứ như vằng vặc ánh trăng khuya, xanh tươi vườn cau trầu, tiếng gàu thả vào đáy giếng vang dội thanh âm thăm thẳm... Cho dù bước chân thi sĩ có đêm Paris, ngày London, khuya Texas hay bất cứ nơi nào trên trái đất, thì máu huyết thơ anh, lục bát của anh chừng như đã khảm khắc vào vô thức hằng cửu một quê nhà.

Săm se xuân động bên trời
chào con én lạc có lời hỏi thăm
quê nào là quê trong năm
ăn bong bóng trổ như tằm ăn dâu (2)

Thơ như thế, dường như thi sĩ Phương Tấn phớt lờ những chuyện hiện đại cách tân lục bát. Chẳng những vậy, có vẻ như anh còn gắng gỏi đắp nên cái ốc đáo lục bát của mình thành một cõi, một miền nồng nàn hơi thở ca dao, như một cách thế làm nổi bật cái chất đồng quê đã dần phai và có nguy cơ bị xóa

đi trong đời sống hiện đại.
Tình "kêu tích tịch tình tang"
tình tang tích tịch đôi đàng tương tư (3)

Cố nhiên, ngôn từ nào cũng ẩn giấu trong lòng nó những tự nghĩa. Nhưng tôi có cảm giác trong thơ lục bát Phương Tấn, những thanh âm "tích tịch tình tang", hoắc là tiềng hò "khoan hỡi hồ khoan", hoặc còn nhiều hơn thế nữa, là những tiếng vọng hồi đáp lại một thực tại luôn thao thức ưu tư về cái quê quán tôi xưa siêu hình ở phía chân trời. Chỉ có cái thị lực thi sĩ mới nhìn ra, ngộ ra sự bất khả lãnh hội vô cùng, để niềm cô đơn thăm thẳm thường hằng lên tiếng gọi, như nối tình yêu - cái bến bờ hữu hạn tự trái tim mình những khát khao hướng tới vô tận.

Sầu tình dẫu lấy gàu sòng
tát thiên thu vẫn không mong cạn sầu.
(Khoe mai tàn cánh khoe màu thời gian)

Và, cái điều "không mong cạn sầu" ấy của nhà thơ , sao tôi thấy hồ như điệp điệp với cái sự "ngập ngừng", sự dang dở của thi sĩ Hồ Dzếnh năm xưa: Thơ viết đừng xong thuyền trôi chớ đỗ/ Cho ngàn sau lơ lửng với ngàn xưa.

Vâng, vậy thì Phương Tấn cứ tiếp tục cái tiếng kêu tuyệt vọng của mình, niềm cô đơn của một kẻ " tát thiên thu vẫn không mong cạn sầu" có lẽ cũng là niềm hoan lạc của khổ đau và hạnh phúc, bởi lẽ định mệnh đã lựa chọn anh làm thi sĩ!

Đà Nẵng, cuối thu 2019
N N T
_________
(1), (2), (3) đề các bài thơ trong " Lục bát Phương Tấn"
(*) Đọc " Lục bát Phương Tấn" NXB Nhân Ảnh 2018

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
)
29 Tháng Giêng 20235:41 CH(Xem: 195)
Nguyễn Thị Khánh Minh ý thức rất rõ về sự hữu hạn và nỗi bấp bênh của kiếp nhân sinh.
31 Tháng Mười Hai 202211:06 SA(Xem: 257)
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn bởi tính cách đặt vấn đề của nó
14 Tháng Mười Hai 20228:03 SA(Xem: 290)
Nhà văn Trần Doãn Nho tên thật là Trần Hữu Thục. Ông dùng bút hiệu Trần Doãn Nho cho những sáng tác văn chương và lấy tên thật làm bút hiệu khi viết tiểu luận.
26 Tháng Mười Một 202212:53 CH(Xem: 224)
Một tập thơ được trình bày trang nhã và mỹ thuật. Bạn đọc yêu thơ muốn có toàn bộ tập thơ ở định dạng eBook xin nhắn tin cho Van Hoc Press qua messenger. Hoàn toàn miễn phí.
31 Tháng Tám 20222:34 CH(Xem: 717)
Mùa Địa Ngục là một truyện dài thể loại fiction gồm ba truyện vừa kết hợp (Tam Bộ Khúc/Trilogy): Một Thời Điêu Linh, Mùa Địa Ngục, và Vàng Rơi Mênh Mông.
31 Tháng Tám 20222:28 CH(Xem: 685)
“Một Thời Điêu Linh” của Lê Lạc Giao. Viết theo thể dụ ngôn
06 Tháng Ba 20228:45 SA(Xem: 1285)
Theo dau thu huong by Trinh Y. Thu, Paperback | Barnes & Noble® (barnesandnoble.com)/ Search Keyword: theo dau thu huong, trinh y thu
31 Tháng Giêng 20229:29 SA(Xem: 1332)
Sách đã có bán trên BARNES & NOBLE/ 410 trang, bìa mềm, ấn phí: US$22.00
26 Tháng Giêng 20226:50 CH(Xem: 1363)
Bằng một văn phong nhẹ nhàng, trong sáng và chân thật thừa hưởng từ Bố Thạch Lam, tác giả Nguyễn Tường Nhung đã chia sẻ về gia đình mình sau khi Nhà văn Thạch Lam mất cũng như về Trung Tướng Ngô Quang Trưởng
21 Tháng Giêng 20228:17 SA(Xem: 1155)
Khế Iêm sinh năm 1946 (khai sinh 1947) tại Lê Xá, Vụ Bản, Nam Định. Học Luật tại Sài Gòn. Sống tại Mỹ. Sáng lập và chủ biên Tạp chí Thơ tại California từ năm 1994-2004. Hiện nay anh chủ trương tờ báo giấy thơ tân hình thức được nhiều người tìm đọc.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 7652)
Người đầu tiên hăm hở xắn tay áo, bước vào lãnh vực xuất bản, giai đoạn sơ khai, là ông Đỗ Ngọc Tùng, nhà Đại Nam
(Xem: 8639)
Tôi không rõ thời gian ở VN trước tháng 4-1975, nhà báo Ngọc Hoài Phương có làm thơ nhiều không?
(Xem: 18131)
Nếu không kể những nhà xuất bản chuyên nghiệp như nhà Sống Mới, Khai Trí, Đồng Nai, Nguyễn Đình Vượng, hay Lá Bối, An Tiêm, Nam Sơn, Trí Đăng…thì, những nhà xuất bản được điều hành bởi các nhà văn, nhà thơ cũng đã tạo được ít, nhiều tiếng.
(Xem: 5853)
Trong sinh hoạt âm nhạc tại miền nam VN, 20 năm (1954-1975) rất nhiều người biết tên tuổi nhạc sĩ Ngọc Chánh.
(Xem: 8425)
Họ Phạm còn được nhìn nhận là người khai sáng môn Thể dục Khí công Hoàng Hạc, ở miền nam California.
(Xem: 4575)
Ông chọn làm chiếc lá thu đầu tiên bay vào không gian mùa Thu tuyệt đẹp vừa chớm ở Cali.
(Xem: 218)
Thơ Du Tử Lê sang trọng, giàu hình tượng, điển tích cùng với mối liên tưởng phong phú đi sâu vào tầng lớp sinh viên, trí thức.
(Xem: 9934)
Du Tử Lê, quả nhiên vẫn là một nhà thơ hiếm hoi. Anh vẫn một mình một cõi. Đó là một điều đặc biệt. Và đối với một thi sĩ, thì đó là một sự thành công.
(Xem: 10088)
“Ngay sau khi gặp ông, tôi đã bước sang “chặng đường ngỡ ngàng.” Không ngỡ ngàng sao được khi mà đứng bên ông
(Xem: 4556)
Thi ca lan tỏa không chỉ trong từng ngóc ngách của căn nhà ông ở
(Xem: 15802)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 5629)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 5516)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 5924)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 6119)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 26430)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 18296)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 21649)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 19586)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 18051)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 15481)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 14580)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 14769)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 13798)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 13595)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 20679)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 27877)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 32126)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,