LÊ CHIỀU GIANG - "Kên" với tuổi đời

16 Tháng Hai 20213:10 CH(Xem: 9784)
LÊ CHIỀU GIANG - "Kên" với tuổi đời
Khi chợt nghĩ tới số 60, tôi nhắm mắt uống thêm 3 hớp cafe một lúc. Trôi xuống cổ tôi là cái nóng cháy và đắng ngắt của ly cafe vừa sôi, không đường, sữa.

Nếu cafe mà làm biến mất đi được cái số đáng sợ này, chiều nay tôi tình nguyện uống thêm vài ngàn ly nữa. Đánh đổi lại với tuổi trẻ mướt xanh, tôi thà bỏng môi, tôi thà rát cổ.

Phản ứng với số 60 dễ ghét. Tôi tiếp tục mặc jean bó sát, áo trễ xuống thêm chút nữa và luôn đi giày cao gót. Tiếng gót khua vang, vọng theo mỗi bước chân, khi rộn rã, lúc reo vui đã làm tôi thân ái, ấm áp hơn với số tuổi không còn trẻ nữa của đời.

Đó là dáng, là điệu bộ của 60, cố gắng hết sức để nhìn như 50 hay trẻ hơn thế... Nhưng làm sao tôi thay xiêm, đổi áo. Lại càng không thể mang gót cao, cho sự đổi thay đích thực của mỗi tế bào trong cơ thể. Những tế bào mà chúng cứ vùng vằng, đả đảo, bắt tôi không thể xén đi, không được cắt bớt chút thời gian nào, mà phải trân trọng tuổi tác như một ân sủng đã được ban cho từ trời đất.
***

Khi biết chuyến bay bất ngờ trễ thêm 4 tiếng. Tôi dựa lưng mà như muốn dài thân trên ghế vì chán và tức United Airline, bởi mọi chương trình đón đưa sẽ bị thay đổi hết…

Vừa ngồi lại cho tử tế, mắt tôi chạm phải ánh nhìn không rời của người ngồi đối diện. Hơi khó chịu, nhưng tôi chậm phản ứng, hắn hạch sách trước: ”Chị “nghinh” em phải không?”, tôi liền dùng đúng ngôn ngữ giang hồ: ”không nghinh, kên” thôi. Cả hai cùng cười và hắn điềm nhiên ngồi xuống ghế bên cạnh.

Thôi, chẳng cần thắc mắc, cứ coi như chúng tôi vừa sáng tác ra một lối làm quen, một cách chào hỏi mới.

Tôi phàn nàn nếu phải ngồi đợi ở phi trường San Francisco lâu thế, thà ra phố. Ngay lập tức hắn text hẹn Uber…

Lombard, San Francisco. Đẹp thơ mộng với những con đường dốc chập chùng của mọi sắc hoa. Tôi cũng thường tới con phố nhỏ có hoa đủ 365 ngày này, thích thú với cảm giác khi để yên cho xe chạy dốc, qua những khúc quanh bất ngờ, mà không bị lật, không bị quăng ném xuống chân đồi.

Chúng tôi chọn một quán cafe nhỏ có balcony nhìn xuống ven đường thoai thoải dốc, được viền bằng những khóm hoa rực rỡ, đẹp chan hòa ánh lên cùng chút nắng sắp tắt của một chiều mùa xuân.

Phân tích về cách cấu trúc khác lạ của phố Lombard, chúng tôi mải mê nói về những Art work và Architecture. Cafe đã bị bỏ quên, lạnh tanh nguội ngắt.

Cùng say mê nhiều bố cục kiến trúc tuyệt vời, những tác phẩm toàn hảo thời Renaisance và Baroque. Bên cạnh Alberti, Palladio... Chúng tôi chẳng thể quên, không nhắc tới những thiên tài đã vật vã, miệt mài suốt bao năm cho đến tận cuối đời, để sáng tạo ra rất nhiều công trình đẹp muôn đời, vĩnh cửu như Michelangelo, Bernini...

Lan man, chúng tôi vòng vo qua hết những tượng, cùng tranh, bàn thêm cả về những khối kiến trúc cách điệu rất tân kỳ, rất đặc biệt của Antoni Gaudi...

Và, tôi cứ ngỡ như mình đang trở lại Châu Âu, trở lại với những chuyến du lịch xa vời, đầy thú vị của những ngày xưa, tháng cũ.

Cảm nhận của Khoa về Art, đánh thức trong t̉ôi niềm vui được bàn tới, được nói về bao điều mình đam mê thích thú, mà từ lâu lắm rồi như đã lãng quên.
Âm vang tiếng nói Khoa ấm áp nhưng sôi nổi, không đều đều buồn bã như kinh.

Tôi ngước mắt ngắm ánh nắng cuối cùng đang chìm dần vào tối, thiếp theo cùng chút hạnh phúc hiếm hoi, rất tình cờ, chợt tìm đến...

Thiên hạ hay bàn về những điều bất biến, những bền bỉ trăm năm... Chẳng lạc quan như thế, tôi tính theo phút, theo giây. Một chút gì đó dễ thương, hay hay rồi biến mất, ngày mai sẽ chẳng còn lại gì, bởi chính tôi không hề thiết tha gìn giữ.

Những bóng những bọt của đời người, chúng ta xấn tới, quyết nắm bắt cho bằng được. Để đến khi nhìn ra, nhận thấy... Và sau cùng, những văn, những thơ đã ào ạt, thoát ra với cả tỷ lời thở than, phiền muộn.

Hóa ra tôi không có gì “buồn” hết sao?:

Những vớ vẩn, thích bày đặt ra niềm u hoài không tên, của tuổi nhỏ. Những mơ màng, cũng vẫn không tên, thời thiếu nữ. Và từ khi hết ngây thơ để hiểu ra rằng, mọi tai ương luôn bỗng dưng từ trên trời cao rơi xuống. Chúng có tên gọi đàng hoàng, lại còn được gọi bởi rất nhiều thứ tên...

Tôi chẳng buồn đâu. Tôi... sợ hãi!


Máy bay của những ngày giáp tết chật cứng, Khoa loay hoay nhưng chẳng ai muốn đổi chỗ, nên dù rất muốn, chúng tôi không thể ngồi chung cùng hàng ghế.

Như một trò chơi tuổi nhỏ, Khoa viết, tôi viết... Dân kiến trúc, chữ Khoa rất đẹp. Chúng tôi thư qua thư lại trên những manh giấy nhỏ trong suốt chuyến bay dài…

Khoa múa chữ mông lung, tôi viết mơ hồ, lãng đãng. Chúng tôi tránh không hỏi gì về đời sống thật của nhau. Những điều không chú́t cần thiết, chẳng dính dáng gì đến hai cái phi trường: San Francisco và Tân Sơn Nhất. Nơi chúng tôi đã gặp và sẽ nói lời từ biệt.

Khoa muốn nán lại ở Tân Sơn Nhất. Tôi cũng kệ người nhà đang sốt ruột, trông ngóng bên ngoài chờ đưa, chờ đón… Chúng tôi ngồi bên cạnh những chậu hoa đào thắm hồng, rực rỡ của một tối giáp Tết, trong quầy cafe nhỏ.

Xuân quê hương, đã bao năm rồi tôi không trở lại?

Tôi nhớ thiết tha những con đường có lá bay, rơi rụng xoắn xít trên tóc, trên áo trắng đẹp mượt mà m̀ỗi chiều tan học. Tôi mê những đêm mưa tầm tã, gió âm u thổi cùng sấm sét, nằm nghe mưa rơi mà không nỡ ngủ quên, vì thương chút âm ẩm, se sắt lạnh của Saigon.

Và tôi nhớ như điên những thơm tho của mùa Tết nơi xóm nhỏ. Mùi sơn mới, khói pháo bay, cùng với hương lá xanh nồng nồng của bánh chưng. Tôi thích ngồi xếp soạn những dĩa mứt có màu sắc óng ả, đẹp như tranh, để Ba Mẹ mời khách dùng với tách trà thơm ngát.

Tôi cũng biết, sẽ chẳng bao giờ ai có thể quên những đồng tiền mới, lao xao, rộn ràng trong túi áo reo vui của những ngày Tết năm xưa, khi còn bé dại...

Khoa trách tôi thật vô lý, nếu sau hôm nay chúng tôi sẽ không còn gặp lại, dù Khoa và tôi cùng sống trong một tiểu bang rất đẹp. California.

Khoa sẽ chẳng bao giờ hiểu rằng, tôi tránh trước những tai ương trên trời, những sóng dữ dưới chân... Và trong hãi sợ, tôi tránh luôn những cảm xúc, những chao động mơ màng sẽ không thể thiếu, của những ngày sắp tới.

Trước khi chia tay, Khoa viết số phone trong bao lì xì giấy đỏ, đặt lên tay tôi với mắt nhìn đằm thắm.

Chờ bóng Khoa khuất tôi mới đọc lời chúc tết, bên cạnh là hàng dài số phone và email.

Một chút ngập ngừng, đầy tiếc nuối, tôi thả số điện thoại, email của Khoa vô ly cafe đang uống dở. Màu giấy đỏ tan trong cafe sữa, biến ra một chất nhờ nhờ trông thật khó chịu, dễ ghét.

Nét chữ đẹp không uốn nắn của Khoa thấm nhòe, loăng quăng như những sợi tóc ướt.

Tôi nhắm mắt, uống cạn ly cafe đỏ như máu pha. Ly độc dược đắng ngắt, nhợt nhạt, tượng trưng cho một năm tàn, sắp hết.

Tính theo cách Việt Nam, những tính toán rất lạ lùng. Trừ đi hết mọi thứ, nhưng tuổi tác thì nhất định cứ phải cộng thêm...

Và sáng mai, mùng một Tết.

Khi tiếng chuông nhà thờ Đức Bà rộn rã, ngân nga như những lời chúc phúc đầu năm. Tôi sẽ uống rất nhiều những ly cafe, ung dung ngồi “Nghinh” với tuổi sáu mốt.

LêChiềuGiang
[Nguồn: Trẻ Dallas Magazine Xuân 2021]
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Ba 202512:51 CH(Xem: 211)
Sách như những vật linh thiêng nối kết người cùng một tôn giáo.
28 Tháng Hai 202511:48 SA(Xem: 402)
Buổi tối trước khi đi ngủ, tôi nằm nghĩ vẫn vơ về cuộc đời của anh Cúc với những bí mật nhỏ của nó.
18 Tháng Hai 20254:45 CH(Xem: 560)
Vài ngày sau, ông mai chạy đi chạy về để dàn xếp hai bên. Cuối cùng rồi cũng êm thấm
15 Tháng Hai 20258:48 SA(Xem: 762)
Từ đó mẹ tôi cũng không có tin tức chi của chị. Gia đình tôi dời nhà vào Sài gòn, không còn ai ở Huế.
05 Tháng Hai 20254:09 CH(Xem: 864)
Tôi có một niềm thương với Tuồng có lẽ từ trong tiền kiếp. T
30 Tháng Giêng 20259:46 SA(Xem: 610)
Vào những năm cuối đời, vua Gia Long chỉ dụ Bộ Hộ điều tra tài nguyên thảo mộc của nước nhà.
14 Tháng Giêng 20251:32 CH(Xem: 775)
Lóng rày tôi hay tẩn mẩn viết về những hồi tưởng tuổi thơ, nhất là những côn trùng ngày xa xưa đó như chuồn chuồn, bươm bướm, ve sầu, dế mèn…
20 Tháng Mười Hai 20248:36 SA(Xem: 893)
Ngủ yên, mộng lành. Bay nhẹ nhàng như bông trên cánh đồng, bay về với mẹ đi nhé, xạ thủ Ringo.
17 Tháng Mười Một 20245:34 CH(Xem: 1387)
Nét bút của người đàn ông, đã chết từ lâu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 30960)
Ở thế hệ thứ hai của sinh hoạt 20 năm âm nhạc miền Nam, tính từ 1954 tới 1975, nếu có một người lặng lẽ nhất trong mọi sinh hoạt,
(Xem: 12750)
Chính Mai Thảo là người đầu tiên, vào từ miền Bắc, mở được cánh cửa tương thông, thân ái giữa những người làm nghệ thuật ở hai đầu “thế giới” lạ lẫm.
(Xem: 20569)
Tôi biết tôi dường còn muốn nói với NXH, nhiều hơn nữa,
(Xem: 9812)
màu vàng rực rỡ của dã-quỳ đã dắt tay tôi trở lại Pleiku
(Xem: 23304)
Tôi không biết phải bắt đầu từ đâu, ra sao, thế nào khi đứng trước khu rừng có quá nhiều những gốc lạ, quý? Khu rừng thuộc quyền sở hữu của người dựng thành đêm-từ-biệt…Trần.
(Xem: 136)
Trên vòm trời thi ca Việt Nam bao la, hiếm, có một thi sĩ mang trong mình sự giao hòa mượt mà giữa tình yêu, đời sống và triết tính Phật giáo như Du Tử Lê.
(Xem: 15882)
Du Tử Lê, ông ấy là ai? Sao định mệnh tôi cứ mãi gắn liền với những dòng thơ của ông ta? Nghe nói bây giờ đang ở tại Mỹ
(Xem: 6067)
Tôi mượn câu thơ kết trong bài 'Đêm, nhớ trăng Sài Gòn' của Du Tử Lê để làm tựa cho bài viết này, bài viết về ông: Du Tử Lê - một nhà thơ có tầm ảnh hưởng lớn đối với văn chương Việt Nam.
(Xem: 3009)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 3294)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 20554)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 9509)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 10838)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 9662)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 13183)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 32659)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 21985)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 27402)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 24777)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 23633)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 21765)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 19425)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 20762)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 18200)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 17153)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 26811)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 34041)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 36071)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,