PHẠM HIỀN MÂY - Khánh Trường và "Năm Tháng Buồn Thiu"

18 Tháng Hai 20239:43 SA(Xem: 1652)
PHẠM HIỀN MÂY - Khánh Trường và "Năm Tháng Buồn Thiu"
Trên tay tôi, đương là cuốn NĂM THÁNG BUỒN THIU của nhà văn, họa sĩ Khánh Trường mà tôi vừa nhận được chiều tối qua, do tác giả gửi tặng…

Truyện dày, cầm chắc nịch. Hình bìa là họa phẩm của anh. Thì còn nói chi nữa, họa sĩ mà. Họa sĩ chính cống, họa sĩ thứ thiệt. Tác phẩm của anh, bức nào cũng đẹp, bức vẽ nào cũng khiến người xem trầm trồ, tấm tắc, dù chúng được vẽ khi khỏe mạnh hay lúc bệnh tật, ốm đau…

Bức hình bìa vẽ đôi mặt người nhìn xa xăm, thiệt buồn. Sau tai biến, cầm cọ không được nữa thì anh cầm bút. Tôi sẽ không nói là truyện anh hay, truyện anh xuất sắc, độc đáo, lạ kỳ, làm rung động, làm cuốn hút… vân vân và mây mây, như người đọc thường ca ngợi một số tác phẩm của một ít nhà văn khác, mà tôi sẽ nói, vâng, tôi sẽ nói, truyện anh đọc buồn, truyện anh viết chân thành, dù là truyện về tình yêu nam nữ, về mối quan hệ người với người, hay về cuộc chiến tương tàn cùng những hệ lụy của nó…

Ngồi trên xe lăn, tay chỉ cử động được một ngón, mà có đến mười mấy tác phẩm nối gót nhau ra đời, chưa kể ra được mấy triển lãm, không gọi là kỳ tích thì phải gọi là gì bây giờ. Mà đã kỳ tích, thì không phải sao, người cũng đáng gọi là kỳ tài. Khánh Trường, thiệt là tài, là giỏi, chớ phải chơi… .
Mà do trời già ghen ghét, nên thành nỗi, nên mới NĂM THÁNG BUỒN THIU…

Buồn hiu, nó còn nhè nhẹ, khe khẽ. Còn buồn thiu ấy mà, coi mòi đã buồn lắm lắm. Như thức ăn để lâu lên men, nấm mốc mọc đầy, nỗi buồn thiu cũng thế, ngày này qua ngày khác, chúng dày lên, bám thành rong, thành rêu, hóa đá đời phiền muộn…

Tôi đang nói đi đâu rồi nhỉ. Cái tật tôi là thế. Viết chính là ghi ra những thứ đang lần lượt chạy trong đầu, mà trong đầu tôi ấy mà, thì chuyện nọ xọ chuyện kia…

Một phần ba cuối sách, Khánh Trường làm phụ lục, dành đất cho chín tác giả khác viết về, nói về anh, đó là các tác giả, Nguyễn Vy Khanh, Trương Vũ, Phạm Chu Sa, Phạm Hiền Mây, Trần Thị Nguyệt Mai, Lê Chiều Giang, Nhật Hạ, Minh Ngọc, Đỗ Trường…

Nguyễn Vy Khanh nhận định về Khánh Trường như vầy “... Từ khi xuất hiện, Khánh Trường đã sớm thành công và anh đã như phá vỡ ‘truyền thống’ làm báo, viết văn, ‘tài tử’ nhưng hết mình, tận tụy, khi chủ trương Hợp Lưu hải ngoại đồng phổ biến sáng tác của những cây bút sống trong nước. Với người làm báo, viết văn ‘chính thống’ hay phân biệt chiếu trên chiếu dưới thì Khánh Trường ban đầu bị xem là ‘tài tử’, ‘người ngoài’, ‘nhảy dù’, thì nay phải nhìn nhận anh đã là người hết mình và trung thành với đường lối khai phóng tự vạch cũng như văn học nghệ thuật nói chung - chứ không phải của phe nhóm hay chế độ chính trị nào… “

Trương Vũ thì viết vầy “... Anh là một chủ biên tuyệt vời, một họa sĩ nhiều năng lực, một nhà văn có tài. Làm bất cứ công việc gì anh cũng hết lòng với công việc đó. hết lòng với tạp chí của anh, hết lòng với hội họa, hết lòng với bạn bè. rất nhiều cái để khen ngợi anh, cả cái hết lòng của anh với những chuyện không liên quan gì đến công việc anh đang làm. Người ta đã nghe nói rất nhiều đến một Khánh Trường viết, vẽ, làm báo, người ta cũng nghe nói không ít về một Khánh Trường giang hồ, bạt mạng trong ăn nhậu, trong giao du, trong những quan hệ - nói theo ngôn ngữ của anh - linh tinh. nhưng ở đây, tôi muốn ngợi khen anh một điều, nhờ nỗ lực của Khánh Trường suốt mười hai năm qua mà chúng ta có được tạp chí Hợp Lưu, một thành tựu và là một trong những niềm kiêu hãnh của văn học Việt Nam hải ngoại… “

Phạm Chu Sa thì “... Con người Khánh Trường quỷ thần đề huề hai vai. Cả trong hội họa lẫn văn chương. Hội họa và văn chương cũng đề huề trong tâm thức chàng họa sĩ - nhà văn. Tranh Khánh Trường thời kỳ đầu nhiều bức có phần nặng về nhục dục - không chỉ trong tranh khỏa thân. Nhưng càng về sau này khi sắp chạm tới nỗi chết, tâm chàng họa sĩ ngang tàng một thuở đã lắng đọng lại nhưng không cô đặc mà nhẹ nhàng, phiêu hốt. Khoảng mười năm trước, Khánh Trường gửi cho tôi xem mấy bức Thiền họa trong bộ tranh ‘Đáo Bỉ Ngạn’, thấy được tâm chàng gần như vượt thoát. Văn chương Khánh Trường cũng vậy. Càng về sau này chàng viết càng thoải mái, nhẹ nhàng hơn thời kỳ đầu khi bước vào cõi văn chương, bạn ta hùng hục viết. Có lẽ một phần cuộc sống, bạn ta phải thường xuyên đối diện, đương đầu với tật bệnh, đếm từng ngày sống… “

Còn Trần Thị Nguyệt Mai “... Tôi bắt đầu nghe tên anh khi đọc bài viết ‘Khánh Trường, sức mạnh của im lặng’ của họa sĩ Đinh Cường vào tháng một năm hai không mười hai, nhân dịp anh bày ba mươi bức tranh thiền. Lúc đó, tôi chỉ biết anh là một họa sĩ như anh Đinh Cường nhận xét, ‘tôi thật sự cảm phục bạn ở sức mạnh của im lặng và tìm chốn nương tựa cho tâm hồn mình, Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Như Nietzsche với hình ảnh Zarathustra đã gợi lên lộ trình sâu rộng của một bậc Đại Bồ Tát giữa lòng đen tối của thế gian’. Khánh Trường chính là hình ảnh của Zarathustra…’ “

Với Lê Chiều Giang “... Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ. Một tay chơi luôn cười cợt, ngạo nghễ với đời, để nếu cần, đang ngồi cafe cứ quăng đại chiếc ghế lên trời cho hả cơn giận dữ. Dễ thương và may mắn nhất là anh có được những tiếng cười xòa thông cảm, những tiếng cười phá chấp từ bè bạn… “

Nhật Hạ thì “... Một lần ghé nhà anh có công việc, tôi rất ngạc nhiên khi thấy căn phòng rỗng không đã trở thành một studio để ở, tiện nghi, xinh xắn, rất tươm tất và sạch sẽ. Lúc ấy tôi đã thầm phục sự tinh tế và ngăn nắp của anh, một điều tôi thấy rất lạ, so với những chàng nghệ sĩ đang sống độc thân khác. Anh Khánh Trường được tiếng (hay mang tiếng) là đào hoa, nhưng, với tôi, lúc nào anh cũng lịch sự, nhẹ nhàng, đứng đắn như một người anh lớn, dù lúc ấy tôi còn độc thân… “

Minh Ngọc, ngay từ đầu, đánh giá “... Khánh Trường là một nghệ sĩ đa năng - làm thơ, làm báo, viết văn truyện dài truyện ngắn, thể loại nào cũng độc, nhưng trước hết ông là một họa sĩ có tài. Con mắt hội họa của Khánh Trường soi thấu nhân vật của ông, lột trần từ trong ra ngoài bằng ngòi bút tả chân sống động. Trong truyện ngắn của Khánh Trường, các nhân vật hiển hiện sắc nét trong bố cục không gian thứ lớp như một bức tranh… “

Và Đỗ Trường “... Có thể nói, văn thơ Khánh Trường đi sâu được vào lòng người đọc như vậy, bởi ông đã mở ra một con đường đi riêng cho mình. Ngoài khai thác đề tài khó nhằn, dễ va chạm, ít có người dám thử bút, Khánh Trường còn là nhà văn có tài sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, liên tưởng so sánh, với lời văn rất mộc mạc, dân dã. Văn ông không kén người đọc. Từ ông giáo sư cho đến người lao công vẫn có thể bật ra tiếng cười sảng khoái, hay mỉa mai như nhau, khi đọc Khánh Trường. Do vậy, khi nghiên cứu hay đánh giá văn học Việt trước và sau chiến tranh, những trang văn độc đáo này của Khánh Trường không thể không nhắc đến… “

Cuối cùng là Phạm Hiền Mây. Bài viết của Mây có phần đặc biệt hơn chút, là vô tình hay hữu ý, không biết, nhưng ở trang hai trăm bảy mươi tám, có bức hình anh đăm chiêu, suy tư bên bàn làm việc, và bức này, cũng chính là bìa của cuốn KHÁNH TRƯỜNG & BẰNG HỮU mà tôi sẽ viết bài giới thiệu vào lần sắp tới…

Như bao tác giả khác, Phạm Hiền Mây cũng viết về Khánh Trường bằng cả tấm lòng mình, tha thiết bằng hữu, ơn có, quý trọng có, nể phục có, cả buồn bực, muộn phiền vì những lẽ gì đó, cũng có luôn. Nhưng sau hết thảy, vẫn là tình thương, một tình thương, mãi mãi…

“... Trong lòng tôi, Khánh Trường là một đàn anh, một người anh mà tôi một mực kính trọng và quý mến, dẫu những thị phi, tai tiếng này nọ về anh, không phải không từng lần tôi có nghe.

Thì đã sao. Rồi cát bụi hết thôi. Tranh cãi hơn thua, cho mình phải, cho mình đúng, cho mình hay để mà làm gì, để mà được gì. Khánh Trường, tên anh đẹp, đẹp như tấm lòng hào sảng anh, từng đến nhân gian này, và, cho đi, trao tặng.

Đời người như gió qua… !”

Đời người, những NĂM THÁNG BUỒN THIU, rồi như gió qua… !

Sài Gòn ngày 16/02/23
Phạm Hiền Mây
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Năm 202212:37 CH(Xem: 2346)
Cung Tích Biền là một biệt lệ. Càng bước gần tuổi tám mươi, bút lực của ông càng sung mãn
30 Tháng Tư 202210:43 SA(Xem: 2389)
Còn chút nhớ về, xin hãy thử đến gặp ông, ở những giờ phút này, tại Gò Vấp, Sài Gòn.
17 Tháng Ba 202210:26 SA(Xem: 2150)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi không xa lạ trên văn đàn miền Nam từ những năm 1960.
27 Tháng Hai 20224:27 CH(Xem: 2963)
Sau này qua Mỹ, theo dò tin tức bạn bè, đồng môn, biết Trần Lư Nguyên Khanh chính là nhà báo, nhà văn Vương Trùng Dương
11 Tháng Hai 20229:44 SA(Xem: 2065)
Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, từ Huế, gửi cho chúng tôi những bài thơ sau đây. Chị là một nhà thơ hiếm hoi ngay từ khi xuất hiện đã xác định cho mình lối đi riêng.
27 Tháng Giêng 202210:12 SA(Xem: 2968)
Thơ Đinh Thị Như Thúy là cái nhìn vừa tỉnh táo vừa say mê đối với hiện thực.
15 Tháng Giêng 20229:24 SA(Xem: 2880)
Không biết nên gọi Không Đứng Mãi Trong Tranh của Lê Chiều Giang là gì cho đúng?
19 Tháng Mười Hai 20213:25 CH(Xem: 2690)
Lê Đình Tiến đã chọn thơ lục bát. Tôi nghĩ, nếu anh chọn một hình thức khác, anh có thể không hiện ra như anh đã hiện ra đầy ấn tượng.
15 Tháng Mười Hai 20212:55 CH(Xem: 2880)
Ngô Tự Lập sinh tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học hàng hải (Liên Xô, 1986), ông từng là thuyền trưởng Hải quân trước khi trở thành nhà văn.
12 Tháng Mười Hai 20217:22 SA(Xem: 2343)
tôi kinh ngạc khám phá vẻ đẹp của tư tưởng Phạm Minh Châu qua Hiển Thị
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17068)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12276)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18998)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9181)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8360)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14017)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19188)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30723)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25518)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21739)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19797)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18060)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24514)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,