Từ Thư Pháp tới Bút Họa của Châu Thụy.

14 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 7875)
Từ Thư Pháp tới Bút Họa của Châu Thụy.

 

VHNT, như đời sống, là một dòng chảy liên tục. Tùy hoàn cảnh, thời đại, dòng chảy đó có lúc nhặt, lúc khoan. Nhưng không bao giờ bất biến.

Vì thế, lâu lâu, chúng ta lại thấy có những phong trào, khuynh hướng mới trong văn chương, cũng như trong hội họa, âm nhạc, kịch nghệ, điện ảnh. Bộ môn Thư Pháp cũng không nằm ngoài quy luật này.

Theo một tài liệu hiện có trên trang mạng Wikipedia – Tiếng Việt thì:

chauthuy_01-content

“Thư Pháp Á Đông (chữ Hán: 東亞書法, Đông Á thư pháp) là nghệ thuật viết chữ đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc.. Người ta dùng bút lông, chấm mực tàu, viết chữ Hán trên các loại giấy tốt hay vải lụa, theo những phong cách khác nhau. Trong nghệ thuật thư pháp Á Đông có 5 phong cách viết là Chân (hay còn gọi là Khải), Triện, Lệ, Hành và Thảo với những quy luật đặc trưng riêng về đường nét, cách thức thể hiện.

“Người Trung Quốc cho rằng Lý Tư, thừa tướng của triều đình nhà Tần, là người khởi đầu cho nghệ thuật thư pháp vì ông là người được giao việc thực hiện cải cách và thống nhất văn tự sau khi Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước nhỏ khác đưa Trung Quốc trở thành một quốc gia thống nhất. (1) Trải qua các triều đại sau đó, sử sách đều có ghi nhận về sự xuất hiện của những thư pháp gia (người viết chữ đẹp) nổi tiếng, như Vương Hy Chi (đời Đông Tấn)) hay Tề Bạch Thạch (đời nhà Thanh).

“Tiêu chuẩn để đánh giá một tác phẩm thư pháp thường bao gồm nhiều yếu tố rất khắt khe như điểm hoạch (đường nét), kết thể (bố cục), thần vận (cái hồn của tác phẩm)... Cùng với sự xâm lược và đồng hoá của văn hoá các triều đại Trung Quốc trong một khoảng thời gian dài, môn nghệ thuật này cũng trở nên phổ biến tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam…”

(Tôi thiết nghĩ, chúng ta cũng nên chú ý tới khía cạnh: Nghệ thuật Thư Pháp rất thích hợp với chữ viết Trung Hoa, cũng như Nhật Bản và Đại Hàn. Vì, đó là loại ngôn ngữ tượng hình. Trong khi chữ viết của VN lại là loại alphabetize thuộc hệ thống chữ La Tinh…)

Với thời gian nghệ thuật thư pháp khởi đi từ Trung Quốc, cũng có nhiều thay đổi về tiểu tiết. Nhưng căn bản vẫn là nghệ thuật “viết chữ đẹp”.

Gần đây, Châu Thụy, một người trẻ nặng lòng với nghệ thuật Việt, đã chủ xướng, cổ súy cho bộ môn “viết chữ đẹp” một hình thái khác, một tinh thần khác, gần với ngôn ngữ Việt Nam hơn.

Cụ thể, ông chủ trương nhập một hai chân trời: Nét chữ và nét họa, làm thành một hôn phối giữa chữ và họa. Cuộc hôn phối giữa hai hình thái chữ viết và đường nét hội họa trong trường phái “Bút Họa” do Châu Thụy cải biên từ gốc Thư Pháp xa xưa, theo tôi là một hôn phối xứng hợp hay, một giao thoa đầy tính sáng tạo giữa các loại đường nét và hình thể.

chauthuy_02-content

Trong lời mở đầu tác phẩm “Bút Họa” của mình (2), Châu Thụy viết:

“…Nhằm mục đích tri ân tiền nhân đã đóng góp trong dòng văn hóa Việt, Bút Họa là một trong những cố gắng nhằm gìn giữ và phát huy những di sản cao quý của mà tổ tiên đã để lại, tiếp tục góp phần vào nỗ lực xiển dương nền văn học qua nghệ thuật viết chữ đẹp cả về hình thức lẫn cái đẹp mang giá trị tinh thần, tư duy ẩn giấu bên trong. Bút Họa giới thiệu một trường phái mới, đang hình thành và được đón nhận như một phương cách để góp phần vào sự bảo tồn và phát huy văn hóa Việt Nam. Đó là nghệ thuật Bút Họa, dùng chữ Quốc Ngữ để nói lên tính cách đặc thù của ngôn ngữ Việt (…) Chưa bao giờ bốn chữ “rồng bay phượng múa” lột tả hết cái hồn của chúng đến như thế. Này là đường cong của rồng bay, kia là nét uyển chuyển của phượng múa, nhịp nhàng quấn quyện vào nhau. Cái không gian thời gian hàm chứa trong chữ Quốc Ngữ chỉ có nghệ thuật bút họa mới đáp ứng được sự ví von đó (…)

“Bằng nghệ thuật Bút Họa, người Họa Ngữ dùng nhiều đường nét khác nhau, có nét thì sắc, mạnh, như cuồng phong bão tố, có nét thì mong manh như lụa non, nhẹ nhàng như mây bay gió thoảng. Tất cả tạo nên âm hưởng, lay chuyển cái Hồn của chữ và ý của câu, làm rung động tâm hồn người thưởng lãm, thấm sâu vào lòng người…” (3)

Ở một trang kế tiếp, với tiểu đề “bút họa và trường phái ấn tượng”, Châu Thụy giải thích:

“Trường phái ấn tượng trong Bút Họa được chia làm hai phần: một là hình thái có thật và một là hình thái trừu tượng.

“Phần đầu là hình hình thái có thật so sánh những kiểu chữ viết độc nhất về Bút Họa. Đôi khi nét bút thật đậm và rõ nét, diễn tả cái gì cực mạnh, kiên quyết, vững chắc và xác thực bên cạnh những nét vẽ khác đòi hỏi sự nhẹ nhàng, chải chuốt, gợi lên cảm giác thanh lịch, tao nhã, tĩnh lặng và thư giãn.

“Phần nhì gợi cho ta cảm giác một hình bóng tương phản, tạo ấn tượng cho người thưởng ngoạn. Ấn tượng thị giác được cấu tạo bởi những yếu tố nghệ thuật lồng vào hình thể, nổi bật một cách khéo léo nhờ sự phản ảnh của màu sắc, càng đậm đà hơn với nguồn cảm xúc dạt dào của người họa ngữ gởi vào tác phẩm…” (4)

chauthuy-content

Tuy trường phái Bút Họa còn xa lạ với số đông, nhưng những cuộc triển lãm “Bút Họa” của Châu Thụy ở nhiều nơi khác nhau, cũng đã đón nhận được nhiều ngợi khen của các cơ quan truyền thông, báo chí, cũng như những nhân vật trong tập thể Việt tỵ nạn và, giới chức dân cử Hoa Kỳ.

Tóm lại, theo tôi, đóng góp của Châu Thụy cho sự chuyển mạch từ “Thư pháp”, sang Bút họa”, giống như ông đã cho nghệ thuật “viết chữ đẹp” này, một hình hài, một trái tim khác.

Công trình đổi mới của Châu Thụy rất đáng được trân trọng và, ca ngợi.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, Jan. 2014)

*

Cần biết thêm chi tiết, hoặc tiểu sử Châu Thụy, xin mời vào website: www.chauthuy.com, www.chauthuy.net

_________

Chú thích:

(1) Theo Wikipedia – Tiếng Việt thì, triều đại Nhà Tần có từ năm 221 TCN tới 206 TCN, là triều đại kế tục nhà Chu và trước nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc. Tần (Qín), có thể là một nguồn gốc của chữ "China" trong các ngôn ngữ Tây phương. Việc thống nhất Trung Quốc năm 221 TCN dưới thời Tần Thủy Hoàng đã đánh dấu sự khởi đầu của đế quốc Trung Quốc, một giai đoạn chỉ chấm dứt cùng với sự kết thúc của nhà Thanh năm 1912. Nhà Tần đã để lại một di sản trung ương tập quyền và một hệ thống quan liêu đã được áp dụng vào những triều đại kế tiếp…

(2) “Bút Họa” xuất bản tại Hoa Kỳ, năm 2012. Địa chỉ liên lạc chauthuy@chauthuy.com .

(3) , (4) “Sđd. Trang 6, 7 & 10.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
03 Tháng Mười Hai 20218:22 SA(Xem: 2062)
“Mưa” chỉ là một chi tiết trong tác phẩm Sinh Mệnh nhưng không kém phần quan trọng, bởi đó là hình ảnh chủ đạo mang nhiều ẩn dụ xuyên suốt và làm nên hơi thở cho tác phẩm.
11 Tháng Mười 202110:41 SA(Xem: 2114)
Văn là người. Thơ không thể không là người.
10 Tháng Chín 20218:33 SA(Xem: 3454)
Gấp cuốn sách lại, tôi vẫn còn suy nghĩ và nuối tiếc. Ngày ấy, nếu tất cả mọi người hiểu rõ được Cộng sản là như thế nào, thì có lẽ chuyện buồn thảm nhất của lịch sử Việt Nam đã không xảy ra.
01 Tháng Chín 20219:08 SA(Xem: 3127)
Bài thơ “Sài Gòn buồn” của nhà thơ Đỗ Vẫn Trọn được nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An phổ thành bản nhạc cùng tên đã gây xúc động cho nhiều người nghe.
08 Tháng Tám 20213:38 CH(Xem: 2461)
Trong chuyến định cư sang Mỹ theo diện HO, gia đình nhà thơ Thành Tôn ra đi rất trễ, năm 1996. Trong hành lý mang theo, ông ưu tiên nhất là 2 va ly sách đầy
05 Tháng Tám 20215:25 CH(Xem: 2609)
Bài thơ "Quê Choa" với ngôn từ mộc mạc, với cách viết ngẫu hứng và hồn nhiên đã để lại cảm xúc khá ấn tượng
19 Tháng Sáu 202110:05 SA(Xem: 2512)
Xin chúc mừng nhạc sĩ Trần Duy Đức và ca sĩ Nguyệt Hạnh: thành công của Milly Mercury cũng là của cộng đồng Việt.
12 Tháng Năm 202112:41 CH(Xem: 2677)
Châu Thạch tôi viết bài nầy vì yêu bài thơ và tác giả bài thơ, nên liều mạng múa rìu qua mắt vạn vạn thợ anh tài.
31 Tháng Ba 20219:22 SA(Xem: 3484)
Bài thơ bằng lối viết và cách dùng từ độc đáo, có giá trị nhân bản và khắc ghi lời tri âm, tiếng nói từ trái tim người đàn bà
17 Tháng Ba 202112:00 SA(Xem: 6512)
Tôi muốn mượn ý niệm “Song thủ hổ bác” của Kim Dung để nói: Lữ Thị Mai, cũng có khả năng đặc biệt nọ (theo tôi); khi Lữ hiển lộng tài hoa của mình trong văn xuôi.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8941)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 757)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7738)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8344)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10887)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30531)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20709)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25302)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22781)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21558)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19612)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19111)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16791)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15989)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24314)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31737)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34786)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,