NGUYỄN ĐĂNG KHOA - Lên đồi vàng, nằm, nghe Lê Uyên & Phương

07 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 7958)
NGUYỄN ĐĂNG KHOA - Lên đồi vàng, nằm, nghe Lê Uyên & Phương

 

"Ngày em thắp sao trời
Chờ trăng gió lên khơi
Mà mưa bão tơi bời
Một ngày mưa bão không rời
Trên đôi vai thanh xuân..." 

(Dạ khúc cho tình nhân - Lê Uyên Phương) 

Tôi hoàn toàn không nghi ngờ gì về việc nếu như được lựa chọn những bối cảnh không gian, thời gian một cách cụ thể thì âm nhạc, như những viên đạn vô hình, có khả năng bắn phá cõi lòng chúng ta. 

le_uyen_phuong-7_rgb-content

Chẳng hạn, ngày đó, khi tôi mười tám, gặp gỡ những vết thương mới mẻ trong cuộc đời, tôi đi ra phố, quán nhỏ, anh ca sĩ, vô tình thôi, hát một bài nhạc Trịnh: "Ngày xuân bước chân người rất nhẹ . Mùa xuân đã qua bao giờ..." Lạ lùng, tôi đổ, từng dòng, như thác.

Chẳng hạn, khi tôi già đi, ba mươi năm nữa, thôi, chưa đủ, bốn mươi năm nữa nhé! Mà nếu ai đó bâng quơ đi ngang nhà, hát nhạc Phạm Duy giăng vào thơ Phạm Thiên Thư "Em tan trường về, đường mưa nho nhỏ..." thì hẳn rằng, tôi, sẽ lại được là tôi, hai mươi tuổi, hoặc ít hơn, số tuổi nào đó đủ để biết chọn những đóa hoa lòng đẹp nhất, loại hoa bất tử, chỉ một người trao và một người nhận là nhìn thấy được, cầm nắm được, nó không biết tàn. Thế rồi, tôi mang đến, đi theo đường dài, chỉ để tặng em. Em im lặng, mỉm cười, bụi đỏ lấm ngày tôi. 

leuyenphuong_cmyk-content

Tỉ dụ như vậy. Hôm nay, tôi nằm mơ một giấc dài, muốn chạy ngay lên đồi, nằm nghe Lê Uyên Phương.

"Một ngày nào dưới mưa
Một ngày nào phố khuya
Lòng còn nồng, tình sáng ánh môi
Biết vui mà thôi
Em ơi, nắng lưng đồi..." 

(Còn nắng trên đồi) 

Khá dài dòng, nếu ai đó, muốn kể cho ai về âm nhạc Lê Uyên Phương, vì người ta đều phải lược trích lại đôi dòng về cuộc đời ông. Vì âm nhạc, và cuộc đời ông, dích dắc với nhau, lồng trong mối dây đó, là hình ảnh ca sĩ Lê Uyên, người thắp sao trời. 

Cố nhạc sĩ Lê Uyên Phương (1941-1999) tên thật là Lê Minh Lập, những rắc rối trong thay đổi hộ tịch đã cho ông một cái tên khác là Lê Văn Lộc. Về nghệ danh Lê Uyên Phương, thì Lê - là họ của ông, Uyên - là tên người yêu đầu của ông, mối tình sầu muộn của ông trong ca khúc đầu tay "Buồn đến bao giờ", còn Phương - được lấy từ tên mẹ ông - bà Công Tôn Nữ Phương Nhi. Ông là thầy giáo dạy triết, và âm nhạc. Có một điều cần nhắc đến, là trên tay và chân của ông có những cục bướu nhỏ, nên người ta đồn đoán là ông bị ung thư xương, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Nỗi lo sợ, niềm mặc cảm đó ngăn cấm ông đến với bất kỳ cô gái nào, cho đến khi gặp gỡ một tiểu thư, với cái tên rất đài các là Lâm Phúc Anh. 

leuyen_con_be-content-content

Cô nữ sinh duyên dáng Lâm Phúc Anh (tức danh ca Lê Uyên sau này) đã rất khác với rất nhiều tiểu thư an phận với định mệnh thời bấy giờ, tức là, có những chọn lựa dễ dàng, se duyên cùng những anh chồng giàu sang. Cô cãi lời gia đình, để yêu Lê Uyên Phương, yêu cả những đau đớn-tương-lai về căn bệnh hiểm nghèo của ông. Tình yêu đó, là bồng bột, hay dũng cảm, thuận tình, thì tùy người đời định liệu, chỉ biết rằng, tình yêu lớn đó, đã là động lực để nhạc sĩ Lê Uyên Phương cho ra đời hàng loạt ca khúc đóng vai trò thay đổi diện mạo của âm nhạc lãng mạn thời bấy giờ, những năm 1970. Mặc dù, dĩ nhiên, xét ở khía cạnh riêng tư mà nói, thì đó là những tình ca-của-riêng, cho-riêng hai con người ấy, mà thôi.

"Thương em khi yêu lần đầu
Thương em lo âu tình sau
Dù gương xưa không được lau
Soi lấy bóng mối duyên sầu
Cho tôi yêu em nồng nàn
Dù biết yêu tình yêu muộn màng..." 

(Tình khúc cho em) 

Trong giai thời cực thịnh của dòng nhạc bolero, của nhạc vàng, những tình khúc Lê Uyên Phương là những đợt nắng mới, hiện-sinh, sáng choang, rực rỡ, kể cả đau thương - cũng là những đau thương biết nói, biết đối thoại, biết hy vọng: 

"Trên trời có mây sau cành lá xanh
Mây bay từng đàn, lá thắm hoa tươi
Em ơi, ngày buồn sẽ chóng qua đi
Hãy ngồi xuống đây hôn nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây cho nhau lần này
Hãy ngồi xuống đây chia tay lần này..."
 

(Hãy ngồi xuống đây) 

Đó là những "chansons de sanglot" - những khúc ca nức nở - theo nhận định của nhạc sĩ Cung Tiến. Đó là những giọt nước mắt nhỏ xuống để lau khô, những cái nhìn thẳng, không trốn tránh vào những chông chênh của tình yêu, những âu lo, những yêu thương chớm nở đã chóng sợ tàn phai:

"Theo em xuống phố trưa nay đang còn chất ngất cơn say
Theo em bước xuống cơn đau, bên ngoài nắng đã lên mau
Cho nhau hết những mê say, cho nhau hết cả chua cay
Cho nhau chất hết thơ ngây,trên cánh môi say
Trên những đôi tay,trên ngón chân bước về tình buồn..." 

(Vũng lầy của chúng ta) 

 

le_uyen_p_cmyk-content

Mới hôm qua, hôm nay, ở những năm 2015 này, bao rêu xanh đã mọc, vậy mà tôi về ngang một quán cà phê, vẫn nghe ai đó hát "Đá xanh" rất tuyệt vời. Như vậy là tình yêu vẫn sống, nghệ thuật vẫn sống, trường cửu, không như hữu hạn - chúng ta, có phải không?

 

"Như viên đá lưng mềm vuốt ve tình nhân
Nuôi mộng ước lâu bền.
Nhưng viên đá nay thành đá xanh thủy chung.
Đá rơi dọc sườn cao lưng đồi.
Ngày ngày đợi chết trong lùm cây u uất,
Ngày ngày nằm nhớ ân tình sâu muôn đời.
Đá không đổi dời" 

Có những cuộc gặp gỡ định mệnh, có những con người định mệnh, mà số phận yêu cầu chúng ta phải gặp gỡ, phải nhớ hoài. Thế thì, với Lê Uyên Phương - Lê Minh Lập, đó là ca sĩ Lê Uyên - Lâm Phúc Anh(cô lấy nghệ danh theo hai chữ đầu của Lê Uyên Phương). Cho nên mới có hai từ thường được sử dụng để nói về dòng nhạc này là Lê Uyên Phương và Lê Uyên & Phương. Tôi thích nhắc đến từ Lê Uyên & Phương - hai người. Bởi không có Lâm Phúc Anh - Lê Uyên thì chắc hẳn nhạc sĩ Lê Uyên Phương sẽ không có một tình yêu đích thực để phụng hiến, và dĩ nhiên, chắc có lẽ chúng ta sẽ không có mấy chục ca khúc để đời, nằm lại mãi trong những nhạc tập Khi loài thú xa nhau, Yêu nhau khi còn thơ... 

Tất cả những điều đó, đều bắt nguồn từ tình yêu, nơi mà ngày đó, hai người họ đã ngồi lại bên nhau, hát rằng: 

"Hãy ngồi xuống đây
Bên con vực này
Ngó xuống thương đau..." 

Sài Gòn, 7.2.2015

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Chín 20236:55 SA(Xem: 961)
Phương Tấn làm thơ rất sớm. Những bài thơ có tính triết lý, suy tư về vận người mệnh nước
20 Tháng Chín 20239:34 SA(Xem: 1568)
những bài thơ chót của thi tài Vũ Hoàng Chương, vẫn như những hạt kim cương nặng trĩu tình người và mãi còn tỏa sáng.
10 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 1415)
Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy.
03 Tháng Chín 20239:45 SA(Xem: 941)
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân Trời Cũ lại có một sự già dặn riêng.
31 Tháng Tám 20234:15 CH(Xem: 1282)
Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
27 Tháng Tám 20237:57 SA(Xem: 1140)
"Vì ông ấy là NGƯỜI TÀI con ạ"
20 Tháng Tám 20233:14 CH(Xem: 1081)
Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn.
13 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 6703)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
11 Tháng Tám 20239:47 SA(Xem: 923)
Lâm Triết đoạt huy chương vàng toàn quốc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn 1962.
08 Tháng Tám 20233:55 CH(Xem: 946)
Thơ chị gợi đến những bản nhạc của Chopin, tinh tế, dịu dàng, sang trọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17026)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 969)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8804)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19246)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,