Thơ Nguyễn Đăng Khoa, một hiện diện lộng lẫy.

26 Tháng Hai 201512:00 SA(Xem: 6849)
Thơ Nguyễn Đăng Khoa, một hiện diện lộng lẫy.

 

Cách đây ít năm, khi được tiếp cận lần đầu với tiếng thơ Nguyên Đăng Khoa, tôi đã có cảm nhận đó là cánh én báo hiệu mùa xuân mới, của cõi-giới thi ca Việt.

Từ một lục bát vẫn tự nguồn ca dao, nhưng lại là một lục bát khác. Một lục bát ngồn ngộn tính siêu thực mà, vẫn gần gũi với nhân gian, đời thường:

“Thượng đế ban một đôi tay
Hôm xưa anh sưởi vai gầy mùa đông
Rồi Ngài gửi đến cơn giông
Đưa đôi ta đến nơi không có mình
Hàng triệu mảnh vỡ lặng thinh
Mai sau ai chắp nối hình bóng ai?

(“Mai sau”)


Hoặc:

Ngày nợ đêm một câu chào
Ta nợ nhau một phần nào đắm say
Hơi ấm mắc nợ bàn tay
Bờ vai nợ một nét gầy khôi nguyên.

(“Nợ”)

Tới năm chữ, một thể thơ vốn khe khắt đòi hỏi chắt, lọc chữ nghĩa tới mức tối đa:

Gió mặc áo mùa đông
Làn da mịn hơi ấm
Nắng gõ nhịp ban mai
Người dài tay phơi mộng
Mặt lá reo hờ hững
Hàng cây đợi quyên sinh
Những qủa tim khô hạn
Không mang nổi máu mình”

(“Đông”)


(Thì), Nguyễn Đăng Khoa, cũng đã mang lại cho thể thơ này, một trái tim, một hơi thở khác. Nó cho thấy Nguyễn sớm đoạn tuyệt được, với năm chữ của của Lưu Trọng Lư, như:

Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?”

(Trích “Tiếng thu”)

 

Hoặc gần hơn:

Lên xe tiễn em đi
Chưa bao giờ buồn thế
Trời mùa đông Paris
Suốt đời làm chia ly”

(Cung Trầm Tưởng, trích “Chưa bao giờ buồn thế”)

 

Đó là những năm chữ xây dựng trên hình ảnh ngoại giới cụ thể, để tác giả gửi gấm tâm sự. Trong khi năm chữ của Nguyễn Đăng Khoa đã vượt khỏi giới hạn hữu hình; để tới được những chân trời hư huyễn.

Ở cõi hư huyễn này, thơ của Nguyễn đã xóa nhòa được khoảng cách giữa chủ thể và khách thể. Nó trở về nhất nguyên. Là Thơ. Để thơ tự gánh vác sự sống hay lẽ chết của nó.

Gần đây, tôi lại thấy, biên độ siêu thực, một nét đặc thù trong cõi giới thi ca Nguyễn Đăng Khoa, ngày thêm mở rộng.

Như với thơ tám chữ, một thể thơ đã được khai thác rất nhiều từ gần một thế kỷ qua, cũng được Nguyễn trao tặng chúng một bình thịt, xương riêng:

Có khi buồn về tựa vào hoa cúc
Hỏi nhau mùi hương cũ chiếc hôn đầu
Có khi buồn nằm xuống lòng biển cả
Đợi trùng dương dội ký ức vào nhau…”

(Trích “Có khi buồn tay chỉ muốn bàn tay”)

Ngay với thơ tự do, Nguyễn cũng cho thấy tài hoa của mình khi viết:

Những giọt nước tọa thiền
Đợi khắc hóa mây bay
Mưa ra đi
Cuống quít đánh rơi hơi lạnh trên vai người hành khất
Một vài thị dân soi mình trong những mảnh vụn trên đường
Tìm vuông tròn đã mất
Từ bãi tha ma
Gã mèo hoang
Mang về trên áo
Những thi hài còn ấm của cơn mưa…

(Trích “Phố mưa”)Trong những đoạn thơ trích dẫn trên của Nguyễn, tác giả luôn có những từ ngữ, như những hòn than cháy bỏng cảm-thức tôi.

Vì thế, qua thi phẩm “Con đường tự trôi” hôm nay của Nguyễn, thì thơ của Nguyễn Đăng Khoa, với tôi, không còn là cánh én báo hiệu mùa xuân. Mà mùa xuân thi ca của chúng ta, đã thực sự hiện diện.

Một hiện diện lộng lẫy của những dòng thơ siêu thực, ở tất cả mọi thể loại.

Tôi muốn nói, tài hoa của người làm thơ trẻ này, luôn cho tôi những giây phút hạnh phúc, mỗi khi được đọc thơ Nguyễn.

Từ đó, tôi đã hưởng nhận được từ “Con đường tự trôi” của Nguyễn Đăng Khoa, là cả một lẵng hoa tỏa hương tài năng và, trí tuệ.

Lẵng hoa thi ca này, rồi đây, theo tôi, tự thân sẽ có được cho nó, một chỗ đứng đáng kể trong dòng chảy thi ca Việt Nam, những năm đầu thập niên 2010s.

Du Tử Lê,

(Calif. Feb. 2015)

.

Dăm bài thơ trích từ “Con đường tự trôi”, Nguyễn Đăng Khoa:

Trèo lên đỉnh của giọt sương

Ra cổng làng nhặt cơn mưa
Mùa hanh tưới cội tình vừa cháy khô
Đi theo nhịp phách xe thồ
Hỏi han gốc tích nấm mồ thời gian
Lên núi trổ giấc mơ vàng
Kéo chăn huyễn mộng che ngàn vết thương
Trèo lên đỉnh của giọt sương
Đốt trầm hương cũ soi gương mặt mình

 

Anh kể về đôi mắt

Những người mang gương mặt rỗng
Phố chợ nghiêng ngả theo ngày
Thành phố anh buồn lắm
Kể gì cho em đây?

Thôi mình về lòng đất
Hỏi loài kiến nghĩ gì?
Khi chúng dìu nhau xây tổ
Và dìu cả tình yêu đi

Mình trèo lên lá ổi
Xem tia nắng diễu hành
Những buổi sáng, buổi sáng
Rụng đầy những lóng tay

Mình rơi lên cành củi mục
Rồi lênh đênh trên con sông
Rồi lắng nghe thương đau chảy
Rất bình thường, rất trong

Thành phố anh buồn lắm
Kể gì cho em đây
Thôi, anh kể về đôi mắt
Khi anh nhìn em, lúc này...

 

Phố mưa

Mưa về
Đỉnh phố bạc thêm mấy mùa khờ dại
Vòng xe thồ lăn chậm chạp quanh giọt mồ hôi
Chiếc ô tô hạng sang đứng lại giũ sạch bụi đất trời
Quán cóc gà gật
Điếu thuốc lá sắp sửa tàn
Chỉ một thực khách áo trong veo
Mưa về
Gọi cô quạnh đến gần với đêm
Mang đôi mắt về nằm bên đôi mắt
Bàn tay về ôm lấy những bàn tay
Những giọt nước toạ thiền
Đợi khắc hoá mây bay
Mưa ra đi
Cuống quýt đánh rơi hơi lạnh trên vai người hành khất
Một vài thị dân soi mình trong những mảnh vụn trên đường
Tìm vuông tròn đã mất
Từ bãi tha ma
Gã mèo hoang
Mang về trên áo
Những thi hài còn ấm của cơn mưa
....Anh choàng dậy ở giọt cuối của giấc mơ
Im lặng đèn đường
Im lặng hàng cây
Im lặng bóng vàng trên vách
Chẳng ai trên phố kể với anh về hình dáng của cơn mưa
Ơ mà
Em này!
Em đã về chưa?

 

Có khi buồn tay chỉ muốn bàn tay

Có khi buồn về tựa vào hoa cúc
Hỏi nhau mùi hương cũ chiếc hôn đầu.
Có khi buồn nằm xuống lòng biển cả
Đợi trùng dương dội ký ức vào nhau.

Có khi ta quên nhau như tên gọi
Cánh chim huyền hôm ấy quên bay.
Từ độ anh nhận ra mình bằng nắng
Mùa thay anh choàng áo vai gầy.

 

Con đường tự trôi

Bầu trời vô sắc
Treo trên địa cầu
Chúng mình, bữa ấy
Thuyền neo bến nhau

Phố cong mái tóc
Ngõ nào môi ta
Mộng nghiêng nghiêng chảy
Ngày xưa xuống phà.

Người không nhân ảnh
Về đến lòng tôi
Và tôi không bước
Con đường tự trôi.

Nguyễn Đăng Khoa.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 5214)
Hàng ngũ những người trẻ làm thơ, lên đường sau biến cố tháng 4-1975 ở VN hiện nay, là một con số khó ai có thể thống kê, dù với một biên độ sai biệt lớn.
05 Tháng Tám 201512:00 SA(Xem: 7219)
Tôi nghĩ, Sỹ Liêm đã cho những người đọc ông, một số câu thơ hay - - Khi định-mệnh-thơ đã đưa ông trở về với lục bát truyền thống
29 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 16383)
Trong số những bạn trẻ của tôi, ở lãnh vực văn chương hay báo chí, không ít người có tuổi thơ cháy nám!
27 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5830)
Có những bài thơ, mới đọc sơ qua, người đọc chưa thấy gì... rồi bất chợt gặp chỉ hai câu trong bài thơ, chúng ta chợt rùng mình, bật thốt lên: Tuyệt cú, đây rồi
21 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 5842)
Bài thơ ngắn - cực ngắn, chỉ vỏn vẹn có 9 từ, Đinh Tấn Phước đã vẽ nên một bức tranh quê đẹp và buồn lạ lùng. Đọc xong bài thơ, người đọc bỗng chợt nghe lòng man mác buồn thương về quê nhà xa lắc...
04 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6259)
Ở lãnh vực VHNT, tôi nhận thấy, dường như trước một hiện tượng hay, một phong trào, dư luận đám đông thường chẻ đôi: Bênh / chống.
29 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5554)
Tôi kết bạn với Nguyễn Phương Thúy qua facebook khá muộn. Nhưng từ khi kết bạn với chị tôi luôn dõi theo từng bước chân trên địa hạt văn chương của chị
27 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5462)
Qua thơ của Trần Cao Duyên, chúng tôi tin rằng "Làng cát" - miền biển - Sa Huỳnh sẽ được những người yêu thơ biết đến "Miền êm đềm sóng vỗ gọi người xa".
15 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5133)
Với những ai chỉ theo dõi những cuộc trả lời phỏng vấn của Võ Thị Xuân Hà, mà không tìm đọc truyện của nhà văn này, tôi e nhiều phần họ sẽ nghĩ, thế giới truyện Xuân Hà chắc khô khan, lý trí, khó nuốt… Sự thật, ngược lại
10 Tháng Sáu 201512:00 SA(Xem: 5570)
Nguyễn Đăng Khoa: Người làm thơ vừa nhóm lửa, lửa men nhóm từng thớ rơm, lửa khởi sự ly tan, cô độc. Nhưng, bởi là loài lửa, chúng nhanh chóng vùng thoát, tìm nhau, quây lại. Và, thơ sáng rực, thơ bập bùng. Tôi đang nói về Đặng Hùng Thương
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16812)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18827)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9023)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 450)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13898)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8390)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30587)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21613)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17962)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16823)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,