Nguyễn Cao Nam Trân, tiếng hát chở quá khứ vào lấp lánh, mai sau.

29 Tháng Năm 201512:00 SA(Xem: 6781)
Nguyễn Cao Nam Trân, tiếng hát chở quá khứ vào lấp lánh, mai sau.

 

Đó là tháng chín, 2013. Thành phố Garden Grove. Ngôi nhà đường Ward. Ngôi nhà có hàng hiên nhỏ, ôm dọc vách tường gỗ, nhường diện tích lớn còn lại cho sân cỏ.

Đó là lúc những hưng phấn bằng hữu tỏa ngời từ những trang văn xuôi đẹp, còn thơm mùi mực của Lê Lạc Giao trong “Một thời điêu linh”. Chiếc máy ảnh không chút nghỉ ngơi, thường trực gia tăng công xuất trong tay nhà thơ Phan Tấn Hải. Tiếng cười rộn rã của Nguyễn Lương Vỵ, xen kẽ với những hỏi han, nhắc nhở ân cần của chủ nhà và, Lê Lạc Giao...

nguyencaonamtran-content

Đó là lúc những ly rượu chát đỏ, những khay thức ăn có từ thâm tình Saigon cũ đến với họ Lê.

Đó là lúc bóng tối đã tìm tới cùng những tiếng hát nghiệp dư của những tấm lòng Việt luân lạc quê người, lần lượt bước ra, ở lại trong hoài niệm một Việt Nam, bên kia biển đông. Bất biến.

Đó cũng là lúc màu đen của bóng đêm đã gia tăng sắc tố và, những người không thể ở lại lâu hơn, đã ra về.

Giữa lúc bóng đêm chia hàng hiên và, sân cỏ thành những tụ điểm của tâm tình, rì rầm thân ái cũ, bất ngờ, tiếng hát nơi bậu cửa dẫn ra vườn sau, cất lên.

Người con gái đứng xéo góc với ngọn đèn lớn. Ánh sáng cắt nghiêng khuôn mặt trẻ thơ của người con gái mà, phần chìm trong bóng tối, lại là phần lấp lánh nhất của nhan sắc. 

Hình ảnh người con gái vừa bất ngờ cất lên tiếng hát, như hồi chuông ngậm buồn quá khứ. Những hồi chuông không chỉ gọi buổi chiều trở lại mà, tiếng hát cô còn như những lượng sóng sững sờ cực mạnh, làm tê cứng những tâm tình thân ái, nơi những bóng hình còn lại:

“Anh nhớ trước đây dáng em gầy gầy
Dịu dàng nhìn anh đôi mắt long lanh
Anh nhớ bước em khi nắng vương thềm
Má em mầu ngà tóc thề nhẹ vương

“Nay anh về qua sân nắng
chạnh nhớ câu thề tim tái tê
chẳng biết bây giờ
người em gái duyên ghé về đâu

“Nay anh về nương dâu úa
giọng hát câu hò thôi hết đưa
hình bóng yêu kiều
kề hoa tím biết đâu mà tìm…”

(“Nắng chiều” Lê Trọng Nguyễn)

…Biết đâu mà tìm” - - Câu hỏi nao lòng, bước ra khỏi “Nắng chiều” của tài hoa Lê Trọng Nguyễn, để trở thành câu hỏi của những người còn lại, đêm tháng 9, đường Ward, Garden Grove.

Người con gái không chuyển động. Chỉ đôi mắt cô long lanh những bước chân “về nương dâu úa” (hay trở về cố lý?)

Hình ảnh người con gái vừa bất ngờ cất lên tiếng hát, như hồi chuông ngậm buồn. Những hồi chuông không chỉ gọi buổi chiều trở lại mà, tiếng hát cô còn như những lượng sóng sững sờ cực mạnh, làm tê cứng những tâm tình thân ái, nơi những bóng hình còn lại. Hơn thế, tiếng hát cô còn khiến những còn lại kia bỏ sân cỏ, bỏ hàng hiên, bước lại gần bậu cửa. Trong những lại gần đó, có tôi, khi người con gái, bằng vào tiếng hát như có ma lực của mình, một lần nữa, gọi buổi chiều trở lại:

“Lắng trầm tiếng chiều ngân
Nhạc dặt dìu ái ân
Người ôi! Nhớ mãi cung đàn
Năm tháng phai tàn
Duyên kiếp vẫn còn lỡ làng


Đã quên hết sầu chưa
Lời này là tiếng xưa
Quỳ dâng dưới nắng phai mờ
Bên gối ơ thờ
Ôi tiếng tơ tình mong chờ


“Chiều êm êm đưa duyên về người
Đàn triền miên nắn tiếng sầu đời
Người hỡi!
Đến bên tôi nghe lời xao xuyến
Như chuyện thần tiên.
Niềm mơ xưa là đó
Cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian
Thở hơi khói Thiên Đàng (*)
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ
Xin hãy lắng nghe bao lời thơ chiều tà…”

(Enrico Tosilli “Serenata”. Lời Việt Phạm Duy)

Người con gái vẫn bất động. Ánh sáng cắt nghiêng khuôn mặt trẻ thơ của cô mà, phần chìm trong bóng tối, lại là phần lấp lánh nhất của nhan sắc. Nhan sắc trẻ thơ ấy dường lấp lánh, rực rỡ hơn nữa, khi cô…nhắc nhở:

“Người hỡi!
Đến bên tôi nghe lời xao xuyến
Như chuyện thần tiên.
Niềm mơ xưa là đó
Cho ta nâng niu lời ca
Chiều mơ không gian
Thở hơi khói Thiên Đàng
Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ…”

Người con gái nhắc nhở “Thuyền trôi bến sông xa đừng chờ…” - - Nhưng, chờ đợi lại chính là ngọn lửa bỗng được thắp lên, ngậm ngùi trong góc kín khuất nhất mỗi người.

Và, cuối cùng thì:

Ai lướt đi ngoài sương gió
Không dừng chân đến em bẽ bàng
Ôi vừa thoáng nghe em
Mơ ngày bước chân chàng
Từ từ xa đường vắng
Đêm mùa thu chết
Nghe mùa đang rớt rơi theo lá vàng…

(Văn Cao, “Buồn tàn thu”)

Người con gái vẫn bất động. Nhưng trong tiếng hát của cô, kỳ diệu thay, lại có người “…lướt đi ngoài sương gió”. Có “bước chân chàng”, “đêm mùa thu chết” và nhất là có “mùa đang rớt rơi theo lá vàng”…

.

Tôi biết, không ít ca sĩ đã “đặt cược” tài năng, tên tuổi họ vào chữ “lướt” huyền ảo của đời nhạc Văn Cao. Nhưng kết quả họ nhận được, chẳng may, lại là thất bại! Với tôi, chỉ có một vài tiếng hát đem được chữ “lướt” mê mị trong “Buồn tàn thu” của Văn Cao vào sâu da-thịt-cảm-xúc, là Thái Thanh, Ngọc Hạ… Và, đêm tháng Chín, ở Garden Grove, đường Ward, là người con gái bất động, có nhan sắc trẻ thơ, bị ánh sáng xéo góc, cắt nghiêng đó.

Một sớm mai đầu năm, mới đây, nơi hành lang nhà hàng Tài Bửu, Nguyễn Lương Vỵ mở tôi nghe “Đêm, nhớ trăng Saigòn” của Phạm Đình Chương, bằng chiếc I-phone của Nguyễn.

Một lần nữa, tôi ngạc nhiên tới sững sờ, khi cũng tiếng hát đó, đã thánh thót với âm vực vượt trên một bát độ, lúc cô ra khỏi ca khúc với chữ “bến nào” của tài hoa âm nhạc họ Phạm… Một thử thách từng gây thất vọng cho tác giả và, người nghe bởi nhiều ca sĩ. Và, một lần nữa, ngoại lệ, với chữ “bến” kia, vẫn là Thái Thanh. Quỳnh Giao. Lê Hồng Quang…

.

Người con gái có nhan sắc trẻ thơ, bị ánh sáng xéo góc, cắt nghiêng, đêm tháng Chín, đường Ward, Garden Grove, cách đây hai năm đó, là tiếng hát Nguyễn Cao Nam Trân. 

Nguyễn Cao Nam Trân, ở một góc riêng của hiện diện mình, có thể chưa quen thuộc lắm, với đám đông. Nhưng, cách gì thì cũng đã là: Tiếng-hát-Nguyễn-Cao-Nam-Trân.

.

Gần đây, tôi mới được biết Nguyễn Cao Nam Trân sinh trưởng trong một đại gia đình gồm những chói lọi âm nhạc. Như giáo sư âm nhạc, bà Nguyễn Thế Phiệt, em ruột của bà ngoại Nam Trân. Như pianist Cao Xuân Ánh Minh. Như danh ca Minh Trang, chị ruột của bà ngoại Nam Trân, v.v…

Là hậu duệ, được thừa hưởng những chủng tử âm nhạc lớn, cộng thêm nỗ lực tự đào luyện và học thanh nhạc ở xứ người, bây giờ thì tôi không còn chút ngạc nhiên nào, nơi tiếng hát của người con gái có âm vực vượt trên bát độ - - Và khả năng khêu thức những giai điệu vàng son một thời của dòng tân nhạc Việt.

Tôi muốn gọi tiếng hát Nguyễn Cao Nam Trân là tiếng hát chở được quá khứ, nghìn trùng vào lấp lánh, quê người, mai sau.

Du Tử Lê
(Garden Grove, May 2015)  

____________

(*) Có bản chép “Hờ hững cõi Thiên Đàng

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 83)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 187)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 175)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 304)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 346)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 828)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 445)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 377)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
29 Tháng Mười Hai 202311:23 SA(Xem: 564)
Đã lâu lắm rồi, lâu đến nỗi tôi không nhớ lần cuối cùng mình đã ngồi đọc liền mạch hết một cuốn sách là khi nào.
21 Tháng Mười Hai 20234:56 CH(Xem: 453)
Phong cách viết của Phạm Thanh Chương rất mới, đầy tính sáng tạo dù anh viết những đề tài không mới.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16815)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18831)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8393)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25366)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19149)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34842)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,