Trần Lê Sơn Ý: Những công-án-thi-ca không giải đáp?

04 Tháng Bảy 201512:00 SA(Xem: 6441)
Trần Lê Sơn Ý: Những công-án-thi-ca không giải đáp?

 

Ở lãnh vực VHNT, tôi nhận thấy, dường như trước một hiện tượng hay, một phong trào, dư luận đám đông thường chẻ đôi: Bênh / chống.

Cũng thế, khi những cây bút trẻ trưởng thành sau biến cố tháng 4-1975, rầm rộ lên đường với chủ tâm chứng tỏ sự hiện diện, hoặc cho thấy “đẳng cấp” của mình; qua nhiều chọn lựa phong cách chữ, nghĩa khác nhau - - Khiến một số người đọc hoang mang, ngơ ngác trước những xu hướng như:

- Không ngần ngại dấn sâu vào lãnh vực dục tính...

- “Lên đồng chữ, nghĩa” với những chủ đề lớn như sinh, tử, triết lý hư vô... (Hoặc)

- Lý luận, biện giải về tình yêu, đời thường với những từ ngữ “cao siêu” tới mức không ai hiểu, nhằm phô diễn kiến thức “tự đồng thiếp” của họ...

Trước những hiện tượng này, dư luận thường chẻ đôi: Một số hưởng ứng, ủng hộ. Cho rằng đó là... “cách tân” là... “đổi mới”. Là ngang tầm...hiện đại. Số khác lắc đầu! Ngao ngán! Cho là vô nghĩa. Hoặc, chỉ cho thấy nỗ lực “phá sản” chữ, nghĩa một cách đáng lo ngại!

Đứng ngoài, rất xa mấy xu hướng trên, may mắn thay, người đọc vẫn gặp được những dòng thơ trong, lành của những cây bút thuộc thế hệ trưởng thành sau biến cố tháng 4-1975. Có nhiều người rất trẻ. Họ thuộc thế hệ sinh sau tháng 4-1975.

Trong số những người trẻ làm thơ, viết văn, thuộc thế hệ vừa kể, tôi thấy có Trần Lê Sơn Ý, sinh năm 1977, tác giả thi phẩm “Cơn ngạt thở tình cờ”. Người được nhà thơ Ý Nhi cho là có những bài thơ “rất trong” và, “rất tươi”.

 Không “đồng thiếp chữ, nghĩa” để chứng tỏ “đẳng cấp” mà, chỉ bằng vào những cảm xúc ghi nhận được từ đời thường, nhưng cõi-giới thi ca của Trần Lê Sơn Ý không vì thế mà không mới. Lạ. Thí dụ trong bài “Hẹn nhau một nụ cười”, Trần Lê Sơn Ý viết:


Hẹn nhau một nụ cười 

Giữa những làn xe
Ào ạt
Nụ cười không dừng lại mà trôi
Người đi xuôi ngược

Hẹn nhau một cái gật đầu
Mỗi lần đi ngang ô cửa
Bao giờ cũng tưởng tượng 
Hoa tầm xuân giăng biếc góc đường

Hẹn nhau một cơn mưa xuân
Chiếc dù đỏ chói chang chặn bao lời bất tận
Bài hát đành là giai điệu nằm yên 
Đợi...”

 

Và:


“Nụ cười thành đoá hoa bất thần
Nở giữa đi về dào dạt
Tôi cắm trong bình
tôi
Ngày mai
Mùa còn đến kịp.”

 

Ba câu cuối, ở đoạn thơ trên, cho người đọc “đóa hoa bất thần” được “Tôi cắm trong bình tôi / Ngày mai / Mùa còn đến kịp.”

Hoặc mấy câu trong bài “Đồng thoại”, Trần Lê Sơn Ý viết:

“...Tôi đã hát những đêm đông xám buốt, những trưa vàng
Hát trên đầu ngọn sóng, hát dưới đồi sỏi xanh
Hát bằng nỗi sợ hãi của chú ve
Dưới sân khấu chỉ có mùa hè mặc áo đen làm thính giả...”

Tôi nghĩ, không cần phải có một khả năng liên tưởng mạnh mẽ gì, chỉ với chút lắng tâm, nghiêng hồn, ta cũng có thể thấy một loạt hình ảnh và, những cảm thức đậm thi tính tương tác chặt chẽ với nhau, như một nối kết bất khả chia, lìa - - Giữa “chú ve, nỗi sợ hãi, sân khấu (mùa hè) thính giả” và, bất ngờ hình ảnh thật mới mẻ: “mùa hè mặc áo đen”...

(Thính giả nào mặc áo đen trong đoạn thơ này (?) Nếu không phải chính là chú ve lắng nghe tiếng hát mình dội lại niềm cô tịch, mang tên “nỗi sợ hãi”?)

Trước đó, Trần Lê Sơn Ý cũng cho người đọc cảm thức riêng, bất ngờ của cô, khi:

“Chỉ xin làm con phù du đơn độc
Một lần bay chạm mặt bình minh

Không “đồng thiếp chữ, nghĩa” để chứng tỏ “đẳng cấp”, không khai thác dục tính để chứng tỏ... “bản lĩnh”... thời thượng như một số những cây bút trẻ khác, Trần Lê Sơn Ý chỉ bằng vào những cảm xúc ghi nhận được từ đời thường... Nhưng cõi-giới thi ca của Trần Lê Sơn Ý, tự thân “rất trong” “rất tươi”, đã mang lại cho người đọc một thổ-ngơi khác. Chúng như những cơn gió đưa hơi mát và, chút heo may về giữa đất trời phỏng, rẫy nắng hạn. Chúng như những trận mưa êm đềm, lay tỉnh ta thức giấc giữa ngột ngạt đêm; để thấy mình tách thoát khỏi mạch chảy dằn xóc xu hướng “thức ăn nhanh”, “mì ăn liền” hiện nay:

Em nhận ra niềm vui kia mang gương mặt của nỗi buồn
Và từ đó nỗi buồn cứ theo em mỗi lần bay lên và rơi xuống”

(Trích “Bông tuyết”)

Hoặc:

“Này đôi mắt của bình nguyên
Đừng giấu trong veo trên đầu ngọn cỏ
Tôi sợ mặt trời lên

Này đôi mắt của bình nguyên
Đừng giấu giọng nói của mình trong mắt lồ ô
Tôi làm sao tìm nổi
Chẳng lẽ ngàn năm ngồi đợi gió mơ hồ

Này đôi mắt của bình nguyên
Đừng giấu đỏ hoe vào sau bờm ngựa
Hãy cứ nhìn tôi như lá cỏ ấy
Cho ngựa ăn đi rồi dắt chúng ra về”

(Trích “Đôi mắt bình nguyên”).

 Tuy nhiên, một khía cạnh khác trong thơ Trần Lê Sơn Ý khiến tôi chú ý nhiều nhất, là những câu thơ như những câu hỏi bình thường, nhưng gợi mở của chúng lại dẫn đắt tôi tới liên tưởng của những... “công án”. Tôi muốn gọi đó là “công-án-thơ”, trong cõi-giới thi ca Trần Lê Sơn Ý.

Thí dụ trong bài thơ “Gọi mưa”, Trần Lê Sơn Ý viết:

“Đôi mắt em làm tôi nhớ tiếng chuông chùa”

Trước nhất, với tôi, câu thơ này, như cánh cửa mở rộng, thênh thang cho mỗi người một cảm nhận riêng - - Một câu thơ hôm nay (cũng như) hôm qua, ít có.

Và, chính tính thênh thang, mở rộng của câu thơ, đem đến cho tôi câu hỏi: Tiếng chuông chùa nào?

- Tiếng chuông chùa gợi niềm an lạc?

-Tiếng chuông chùa phổ độ chúng sinh?

-Tiếng chuông chùa chiêu hồn quỷ đói?

- Tiếng chuông chùa lưu ý ta cuộc đời vô thường? (Hay)

- Tiếng chuông chùa nhắc nhở ta buông bỏ “ngã chấp”?

... 

Cũng thế, chỉ cách hai câu, Trần Lê Sơn Ý viết:

Và tiếng hát em sẽ trở lại
Những ngôi mộ trên cao cũng bớt u buồn
” ...

Trong tôi, lại dấy lên những câu hỏi: Tiếng hát nào?

- Tiếng hát chia sẻ nỗi buồn, nhập được vào những ngôi mộ?

-Tiếng hát là chiếc cầu nối âm, dương?

-Tiếng hát thâu ngắn khoảng cách giữa hiện thực và cõi u linh?

- Tiếng hát đem ánh sáng bình minh vào sâu hầm mộ tối? (Hay)

- Tiếng hát như những lời ru chân thiết, dành cho những lãng quên, vốn là bản chất lạnh lùng, tàn khốc của thời gian?

Tôi không biết. Tôi không có câu trả lời rốt ráo. Ngay Trần Lê Sơn Ý, tôi nghĩ, cũng sẽ không có câu trả lời rốt ráo cho “công-án-thơ” của mình.

Với tôi, đó là những câu thơ hiếm hoi. Những câu-thơ-mở tới những tầng trời khác.

Bằng vào tự tin khi tách biệt mình khỏi những xu hướng “đồng thiếp”; bằng vào những “công-án”, tình cờ hiện ra như những điểm son trong thơ của mình, tôi cho đó là những dấu ấn mạnh mẽ nhất trong cõi-giới thơ Trần Lê Sơn Ý vậy.

Du Tử Lê,

(Garden Grove, June 2015)

tranleyson-content

.

Trần Lê Sơn Ý: Dăm bài thơ.

 

Gọi mưa

Đã quá lâu rồi phải không Ny?
Những ngọn nến,và đôi mắt đã khép
Em hãy gọi cơn mưa quay về
Hãy gọi lòng mình bình lặng
Gọi nụ quỳnh đêm
Và gọi về giấc ngủ
Nụ cười em cũng về theo
Hãy bắt đầu bằng cơn mưa
Chẳng phải ngày xưa chúng thân thuộc với Ny sao?
Hãy bắt đầu bằng cơn mưa
Dẫu chúng chẳng còn ấm như những ngày xưa vì em đã quên thắp những ngọn nến hồng cho chúng
lâu lắm rồi
Gọi đi Ny và những âu lo sầu muộn của em sẽ cuốn đi
đi đi Ny đừng cười như thế
đôi mắt em làm tôi nhớ tiếng chuông chùa
gọi mưa về đi Ny, cây ngọc lan và những nụ mướt xanh sẽ trở lại
Và tiếng hát em sẽ trở lại
Những ngôi mộ trên cao cũng bớt u buồn
Gọi đi Ny
Tôi sẽ đón em vào ngày mưa.

 

Tháng năm

Có phải những ngày tháng năm luôn dài như thế
Dù em đã ngủ suốt ngày chỉ để mong cảm giác ngày ngắn đi một chút
Nhưng hình như tháng năm vẫn dài
Vẫn có mưa dông ban chiều
Và nắng - nắng đi đâu
bầu trời như người thẩn thờ
Em nhận ra mình thương cảm
Em đã đợi từ tháng tư
Tháng tư cũng dài
Những giấc mơ của em cũng dài
Những giấc mơ bầu trời, màu cầu vồng, chim én, và những đôi mắt người
Chưa bao giờ giấc mơ em nhiều màu đến thế
Nhưng chúng chỉ nhảy múa, trêu đùa, làm em giật mình rồi bỏ đi như tiếng ghi ta em
nghe tình cờ và mãi mãi không biết tìm đâu
Những giấc mơ không đủ màu để sưởi ấm em
Đến nắng còn không đủ sức …
Hình như em thẩn thờ
Làm sao cho tháng năm ngắn lại
Dù em đã ngủ suốt ngày.

 

Hẹn nhau một nụ cười  

Hẹn nhau một nụ cười

Giữa những làn xe
Ào ạt
Nụ cười không dừng lại mà trôi
Người đi xuôi ngược

Hẹn nhau một cái gật đầu
Mỗi lần đi ngang ô cửa
Bao giờ cũng tưởng tượng 
Hoa tầm xuân giăng biếc góc đường

Hẹn nhau một cơn mưa xuân
Chiếc dù đỏ chói chang chặn bao lời bất tận
Bài hát đành là giai điệu nằm yên 
Đợi
hẹn nhau một điều không thể
Hôm qua, hôm nay
Terrasse và tôi chiều từ ban mai

Nụ cười thành đoá hoa bất thần
Nở giữa đi về dào dạt
Tôi cắm trong bình
tôi
Ngày mai
Mùa còn đến kịp

Đom đóm

 

Ở đâu đó trên đồng hoa cúc
Màu vàng chết trôi
Từ ranh giới này đến ranh giới kia
Tôi bất động tìm mình 
Những khuôn mẫu đã mòn
Biết gối đầu vào đâu đây?
Đồng cúc vàng đã úa mù
Tôi còn biết tìm đâu rực rỡ
Không còn tìm thấy thậm chí cái bình an tôi vẫn hay nhờ cậy
Những khi tối lửa tắt đèn
Có một lần tôi trông thấy bầy đom đóm
Chút ánh sáng yếu ớt đủ soi được ngón út của bàn tay
Buổi tối dài đến mức tôi chỉ còn có thể nghĩ ra đủ trò để chơi đùa với ngón tay mình
Ngày cũng tắc phải không?
Và đom đóm đã chết ngạt 
Không chờ

Màu kết thúc

Không kịp nữa rồi
Chấp chới tà áo
Vấp 
Khoảng trống
Chấp chới tôi
Người bay
Mặt đất chông chênh
Mùa xanh nhảy múa
Xác hoa trên hè phố
Rực vàng
Rực vàng như lần sau chót
Giã từ
Giã từ trùng trùng mây trắng
Trời bình yên trôi lẳng lặng quây quần
Đừng nhìn theo những đám mây đưa tôi đi
Những đám mây màu kết thúc
Chẳng có tôi trong những tiếng cười trên phố
Cũng chẳng có tôi trong những cái nhìn sầu muộn kia
Trong giọt nước mắt ngắn dài kia
Đừng tin những lời hẹn gặp
Đừng tin
Đừng tin.

 

Đồng thoại

 

Như những con bướm vàng chẳng bao giờ đợi nổi nắng tháng ba

Tôi chỉ thấy quanh mình hoa mùa xuân và cỏ mật
Thôi ước làm chi một đời bất tận
Chỉ mong một ngày biết nắng tháng tư

Chẳng bao giờ tôi dám ước mơ
Được một lần sống trong đời nhau sống hết
Chỉ xin làm con phù du đơn độc
Một lần bay chạm mặt bình minh

Tôi đã hát những đêm đông xám buốt, những trưa vàng
Hát trên đầu ngọn sóng, hát dưới đồi sỏi xanh
Hát bằng nỗi sợ hãi của chú ve
Dưới sân khấu chỉ có mùa hè mặc áo đen làm thính giả

Chỉ giản đơn thôi mà bị phạt 
thành những đám mây không mang nổi chính mình lang thang cuối bể đầu sông
Để khi nhẹ nhàng chạm đất
Là cơn mưa trọn đời không nhớ nổi tiền thân.

((Nguồn TTO). 

 

Ý kiến bạn đọc
25 Tháng Bảy 20157:00 SA
Khách
Tôi không thích đọc chuyện chiến tranh từ những nhà văn, có khi chỉ lơ ra cầm súng đôi lần ra đầu ngõ, viết, mà chỉ từ những người lính từng gửi một phần xương máu mình lại chiến trường viết. Không thích đọc chuyện đời sống kín vợ chồng phải nên hành xử nhau ra sao từ những... nhà tu viết. Không thích đọc phê bình thơ từ những nhà phê bình chưa từng biết... sống chết với thơ ra sao... Khi phê bình/ nhận định/ khuyến khích/ chia sẻ về thơ, tôi chỉ thích Du Tử Lê viết nhất. Một bài viết của ông về thơ, cũng là một bài thơ. Có lúc, tôi mong ông chỉ "nên" sống và chết với thơ, chỉ một mình thơ thôi... Theo tôi, thơ là đời ông, là mồ ông, là kiếp sau của ông.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 20249:47 SA(Xem: 53)
Nguyễn Đức Quang, ông đang nằm đó. Nhưng chúng tôi biết ông đang nghe chúng tôi. Ông sẽ còn nghe mãi những bản nhạc ông viết cho thế hệ này. Chúc ông thanh thản về cõi vĩnh hằng.
21 Tháng Tư 20244:20 CH(Xem: 77)
Trái tim người nhạc sĩ tài hoa đã ngừng đập vào ngày 8, tháng 12, năm 2021 hưởng thọ 73 tuổi. Rời cõi tạm, ông để lại cho hậu thế một gia tài âm nhạc đáng nể.
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 183)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 278)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 249)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 393)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 330)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 504)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 528)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1357)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 8839)
Loạt bài của Nguyên Vũ / Vũ Ngự Chiêu được độc giả, nhất là giới quân nhân đón nhận nồng nhiệt
(Xem: 17105)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19042)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9213)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1042)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22513)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14049)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19223)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7932)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8858)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11105)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30763)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25555)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22940)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21779)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19831)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18082)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19292)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16951)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16137)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24548)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 32000)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,