LÊ NGỌC TRÁC - Minh Triết-Trần Thiện Đạt “Tiếng sóng lạnh vỗ đôi bờ kim cổ”

05 Tháng Mười 201512:00 SA(Xem: 5127)
LÊ NGỌC TRÁC - Minh Triết-Trần Thiện Đạt “Tiếng sóng lạnh vỗ đôi bờ kim cổ”



tranthiendat2-content


Hắc dạ thiều quang hà xứ tâm?

Tiểu song khai xứ liễu âm âm

Giang hồ bệnh đáo kinh thời cửu

Phong vũ xuân tùy nhất dạ thâm

Ky lữ đa niên đăng hạ lệ,

Giang hương thiên lý nguyệt trung tâm

NamĐài thôn ngoại Long giang thủy

Nhất phiến hàn thanh tòng cổ câm (kim)

Nguyễn Du

(Thanh Hiên thi tập)

(Đêm đen nào thấy ánh dương trong?

Hàng liễu âm thầm đứng trước song

Ốm liệt giang hồ bao tháng trải

Xuân về mưa gió suốt đêm ròng

Lâu năm đất khách đèn chong lệ

Ngàn dặm quê hương nguyệt dãi lòng

Ngoài xóm Nam Đài Long thủy chảy

Trôi hoài kim cổ một dòng không!)

 

Nguyễn Xuân Tảo (dịch)

 

Bài thơ “Xuân dạ” trong Thanh Hiên thi tập thi hào Nguyễn Du (1755 – 1820) viết bằng chữ Hán. Đây là bài thơ ghi dấu một thời kỳ gian khổ của Nguyễn Du. Gia đình ly tán, Nguyễn Du phải trôi dạt nhiều nơi, sống xa quê hương. Bao năm dài, Nguyễn Du nặng lòng thương về miền cố thổ. Thơ Nguyễn Du dù sáng tác bằng chữ Nôm hay chữ Hán đều mang nhiều hình ảnh, đầy thi tính và tình cảm. “Xuân dạ” là hoàn cảnh sống và nỗi lòng của Nguyễn Du trong những năm dài lận đận sống xa quê hương trong cuộc đời của thi hào “nhất phiến tài tình thiên cổ lụy”.

Thi tài và tác phẩm của Nguyễn Du đã đi qua năm tháng, vượt thế kỷ. Hơn 200 năm qua, nhiều thế hệ đều đồng cảm với “Xuân dạ” của Nguyễn Du. Nhất là, những người mang tâm sự thương nhớ về quê hương, cố thổ. Và, Minh Triết – Trần Thiện Đạt là một trong số đông trong chúng ta cảm kích, tôn kính thi hào Nguyễn Du.

Ngay sau khi đọc “Xuân dạ” của Nguyễn Du, Minh Triết Trần Thiện Đạt đã dâng tràn cảm xúc viết bài thơ “Tiếng sóng lạnh vỗ đôi bờ kim cổ”:

Con sóng vỗ – trăng buồn soi bến lạnh

Đời tha hương ngùn ngụt khói tuôn sầu

Dòng mực chảy – tấm lòng son hiu quạnh

Nỗi niềm riêng Người viết gửi về đâu!?

 

Đêm vào khuya – Trăng đã chếch hiên ngoài

Sông Lam chở lòng xưa về trú ngụ

Thôn Nam Đài đã xa ngày tháng cũ

Vọng ngàn sau tiếng sóng lạnh hồn thơ

 

Cổ kim ơi – vẫn một ánh trăng mờ

Chia hai nửa: quê người và cố xứ

Để một nửa nhớ thương về quá khứ

Và nửa buồn bàng bạc suốt đêm nay”.

Minh Triết TRẦN THIỆN ĐẠT

Hơn 200 năm trước, trong quãng đời 10 năm lưu lạc, đèn chong lệ nơi đất khách thương về cố xứ, trong tâm hồn nhà thơ Nguyễn Du đầy một màu trăng. Hôm nay, ở phương trời xa lạ, trong hồn Minh Triết Trần Thiện Đạt vẫn tràn đầy một màu trăng thương nhớ. Màu trăng chia đôi: Nửa quê người và nửa vầng trăng cố xứ.

Nhà giáo - nhà thơ Minh Triết Trần Thiện Đạt là người con của làng Hải Châu, xã Nghĩa Hiệp, một làng quê nghèo bên dòng sông Vệ, Quảng Ngãi. Anh là đồng hương của chúng tôi. Cách đây gần 60 năm, Minh Triết Trần Thiện Đạt theo học những năm đầu bậc tiểu học ở trường làng Hải Châu – ngôi trường làng vách đất mái tranh. Ngày ấy, chúng tôi còn để tóc miểng rùa, thường hay đứng cạnh ngôi trường làng ngóng nhìn xem các anh tập hát , tập đọc trong lớp. Thế rồi lớn lên, vì nhiều hoàn cảnh khác nhau, chúng tôi đều sống xa quê hương. Trong những năm dài sống ở xứ người, những người con của quê hương Hải Châu đều nhớ về dòng sông Vệ – dòng sông gầy như dáng mẹ, liêu xiêu trong gió mưa,nắng quái quê nghèo. Nhớ những mùa vàng hoa cải, nhớ đồng chiều thơm mùi rơm rạ ,có cánh diều no gió sau lủy tre làng. Ai cũng mong một ngày về thăm cố xứ.

 Minh Triết Trần Thiện Đạt đã viết những dòng thơ khi trở lại quê nhà đầy cảm xúc. Có lẻ, đây là tâm sự chung của nhiều người :

“Về thăm quê, thăm lại tuổi thơ tôi

Thấy nắng vàng rung rinh chùm khế ngọt

Tưởng con dế còn gọi mời giọng hót

Cỏ ven đường xao xuyến dấu chân xa

Chiều bâng khuâng cánh vạc vỗ trăng ngà

Tôi lặng để lòng mình thương biết mấy

Chào tuổi nhỏ – Thôi giã từ buổi ấy

Tôi trở về với mái tóc pha sương…”

 Đời người như dòng sông.Biền biệt bao năm,ngày về ,muốm tìm lại hình ảnh thân yêu ngày xưa.Thế mà chỉ còn nỗi xao xuyến… dấu chân xa :

“Anh lưu lạc mười năm trời – mộng cũ

Gặp em rồi thế sự hóa phù du

Này hởi bé,chút lòng tha thiết gửi

Mộng dẫu tàn,đôi mắt vẫn đăm đăm

Gió mãi hát trên bờ môi muôn thuở

Đôi mắt còn ướt mãi đến trăm năm.”

(ĐÔI MẮT – thơ MINH TRIẾT TRẦN THIỆN ĐẠT)

Sống lưu lạc ở phương trời xa lạ, Lòng đong đầy thương nhớ quê hương. Ấy thế mà ngày về ngậm ngùi ngâm bài phương thảo thê và hồn mơ về cố xứ. Phài chăng đây chính là nỗi lòng của những người sống xa quê hương cố thổ!../.

LÊ NGỌC TRÁC

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 7120)
Từ thuở thiếu niên, Trương Xuân Huy đã rời xa cây đa mái đình làng Vạn Mỹ bên dòng sông Vệ thân thương, định cư ở thành phố Đà Lạt
20 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6084)
Cuối năm 2014, nhà xuất bản Văn Học xuất bản và phát hành tập thơ thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã. Đây là tập thơ thứ năm của Nguyễn Thánh Ngã
12 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 6753)
Nhưng, điều tôi thích, tôi yêu lắm, nơi những trang văn Trang Ng., có lẽ là sự cân bằng giữa tư duy chân thật, bất ngờ và, những con chữ hiện ra (cũng bất ngờ) tươm tất, mới mẻ
29 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7815)
Càng lúc, tiếng thơ của / như Nguyễn Hoàng Anh Thư, cùng những bạn đồng hành thế hệ Nguyễn Hoàng, càng hiển lộ trong tôi, niềm tin
24 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 8712)
Xin “cơn mưa”, không nhất thiết phải “mùa đông” hãy tiếp tục “cứa vào ước vọng” của tiếng thơ nữ lộng-lẫy-nữ-tính này.
20 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 5925)
Thơ Phương Uy đến với website dutule.com không nhiều. Nhưng trong ghi nhận của chúng tôi, mỗi Phương Uy ở dutule.com, là một Phương Uy khá
17 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 6190)
Ở cả ba bài thơ của mình, Nguyễn Ngọc Hạnh, đều có những câu thơ hoặc, ý thơ mới, như:
11 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 5845)
kính mời bạn-đọc-thân-hữu đón nhận những tia nắng bình minh, phía trước của tiếng thơ Phượng Trương Đình.
05 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 7253)
Tiếng thơ Hoàng Vũ Thuật đã định hình từ những năm, tháng trước 1975, ở quê nhà
30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6443)
Đúng hơn, sự thấp thoáng ít, nhiều tính chất siêu thực trong lục bát, không chỉ có với thơ Trương Xuân Thiên mà, tôi cũng thấy ở nhiều tác giả trẻ khác, nữa.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16817)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12052)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18832)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9026)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8125)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 452)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 820)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1020)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22340)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13901)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19088)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7781)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8697)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8393)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10940)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30590)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20745)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25367)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22813)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21615)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19673)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17966)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19150)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16826)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16016)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24372)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31809)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34843)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,