LÊ GIANG TRẦN - Tiếng thơ Triệu Minh, Mặc Kệ Đời Như Giấc Chiêm Bao,

26 Tháng Sáu 20179:53 SA(Xem: 7165)
LÊ GIANG TRẦN - Tiếng thơ Triệu Minh, Mặc Kệ Đời Như Giấc Chiêm Bao,

Sầu riêng em đã chín vàng
Để lâu thêm nặng bẽ bàng, chơi vơi 
(Sầu Riêng, Triệu Minh)

Lâu lắm rồi tôi không bắt gặp một người thơ nữ làm thơ bày tỏ những trăn trở về đời sống lưu vong, mặc dù có đọc một số bài thơ về tình yêu có loáng thoáng tâm trạng ray rứt, muộn phiền trong cuộc sống tha hương nơi xứ người. Bất ngờ, Triệu Minh, một người nữ làm thơ, chuẩn bị in ấn tập thơ đầu tay với tựa đề "Lòng Này Gửi Mây Bay", và bằng tấm lòng, cô gửi đến tôi tập bản thảo để tôi đọc trước, nếu cảm hứng, mong tôi ghi ra sự cảm nhận về dòng thơ của Triệu Minh sẽ trình làng trong vườn thơ hải ngoại, một ngày gần đây.

TrieuMinh

Bài viết này ghi lại những cảm nhận chia sẻ khi đọc qua những dòng thơ trong tập "Lòng Này Gửi Mây Bay", những tâm tư mà người thơ Triệu Minh cưu mang rồi trải lòng, trải tâm hồn mình ra bàng bạc những tâm trạng bức xúc, trăn trở về đời sống, về tình yêu, về thân phận của người phụ nữ, về những kỷ niệm hay hoài niệm, đã khiến cho cõi lòng bâng khuâng suy tưởng... nơi sống cuộc sống trên xứ người.

Sớm sủa ở những bài thơ đầu của tập thơ, đã thể hiện tinh thần tiêu đề tập thơ, mở ra một tính chất của người thơ, thật thú vị qua bài thơ "Mặc Kệ" mà tôi thích một đoạn tiêu biểu:

Mặc kệ cái gọi là cơm áo
Đói năm ba bữa chết thằng nào
Không bia không rượu không túy lúy
Chẳng phải vậy là chết hay sao? 
Mặc kệ đời như giấc chiêm bao
Nằm mộng hay là vô cùng thật
(Mặc kệ)

"Mặc kệ đời như giấc chiêm bao", liền được tôi chọn câu thơ này làm tiêu đề cho bài viết vì bật lên cá tính thơ mộng ngông nghê của người làm thơ. Đời, không khác một giấc chiêm bao, người xưa đã có tích truyện "giấc mộng cối kê" để cảnh tỉnh cuộc đời là vô thường, đến rồi đi không khác một giấc chiêm bao. Nỗi "sầu riêng" của nàng đã chín vàng, trái sầu riêng phải rụng, nếu không, cây cành nội tâm cưu mang trái sẽ trơi vơi, thêm nặng bẽ bàng:


Sầu riêng em đã chín vàng
Để lâu thêm nặng bẽ bàng, chơi vơi 
(Sầu Riêng)

Đời sống nơi người thơ đang tạm dung, đang giang hồ phiêu bạt, chính là một đời sống lưu vong. Sống lưu vong rất khác với sống hòa nhập, mà dù có hòa nhập, nhưng thổ ngơi, cảnh vật, và con người nơi xứ sở nhận làm quê hương ấy, đôi khi vẫn có lúc đẩy con người tưởng đã hội nhập kia trở về vị thế lưu vong, một nhân cách rất đáng thương, làm cho con người lúc ấy cảm thấy mình rơi vào trạng thái hoang liêu cô quạnh. Sống lưu vong gần như là sống một cuộc sống của một con người có hai nhân cách luôn mâu thuẫn nhau. Muốn hóa giải hay triệt tiêu, cần xây dựng một nhân cách có tình yêu; nói rõ hơn, là bản thân cần có tình yêu, nhưng "tình yêu thực sự" thì rất khó tìm được. Triệu Minh nói với đối tượng của mình:

Chúng ta đã từng là hai kẻ lưu vong
Sống đời mình xây trên niềm tin người khác
Rồi thấy mình bọt bèo như hạt cát
Tan theo mưa nắng cuộc đời
Nếu ngày mai thảnh thơi
Kiếm tìm tình yêu đã mất
(Tự lòng)

Khi nhìn ra đời sống đang sống, đang va chạm, sao mà buồn thế! Ấy là lúc tâm hồn đang lưu vong. Có một bản nhạc về buồn, chào nỗi buồn đến với mình, có lẽ ai cũng đã nghe qua nhạc phẩm này với câu hát "Buồn ơi, ta xin chào mi, khi tình yêu đã bỏ ta đi..." Chào ở đây mang ý nghĩa chào buồn đến chứ không phải chào buồn đi. Một tâm thức đón nhận bao giờ cũng đẹp hơn một tâm trạng tiễn biệt. Và với những ai có chút máu "tiếu ngạo giang hồ" thì thường giải sầu cái nỗi buồn tìm đến mình bằng chất rượu, có lẽ vì rượu làm lâng lâng tâm hồn. Trong những khoảnh khắc khích thích túy lúy của men say tạo cho không còn sự sợ hãi nào, tâm hồn sẽ lãng đãng ngả nghiêng thuận theo nhịp điệu quay cuồng của sầu bi; nếu không, sẽ giống như một người trên tàu bị say sóng biển, sẽ không giữ được cân bằng bởi những vạt sóng nhấp nhô, hãy mặc cho tâm hồn lắc lư theo nỗi buồn, bồng bềnh theo những ngọn sóng sầu vươn cao chìm xuống...

Cứ say đi mai tiếc gì dĩ vãng
Uống ngông cuồng pha với đắng thời gian
Uống nát tan con tim kẻ hoang đàng
Trên thánh giá ta gục đầu thú tội 
(Môi Nào Phai Dấu)

Người Việt xa rời đất nước sống trôi dạt nơi phương trời góc biển, hầu như đều mang tâm trạng "một phương Đông", và những kỷ niệm còn tích lũy nơi phương trời ấy, nhất là tình yêu chia lìa vì mình bước chân ra đi, luôn là những hồi niệm ám ảnh ray rứt, não nùng, đôi khi còn gán cho mình tội tình đã dứt bỏ người yêu. Triệu Minh không khác, nơi bờ biển Đông ở lại, nhớ về bờ biển Tây xa tít có một tình yêu ra đi (hay ngược lại?).

Ngày bắt đầu khi mặt trời thức dậy
Em bắt đầu nhớ thì anh đã sắp quên
Ở bờ đông gởi về anh xa cách
Con chim chuyền cành hót tiếng gọi trời xanh 
Bên bờ tây chắc là anh vui lắm
Chỗ đông người đâu cần nhớ đến em
Thương cho lắm có lúc cũng cũ mèm
Tình nhiêu đủ cho hai bờ gần lại 
Em ra đi mới biết mình thừa thãi
Chốn không anh em trống hoác tâm hồn
Mỗi bình minh rượt đuổi hoàng hôn
Lòng em lạnh theo nhịp ngày rất vội 
...
(Bờ Đông - Bờ Tây)

Nếu ai từng một thời sống ở Sài Gòn, cái thủ đô miền Nam thật khó quên, giống như một người yêu trong đời sao có thể quên. Đôi khi trở về gặp lại người mình yêu, biến thành một "nỗi đau không tên", có lẽ vì tất cả hy vọng khi tái ngộ bị sụp đổ, người yêu đã thay đổi hoàn toàn theo cuộc sống, từ diện mạo đến tâm tính, những thứ đẹp đẽ nằm trong ký ức mình về người ấy bỗng trở thành dị dạng, bỗng trở thành một khoảng cách, dù có ôm vào lòng khi gặp lại nhưng giống như ôm một ngọn dao ấn vào tim... Triệu Minh nói ra cảm giác ấy:

...
Sài gòn ơi!
Ta đã đi
Và sẽ trở lại
Gục đầu xin em thứ tha
Một kẻ trốn chạy phong ba
Bỏ em oằn mình cơn sóng dữ 

Ta như con thú bị thương
Tìm cách nhanh nhứt trốn khỏi khu rừng 
Giờ đây kiếm một lối về
Lẽ nào ta chẳng thể quên em 
Sài Gòn ơi! 
(Sài Gòn Ngày Về)

Nhưng nỗi đau đáu ấy không thể oán trách, đó là nỗi đau của lịch sử sang trang, hay giống như cái gọi là "định mệnh", thứ mà con người dùng để tự an ủi mỗi khi ngoặt bước vào một ngã rẽ cuộc đời, trôi lăn vào dòng sống mới nhuộm đầy màu sắc thê lương hay bất hạnh, bỏ lại sau lưng "con đường xưa em đi", "vang bóng một thời". Chợt mùa thu, ôi chao, sao lá trổ màu lại giống như tuổi đời vàng úa? có lẽ vì thế mà thi nhân thường trầm mặc mỗi độ thu về?

Em đã lỡ mất mùa thu rồi anh biết không?
Lá đã vàng không chờ em đến kịp
Tại anh đó làm tim em lỡ nhịp
Chạy theo tình... thu cũng bỏ em đi 

Bàn tay non vác mảnh tình si
Em nuôi mộng thiên thu trong khoảnh khắc 
Chợt vỡ tan như lá rơi chiều tím ngắt
Chiếc lá rơi nghiêng nặng dốc ưu phiền
Biết đặt lầm bến đỗ không bình yên 
...
(Mùa Thu Đã Lỡ)

hay:

Mùa thu giấu em đi đâu? 
Cây không buồn vàng lá
Gió heo may thôi ca
Trời lơ đãng như là 
...
Em không trách Thu đâu! 
Đời như nước qua cầu 
Vàng chết trên màu lá 
Màu cuộc tình bể dâu. 
(Mùa Thu Đi Đâu)

Thi sĩ ngoài rực vàng của rừng thu còn bị rực vàng của ánh trăng quyến rũ. Cũng có thể do nguyệt vươn mầm tươi xanh rồi nguyệt chín no căng vàng, rồi nguyệt đỏ ối rồi nguyệt khuyết tàn nhợt nhạt, không khác mọi chu kỳ sinh diệt... Nguyệt đáng yêu đến độ Lý Bạch gieo mình xuống dòng sông như một cách nhập thể vào vầng trăng đang lộng lẫy mãn khai. Trăng trở thành sự gửi gấm tâm trạng yêu ái, lại đôi khi trở thành nhân chứng một mối tình nghiệt ngã, như Hàn Mặc Tử tả về trăng đầy ai oán khi hình hài ông mang bệnh nan y khiến tâm hồn ông rực cháy một tình yêu bi phẫn...
...

Ừ! Thôi nhé
Nguyệt tàn canh
Tình đà trở khúc mộng lành nát tan 
...
(Quảy Gánh Địa Đàng)

Tìm một con người lý tưởng cho mình, hầu như không có trên đời. Nhưng trong sâu thẳm của tâm hồn, của hy vọng ở một tương lai nào đó, vẫn mong mình sẽ gặp được... để rồi, người mình mong mỏi gặp lại chính là mình, nếu không muốn nói là nỗi cô đơn cô độc mới là cái thật sự oái oăm luôn ở với mình, còn tình yêu mơ mộng cứ đến cứ đi. Bấy giờ rất mỏi mệt, chỉ mong sao "bình yên một cõi riêng mình"...

...
Em khổ vì em mãi đi tìm
Một người không có thật 
Họ xem tim em làm bằng gốm 
Vỡ, dễ làm lại từ đầu
Nhưng thẳm sâu
Gốm nung từ lửa cao
Từ chịu đựng bền bỉ mà thành 

Từ đó...
Em mệt rồi anh
Nếu nung thêm lần nữa
Em phải chọn lựa
Một mình
Hay có anh
Và em chẳng chọn ai trong đời này
Nếu em phải chọn
Xin cho riêng em
Bình yên một cõi riêng mình. 
(Bình yên một cõi riêng mình)

Thân phận, khi mở miệng nói đến, có lẽ là những lúc cảm thấy cuộc đời trong những giây phút không tươi vui, trong khoảng thời gian đời mình rơi như rơi xuống hố thẳm, cảm giác tồi tệ như một con voi biến thành con chó... biết bao tư tưởng yếm thế muộn phiền miên man sầu thảm, chợt nhìn ra đời chỉ là quán trọ, chỉ là trạm người quá bước...

Đời chỉ là quán trọ
Trả phí bằng tháng năm 
Ta lỡ đường ở tạm
Vướng bận chi nhọc nhằn 
...
Đàn ơi tan vào đêm 
Trả ta bình yên cũ
...
(Tiếng Đàn Đêm)

Và khi tâm trạng hụt hẫng điêu tàn nhất, chỉ có tình yêu hiện ra ủy lạo tâm hồn, trở thành chiếc bè đưa người qua con sông chảy siết sóng dữ. Tình yêu luôn là niềm an ủi thơ mộng đối với thi nhân, vì tình yêu không bao giờ là một kẻ sát nhân, ngược lại, giống như một vị Bồ Tát từ bi lắng nghe âm thanh sầu đau của mình rồi hiện đến chìa bàn tay nâng mình đứng lên để bước tiếp quảng đường đời.

...
Giữa ngàn người nhưng chỉ một ánh mắt
Giữa bao la chỉ một tiếng anh cười
Giữa đại ngàn thăm thẳm bóng anh thôi
Giữa muôn tình em qui về anh hết 

Yêu anh nhiều nhưng xin anh đừng biết 
Để lặng thầm con suối cứ mãi trôi
Để chim kia vẫn đến hát vang đồi
Tình em vẫn xa xôi màu kỷ niệm
(Về Anh Hết)

Nhưng tình yêu nếu không là đôi chim uyên khăng khít thì tình yêu ấy chỉ là trừu tượng bên cạnh nỗi cô đơn bất hạnh miên mãi dày dò trái tim, đến độ mình không biết gọi nỗi đơn quạnh khủng khiếp ấy là gì:

Tôi đi vào đám đông 
Tìm manh mối để đặt tên cho nỗi cô đơn của mình 
Nó khởi sinh và nên vóc tượng hình 
Theo năm tháng tôi dò dẫm trong cuộc đời với đôi mắt bão 
Tôi nuôi nó bằng những khát khao nóng vội 
Chưa kịp hiểu mình nên làm tội người ta 
...
Một cách thực thà, cho tôi được làm lại những gì đã qua 
Nhìn thấu mình qua lăng kính hội tụ xót xa và những điều giấu kín 
Mà đâu phải quay ngược kim giờ là bình minh ở lại 
Đâu phải hoàn trả yêu thương thì cay đắng không còn 
...
Tôi bắt gặp cô đơn trên con đường chạy trốn những niềm tin 
...
Âm thầm khoanh tay cho cô đơn dày xéo mỗi đêm thâu 
...
(Ngày Sau Sẽ Ra Sao)

Và người nữ thơ Triệu Minh còn đối thoại với nỗi cô đơn nghiệt ngã, đặt ra nhiều câu hỏi cho bản thân nên hành xử ra sao khi rơi vào tâm trạng ấy? Bài thơ "Cô Đơn" dưới đây lột tả tâm trạng đánh vật với cô đơn dày xéo cõi lòng:

Cô đơn

Khi không dám đối diện với cô đơn là mình bắt đầu sợ hãi 
Có góp nhặt bao nhiều niềm vui để lấp đầy khoảng không trống trải 
Cũng hoài phí
Thứ mình cần chỉ là một bàn tay
Trong thinh lặng của căn phòng
Mình ngồi đó mà tưởng mình không có
Ánh đèn vàng xuyên suốt tâm hồn mà mình không rõ 
Có cho cô đơn một cơ hội để bày tỏ 
Hay cứ giả vờ chẳng cần thấy gì trên đường đi của nó 
Mặc kệ mọi thứ rồi sẽ qua 
Như mình đã từng mặc kệ những yêu thương đến và đi một cách thật thà 
Ai cũng muốn bước đi trên con đường đầy cỏ hoa 
Ánh đèn vàng và thinh lặng không làm cho mình ngộ nhận 
Nhưng nếu được chọn lựa thì đâu còn là số phận 
Rằng cô đơn là phận số riêng mình. 

Để rồi khi lắng lòng nhìn lại, đôi khi nhận ra đó là điều dĩ nhiên, vì trên đời không có sự ngẫu nhiên nào, đều do duyên khởi duyên sinh, từ cái này phát sinh ra cái kia, tạm gọi là duyên nghiệp, do mình sao đó mà có những thứ đến với mình.

...
Hợp duyên gió nói dịu dàng
Trêu đùa ong bướm lỡ làng bay đi
Hợp duyên trời đổ mưa vì
Bờ vai em nhỏ nhu mì rưng rưng
(Duyên)

Dĩ Nhiên 
...
Dĩ nhiên người chẳng thương tôi 
Tự tay tôi rót một trời nhớ nhung 

Dĩ nhiên tình có riêng chung
Người ba tôi bảy, ngũ cung bẽ bàng 
Dĩ nhiên lấy lửa thử vàng
Tóc đen thử những gian nan bạc lòng

Dĩ nhiên xem nhẹ như không 
Phủi tay qua ải má hồng đa truân
...

Và trái tim cô gái bình tĩnh nói với chàng thanh niên mình trót yêu, trong ngày lễ Tình Yêu, rằng:

...
Nhìn ra ngoài
Ánh sáng là anh
Em âm thầm
Ươm cây cành
Đâm nhánh cô đơn
Nở hoa chịu đựng
Đơm trái sầu đau
Tỏa hương ngày ta gặp nhau 
Những gì nồng nàn nhất 
Như men rượu cất trăm năm 
...
Em ổn mà
Anh đừng lo. 
(Valentine Buồn)

*
...
Người yêu ơi! em không níu giữ 
Một trái tim đập khác nhịp tim em 
Bàn tay anh ấm trong bàn tay khác 
Trả lời đi: anh dám nhớ em không?
(Anh Dám Nhớ Em Không?)

*
...
Chia nhau một cốc rượu tàn
Cuộc tình nhấp chén sang ngang đoạn đành 
Vui là vui ở tuổi xanh
Buồn là buồn ở quẩn quanh cuộc tình 
(Giọt Thăng Trầm)

*
Được yêu thương đổi bằng lo sợ
Môn đại số có định lý thường hằng
Nhưng con tim là phương trình vô nghiệm
Giải hết tình cũng không hết ăn năn 
(Đánh Đổi)

*
Tôi trả đời tôi những bất cần
Yêu ghét rõ ràng chẳng lần khân
Ngọt đắng giàu nghèo nào cũng trải
Chân bước hiên ngang đạp cuộc trần 
(Trả Giá)

Đồng thời, nói với người yêu đầu đời, người đã khắc sâu vào lòng cô bé ngày xưa một tình yêu mà nàng luôn mang theo như hành trang, dù trải qua những mảng đời hóa thân thành những cô gái buông mình vào nếp sống nơi thành hoa đô hội, nếm trải bao cám dỗ của tuổi dậy thì bướm ong ve vãn, để rồi cuối cùng tình yêu trong sáng đầu đời được nhận chân đó mới chính là tình yêu.

...
Em đã thôi thắt bím rồi anh ạ
Mái tóc thề em bỏ chảy suông
Và thiệt lòng em cũng đã quên luôn 
Mối tình đầu thanh mai trúc mã
Em cuốn theo những trò vui mới lạ
Nhảy disco, lambada, chacha
Nơi em đến đèn đốm lập lòa
Nâng niu em là những chàng công tử
Áo quần bảnh bao túi tiền dự trữ
Chơi thâu đêm không cử trò gì
Vài cuộc tình kết thúc cũng lâm ly
Cũng đớn đau kèm cả trời nước mắt
Những lúc như thế em nhớ anh quay quắt
Nhớ ngày xưa anh nói chắc rằng
Anh sẽ là anh hùng cứu mỹ nhân
...
(Lên 5 Lên 3)

Trong khoảng sống khi cảm thấy đã trưởng thành, đã chững chạc, cũng là lúc giống như dừng bước chân giang hồ mà trở về nhìn lại bản lai diện mục của mình, nhận diện những mặt-nạ-người mà mình từng giả dung đổi nhan để tùy nghi cuộc sống đổi đời. Thời gian chậm rãi trôi nhanh ấy được nhìn lại, bất chợt thấy mình dường như đã phung phí tuổi thanh xuân vô bổ. Một sáng thức dậy, ngắm mặt trời lên, vầng dương quang ngời sáng giống như thứ ánh sáng đón nhận khi bước ra khỏi đường hầm, tạo một cảm giác yêu đời hồi sinh. Thiên nhiên và nhịp khúc của mùa màng bỗng tấu lên bản hòa âm tuyệt vời với tiếng xào xạc của lá cây, tiếng líu lo của chim trên cành, lung linh của những đóa hoa nở rộ, bầu trời trong xanh, không gian an bình... tất cả là sự sinh động của đời sống mà tâm hồn đúng ra luôn hòa vào nhịp nhàng sinh khí ấy. Thế mà tâm hồn đã bỏ lỡ biết bao dịp, chỉ vì chôn mình trong tháp ngà ái tình, cái mà người đời gọi là "thú đau thương", nhạc sĩ Lê Uyên Phương gọi là "Vũng lầy của chúng ta", nhà Phật gọi là "bể ái", và thi hào Nguyễn Du bảo khi tâm trạng gánh lấy hậu quả đau thương thì "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".

...
Chưa bao giờ tôi thấy mình hèn thế
Giả ngủ quên trong vỏ bọc ngoan hiền
Ghi mọi thứ trôi qua trong đáy mắt
Rồi ôm lòng tự an ủi từng đêm 

Chợt sáng nay tôi thấy mùa thu đến
Giật mình ra, đời cũng đã sang thu
Ánh sáng lóe lên xé toạt tối sương mù
Không thể để đời ta phung phí mãi
....
(Dám)

Tuy nhiên, bằng bản chất của người nữ, vốn có tính mẹ, có tính bao dung, tính ôm vào lòng, tính chung thủy, tính can đảm chấp nhận, nên nàng thú nhận nỗi quay quắt khôn nguôi về tình yêu:

Phải mà quên cũng dễ như uống rượu
Nốc một lần cho nhung nhớ tan ra
Say một đêm cho nát hết ta bà
Mai tỉnh giấc thấy tình như giấy mới
...
Chọn yêu đương là cái án chung thân
Nên suốt đời ta làm tên ngu ngốc
Cứ cố quên và phải không được khóc
Yêu càng lâu thì nhung nhớ càng sâu

Phải mà quên, phải mà... có được đâu
Tình dang dở gieo khúc tương tư sầu 
...
(Phải mà quên...)

Khi cảm thấy đã bày tỏ với tình yêu, với thân phận, tạm đủ, cô gái đặt cho mình một bút hiệu mà ai đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung tiên sinh đều biết tên nhân vật Triệu Minh, người được chàng anh hùng hảo hớn Trương Vô Kỵ yêu đắm đuối, từng đích tay chải tóc cho nàng. Triệu Minh tự dặn lòng bằng ví von:

Triệu Minh 

Về thôi Vô Kỵ đi rồi
Nhớ làm chi nữa bồi hồi Triệu Minh 
Ôm làm chi một bóng hình
Loay hoay mà hỏi nhân tình tôi đâu

Một khi đã bước vào vườn thơ, những đóa hoa trước mặt sẽ lôi cuốn tâm hồn mình mải mê dấn bước. Tâm hồn thi nhân không bao giờ dừng lại, dừng lại chỉ là dừng chân đứng ngắm "cái đang là", mà "cái đang là" xảy ra liên lỉ từng sát-na, đôi khi được nhà Phật ví từng sát-na như một kiếp, kiếp này vừa hiện tiền liền chuyển sang kiếp kia, sinh sinh diệt diệt, trùng trùng nối tiếp... Thời gian chỉ là một định nghĩa quy áp, cho nên trong thi ca có câu thơ đại ý diễn tả "chỉ trong chốc lát biến thành thiên thu" để nói khi ý thức nhận khoảnh khắc ấy, dù là hạnh phúc hay đau khổ, thiên đàng hay địa ngục, sẽ mang cảm giác ấy vĩnh viễn trong tâm trí (Do thế người ta mới nói "dễ dầu gì quên" hay "phải chi quên được"). Người phương Tây sớm hiểu ra "đạo lý" này, câu châm ngôn "sống" của họ là "bước tới, đừng quay đầu nhìn lại"(Go! Don't look back!), và thật ngộ nghĩnh, trùng hợp một cách kỳ bí, đức Phật Như Lai khuyên kẻ đi tìm đạo giác ngộ nên quên con thuyền đưa mình sang sông bước lên bến giác, bằng câu nói quyết liệt đơn giản: "qua sông quên thuyền"; cũng là quan niệm của nhà thơ đối với "đạo lý sống", nhà thơ luôn là kẻ "lên đường", chỉ ai lên đường mới nhìn thấy được cuộc đời luôn mới mẻ, hoát ngộ ra khỏi căn bệnh trầm kha "hội chứng" quá khứ. Ngoài ra, tôi còn rất yêu động từ ngắn gọn Hope, "Hy vọng" của người tây phương, mỗi khi họ rơi vào đường cùng, "hy vọng" luôn là một "ý lực" mạnh mẽ dũng cảm của con người "bước lên đường".

Là một người thả từ tâm hồn mình bay ra những cánh chim thi ngữ, tôi luôn cảm tạ cuộc đời những va chạm mà tôi hữu duyên có được. Tôi có nhiều đồng cảm với những nỗi niềm dàn trải trong thơ của Triệu Minh, mà theo cách nói của người thơ nữ này, như là "lòng gửi mây bay", gửi tất cả những gì cưu mang trong lòng theo mây bay đi; rồi có lúc mây sẽ thành mưa rơi xuống, thơ của nàng trở thành những hạt mưa tinh khiết gieo xuống thấm đẫm vào mọi thứ trên trái đất, giọt thơ rồi sẽ tiềm ẩn trong mọi sự sống, và thi ca sẽ mãi hình thành trong những tâm hồn có lăng kính nhìn ra nét đẹp tuyệt vời ngắn ngủi mà như thiên thu của mọi vô thường biến hiện, cái nào cũng có một vẻ đẹp viên mãn trong giai đoạn "đang là", trước khi hóa sinh thành một cái khác. Một nhà hiền triết cổ Hy Lạp đã cho đời sống một câu nói bất hủ: "Dòng sông không chảy lại hai lần."

"Mặc kệ đời như giấc chiêm bao
Nằm mộng hay là vô cùng thật"

Nói theo giọng điệu đời thường và giang hồ lãng tử một chút, tôi sẽ dùng câu thơ của Triệu Minh: "Mặc kệ đời như giấc chiêm bao" làm chủ thể, "Nằm mộng hay là vô cùng thật" giống như Trang Tử một sáng thức dậy còn nhớ giấc mơ hóa bướm, nghĩ ngợi trong lòng, tự hỏi, "mình đang là bướm hay bướm đang là mình?"

lê giang trần
(05-11, 2017. Và thơ Triệu Minh)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Tư 20244:08 CH(Xem: 111)
Từng xuất bản 6 cuốn sách về Đà Lạt, nhưng cuốn thứ bảy này là tác phẩm đầu tiên dành cho lứa tuổi thiếu niên.
31 Tháng Ba 20248:31 SA(Xem: 206)
Nhà thơ Nguyễn Văn Gia có đóng góp sáng tác cho Tuyển Tập Tình Thơ Mùa Thu
22 Tháng Ba 20245:31 CH(Xem: 197)
Tôi nghĩ Huy Tưởng sẽ làm thơ đến hơi thở sau cùng.
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 317)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 260)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 410)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 444)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 1207)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 598)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 993)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17031)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12249)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18976)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9165)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8324)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 600)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 973)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1159)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22458)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13986)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19172)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7888)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8807)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8497)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11054)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30707)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20814)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25502)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21723)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19781)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18049)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19248)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16110)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24496)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31944)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34932)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,