PHAN NAM - Trương Thị Bách Mỵ - mặt trời ngoài ngõ đang trôi... (*)

29 Tháng Mười Hai 201711:02 SA(Xem: 5173)
PHAN NAM - Trương Thị Bách Mỵ - mặt trời ngoài ngõ đang trôi... (*)



Sau một thời gian dài thai nghén, tác giả trẻ Trương Thị Bách Mỵ, người con của miền đất thi ca Đại Lộc (Quảng Nam) xuất bản tác phẩm mới “đêm chảy dài trên tóc” (NXB Hội nhà văn 2017). Chị cũng là đại biểu chính thức tham dự hội nghị viết văn trẻ vừa diễn ra vào hai ngày 25 - 26 tháng 11, do hội nhà văn thành phố Đà Nẵng tổ chức.

TruongBachMy
Nhà thơ Trương Thị Bách Mỵ



Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, cố ngoại của chị là NSND Nguyễn Nho Túy, Bách Mỵ sớm tiếp xúc với nghệ thuật qua các bài ca, điệu hát. Dòng máu nghệ sĩ trong chị được hình thành và nhào nặn khi chị tốt nghiệp ngành diễn viên tuồng, sau đó về làm việc tại nhà hát Nguyễn Hiển Dĩnh. Thơ chị lần đầu tiên được biết đến qua chuyên mục “trang viết đầu tay của những cây bút nhỏ” của đài tiếng nói Việt Nam tuyển chọn và phát sóng.

Kể từ đó đến nay chị đã đi chặng đường dài với thơ, mặc dầu gặp không ít trắc trở truân chuyên trong cuộc sống, lập gia đình rồi từ giã nghề diễn viên, gánh nặng mưu sinh khiến thời gian dành cho thi ca cứ thu hẹp dần. Nhưng đến hôm hay nhận được tập thơ, tôi mới vỡ lẽ chị vẫn miệt mài với con chữ, với thi ca. Lật mở từng trang thơ, chị trải lòng mình trong những ngày chạy chợ tại Hòa Khánh: “Bạn biết không khi thành phố dồn tôi về núi/ mẹ biểu tôi ra chợ ngồi/ Sẽ vui!/ Mẹ trao tôi một cần câu cơm là cách tôi khép cửa nhà và yêu những con người ở chợ/ như người thân của mình” (Tôi ở chợ). Tôi nhiều lần đến cửa hàng của chị, không gian ngột ngạt giăng kín, cơn buồn ngủ của buổi trưa chợ vắng chực trào, lòng tôi như se thắt ngắm nhìn cây bàng trút lá, rồi trổ đọt nguyên sơ, nhu nhú những chồi non. Dòng đời nổi trôi, như mặt trời ngoài kia, chẳng bao giờ chịu dừng lại, miệt mài luân chuyển ngày đêm: Cách gì níu ghì xúc cảm/ Mặt trời ngoài ngõ đang trôi/ Em đứng. Con đường như sóng/ Ngày va đập những đam mê (Mặt trời ngoài ngõ đang trôi).

Những dòng thơ về mẹ của chị trong thơ chị tươi mới, ngọt lành và tràn đầy xúc cảm. Khi đọc thơ Bách Mỵ, nhà thơ Nguyễn Nhã Tiên nhận xét: “Bao la trong thơ Bách Mỵ một tâm lượng hải hà: Hạnh làm mẹ (màtugàma) - một phẩm tính thiêng liêng cao quý của người phụ nữ trong triết lý Phật. Đây không hề là sự từng trải hay vốn sống như người ta thường nói, mà là tố chất bẩm sinh (...) Mà là tố chất bẩm sinh thì đấy muôn đời là niềm bí mật”. Viết về mẹ, trong cõi đời mênh mông có biết bao người viết, có biết thi sĩ chắt lọc vần thơ từ gan ruột, có biết bao nỗi niềm cuồn cuộn thực khó đếm xuể. Vậy mà, Bách Mỵ tạo nên hình hài khác từ những vần thơ chị viết về mẹ, bay qua cánh đồng chữ nghĩa để đến với dòng sông, nơi ấy ngõ nguồn Vu Gia soi thấu tâm can, nuôi dưỡng mầm sống được tạo thành từ mạch máu, trái tim, thân xác của mẹ. Thế nhưng, đứa trẻ nào rồi cũng sẽ lớn lên, đủ lông đủ cánh bay đến khoảng trời lạ xa, và trong “cái đêm bỏ làng theo sông” ấy, nước mắt tuôn trào như mưa, không thể gọi tên được nỗi nhớ cũng không biết nỗi nhớ bắt đầu từ đâu, chỉ xin dành trọn cuộc đời này cho mẹ, cho quê hương.

Đêm bỏ làng theo sông...
dúi đôi chân vào trong lòng quê
mẹ vỗ lưng “con cò ăn đêm”
mẹ xoa tóc “mười hai bến nước”
giọng hát mẹ đầy như trăng mùa thu
(Đường về nhà)

Trong những đêm cô đơn, người đàn bà mở mắt ngóng trông về cố xứ, nhìn sợi tóc rụng rơi. Sợi tóc như chứng nhân của tình yêu sắt son, của đức hi sinh lặng thầm, lặng lẽ chảy dài: “Một giọng hò cứa ngang vệt trăng soi/ À ơi... Ngó bên tê Hàn phố xá nghênh ngang/ mắc con mèo bấu dấu chân/ đêm chảy dài trên tóc” (Đêm chảy dài trên tóc). Nhà thơ Phan Hoàng từng nhận xét: “Như con suối rừng vừa oằn mình giữa những cơn lũ thương đau, cố vượt thoát đi tìm ánh sáng trong veo tươi mới từ cội nguồn sự sống, thơ Trương Thị Bách Mỵ dịu dàng trong những cảm xúc đầy trắc ẩn... Đôi khi chưa tiết chế được cảm xúc, ngôn ngữ thơ còn dàn trải, nhưng Trương Thị Bách Mỵ cho thấy một con đường thơ đáng chờ đợi sau những ngày gian nan “cõng ngày vượt suối” như câu thơ chị viết”. Chính cảm xúc dẫn dắt lối đi để cuộc sống thêm phần ý nghĩa, thêm những bất ngờ, sau chuỗi ngày nhàm chán, mệt mỏi, buồn bã. Hành trình sáng tạo trong thơ chị còn dài, nhưng hạnh phúc thì chưa bao giờ dừng lại, hoa luôn nảy nở giữa giông bão để đơm hương phơi sắc cho đời: “Và những đời sống khác/ Và những kinh nghiệm không cần trả giá!/ Em cám ơn thơ đi/ Hay cám ơn cuộc đời có mẹ/ Những yêu thương an trú trong lòng” (Cám ơn thơ). Trong buổi ra mắt tập thơ, nhà thơ Nguyễn Nho Khiêm đến bên tôi, đưa ra nhận xét: “tập thơ này hay đó”, và tôi nghĩ độc giả sẽ có những cảm nhận cho riêng mình khi sở hữu tập thơ này...

PHAN NAM.

(*) Đọc tập thơ “đêm chảy dài trên tóc”, NXB Hội nhà văn 2017.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Chín 20236:55 SA(Xem: 960)
Phương Tấn làm thơ rất sớm. Những bài thơ có tính triết lý, suy tư về vận người mệnh nước
20 Tháng Chín 20239:34 SA(Xem: 1567)
những bài thơ chót của thi tài Vũ Hoàng Chương, vẫn như những hạt kim cương nặng trĩu tình người và mãi còn tỏa sáng.
10 Tháng Chín 20235:37 SA(Xem: 1414)
Đừng bao giờ chờ phôn của Hồ Đình Nghiêm, anh em Montreal ai cũng biết như vậy.
03 Tháng Chín 20239:45 SA(Xem: 941)
Mặc dù được viết ra khi tác giả mới 26 tuổi, và chủ yếu nói về những năm tuổi trẻ của một đời người, song Chân Trời Cũ lại có một sự già dặn riêng.
31 Tháng Tám 20234:15 CH(Xem: 1281)
Ông Văn Cao, một người mà cả nhà tôi thích.
27 Tháng Tám 20237:57 SA(Xem: 1139)
"Vì ông ấy là NGƯỜI TÀI con ạ"
20 Tháng Tám 20233:14 CH(Xem: 1080)
Bấy nhiêu năm lưu lạc ở xứ người. Vốn chữ nghĩa vẫn không bị han rỉ, xói mòn.
13 Tháng Tám 202312:00 SA(Xem: 6702)
Có thể có người không đồng ý, nhưng theo tôi, Nguyễn Ngọc Tư là hiện tượng tiểu biểu, nổi bật nhất của sinh hoạt văn xuôi Việt, 40 năm qua, kể từ 1975 tới 2015 trong số những người viết trẻ.
11 Tháng Tám 20239:47 SA(Xem: 923)
Lâm Triết đoạt huy chương vàng toàn quốc Triển Lãm Mùa Xuân, Sài Gòn 1962.
08 Tháng Tám 20233:55 CH(Xem: 945)
Thơ chị gợi đến những bản nhạc của Chopin, tinh tế, dịu dàng, sang trọng.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17025)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18970)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8314)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 968)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19170)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7884)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8802)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11049)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30703)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22899)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21720)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19774)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18047)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19243)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16915)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16108)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31939)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34927)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,