DU TỬ LÊ - Tính Song-Trùng-Sinh-Mệnh trong thơ Nguyễn Đức Cường

12 Tháng Ba 20199:32 SA(Xem: 4235)
DU TỬ LÊ - Tính Song-Trùng-Sinh-Mệnh trong thơ Nguyễn Đức Cường

Thi phẩm bạn sẽ / đang cầm trên tay, là kết quả tim, óc trên dưới bốn mươi năm làm thơ của nhà thơ và, cũng là nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường.

Thi phẩm của họ Nguyễn được chia thành ba phần: “Thiên nhiên,” “Chân dung” và “Ta xa nhau thành thơ”.

Ở phần “Thiên nhiên,” trước khi bước vào thế giới của những rung động chân thiết xây trên những vần điệu tự thân ngọt ngào, ông viết:

“… Một lần tôi chợt nhớ ra, mình cũng đã có một tuổi thơ. Và sau tia sáng hiếm hoi lóe lên ngắn ngủi, soi vào những hang động thẳm sâu mịt mùng của ký ức, tôi lại thèm vẽ vời mộng mị, thèm cười vang lên dưới khung trời, thèm khóc yên thân trong cõi nào đó riêng mình, mặc cho thời gian luôn luôn cười mỉa mai, và không gian chẳng bao giờ độ lượng…

“Hạnh phúc, khổ đau muôn thuở là một câu chuyện dài. Cả hai hồ như đã rủ rê nhau, thăng hoa thành một giấc mộng. Phải chăng đó là một cuộc sum vầy thiêng liêng, nhiệm mầu, dù đôi khi thê thảm…

Ở đoạn văn ngắn mà chúng tôi vừa trích, có hai cặp đối đãi vốn tương thích hữu cơ với nhau là, “thời gian / không gian” và, hạnh phúc / đau khổ”.

Hai phạm trù mà Nguyễn Đức Cường nêu ra, với tôi, như hai yếu tính mà nhân loại, dù ở đâu, thế nào cũng như những chiếc bóng lớn chi phối tất cả mọi cuộc đời.

Do đó, vấn đề còn lại, chỉ là cách thế mỗi chúng ta tiếp nhận cái định mệnh bất khả chuyển ấy.

Chính cách thế ứng xử với cuộc đời, với định mệnh mà, mỗi chúng ta có lấy cho mình một chân dung riêng.

Cũng từ cách thế ứng xử kia, mỗi nhà thơ, mỗi thi sĩ dù cùng nổi, trôi trong dòng sinh mệnh, chung nhau của một thiên nhiên, một vòm trời, nhưng họ vẫn có được cho riêng họ, một thẻ nhận dạng riêng. Khác.

Thẻ nhận dạng của một Nguyễn Đức Cường thi sĩ, làm thành chân dung riêng ông là:

“Tôi là một kẻ âm thầm / sống giữa mùa thu / thở bằng khoảng lao xao miền lá rụng / những lần nhớ đến cô đơn / tôi đi tìm mưa phùn / mà không biết chân mình tê buốt…”

Trong tương thích với cuộc đời, với tha nhân, thơ của họ Nguyễn ân cần như thể dặn dò với kẻ thứ hai, trong chính ông:

“Nếu em thích màu xanh / xin đừng tìm trong lá / nếu em thích màu hồng / xin đừng tìm trong hoa // nếu em cần niềm tin / đừng chờ mong sách vở / nếu em cần nụ cười / đừng trông ngóng tương lai…

Chỉ với hai bài thơ đầu tiên của phần “Thiên nhiên”, Nguyễn Đức Cường đã mạnh mẽ cho thấy quan niệm và, những rung động thẳm, sâu của Nguyễn với đời sống, đã là một cảm, nhận khác. Một cảm, nhận chỉ có với (hoặc rất riêng) Nguyễn Đức Cường.

Thơ Nguyễn, như thế, đã như những cuộc phiêu lưu, những dò tìm, khám phá tầng tầng đáy sâu ký ức.

Những đỉnh trời thơ Nguyễn vươn tới, những vực sâu thơ Nguyễn đắm chìm, luôn mang lại cho người đọc những “chân dung” mới, lạ, bất ngờ.

Cũng vậy, ngay khi bước vào trang thơ thứ nhất của phần “Chân dung” Nguyễn Đức Cường viết:

“Mẹ là ngôi chùa nhỏ / đón con về nương thân / mẹ là đôi mắt tỏ / tha cho con lỗi lầm…”

Hoặc:

“Khi thời gian đọng lại / nếp chùng gương mặt cha / như nẻo đường thơ ấu / một thời con đi qua…”

Tôi chưa thấy một thi sĩ nào so sánh hình ảnh người mẹ với “ngôi chùa nhỏ”.

Tôi cũng chưa thấy một nhà thơ nào, qua những nếp nhăn trên gương mặt cha, mà cảm, nhận được cùng lúc, bước chân thời gian trong hành trình cuối đường của đấng sinh thành - - Đồng thời, đó cũng là bước khởi hành, của người con.

Tôi không nghĩ câu thơ này là một liên tưởng choáng váng. Tôi nghĩ nó hơn thế. Nó mang tính song-trùng-sinh-mệnh. Sự xuất hiện cùng lúc hai cuộc đời tương tác, trên dòng sông thời gian xiết, chảy.

Tính song-trùng-sinh-mệnh (dù nghịch, đảo) kia, tôi nghĩ chỉ có thể có được từ một nhà thơ mà, tâm hồn, trái tim y ở ngoài cõi giới điên đảo nhân gian này.

Họ Nguyễn, với tôi, chính là người có tâm hồn, có trái tim mẫn cảm đó.

Tính song-trùng-sinh-mệnh, nét đặc thù trong cõi giới thi ca Nguyễn Đức Cường, còn thấy được ở rất nhiều bài thơ khác.

Những bài thơ trong phần “Ta xa nhau thành thơ”, tính chất tôi mới nói, cũng thấp thoáng giữa những môi dung hạnh ngộ với chia ly, lầm than với rực rỡ…

Tất cả vẫn lấp lánh đâu đó giữa những dòng thơ (dù cho rất êm ả) của Nguyễn.

Với “Cõi buồn”, bài thứ nhất mở vào phần thứ ba này, tôi cũng bắt gặp tính nghịch đảo thân thiết mà, xót xa, như:

“Em về trên đầu non / cuốn theo làn bụi mỏng / anh đi tìm vô thường / âm thầm nơi cuối sông // Em băng qua rừng sâu / khói sương vờn trên tóc / anh mơ màng biển dâu / thấm ơn đời mưa móc…”

Càng đọc thơ Nguyễn Đức Cường, tôi càng hiểu vì sao ông viết:

“Hành trình tôi cô đơn, tôi ngồi yên đón nhận hành trình. Những sớm mai hồi sinh dưới ánh mặt trời chói lọi, những buổi chiều thoi thóp hôn mê trong hoàng hôn tàn tạ, và những đêm khuya, loài dơi đen buông đôi bàn chân gầy trên những cành khô, nhìn tôi nằm bất động như một tử thi…Hành trình tôi len lỏi dưới bầu không khí trầm luân khổ luỵ của bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông, từng khi vang dội bài ca dao vô tận của hư không, từng khi im lặng đến bàng hoàng tiếng rơi dịu dàng của thời gian, tự bao giờ vẫn luôn là một tình nhân thân thiết, vội vàng…” (Trích Nguyễn Đức Cường, mở vào phần “Chân dung”.)

Cũng vậy. Càng đọc thơ Nguyễn, tôi càng thấy, dù ông chia thi phẩm của mình thành ba phần, nhưng tựu trung nó vẫn là một.

Tôi muốn nói, thuỷ chung, vẫn là một Nguyễn Đức Cường, thi sĩ.

Một Nguyễn Đức Cường triết nhân, dù trôi, lăn trong trạng huống nào, trên đôi môi Nguyễn, vẫn là nụ cười đôn hậu, sáng trưng niềm biết ơn cuộc sống.

Tôi muốn nói, nơi mỗi vần thơ của Nguyễn, tự thân vốn là, một cõi trú. Hay, mỗi bài thơ của Nguyễn tự thân là, một cứu-rỗi-hào-phóng-nhân-sinh.

Phải chăng vì thế, Nguyễn Đức Cường không nhắm ném thơ của mình vào những cuộc cách tân, đổi mới hình thức hoặc cấu trúc ngôn từ - -

Mà, điều Nguyễn thao thức, trăn trở chính là sự đi tới tận cùng của những trải nghiệm tâm linh, tình cảm và, đời sống?

Tới đây, xin các bạn, cho phép tôi được khép lại bài viết này, bằng một bày tỏ của chính họ Nguyễn, như một trân trọng riêng của cá nhân tôi, với Nguyễn Đức Cường, thi sĩ:

“Vì thế, giờ đây, tôi xin được ngừng lại trong khoảnh khắc, để viết vội đôi dòng Thơ Tình bé nhỏ này, thay lời Tạ ơn một ngày xưa tôi đã sinh ra. Và mừng thay, nếu như tôi còn có thể tạ ơn cả một ngày mai, nơi cuộc đời mãi đẹp, tôi lại được nằm mộng, Giấc mộng ban sơ của thời Thơ ấu.”


Vâng! Tôi tin, Nguyễn Đức Cường chẳng những sẽ còn “một ngày mai” mà, “ngày mai” sẽ ở với Nguyễn. Mãi mãi. Như thơ của Nguyễn sẽ mãi mãi ở với những người yêu thơ Nguyễn vậy.

Du Tử Lê

(Calif., Feb. 2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 20243:03 CH(Xem: 62)
Cung Tích Biền mới tổ chức sinh nhật thứ 88. Mừng anh tuổi cao nhưng còn khỏe.
09 Tháng Ba 20249:20 SA(Xem: 107)
Chúng tôi nâng cốc rượu nhớ về người đã khuất nhưng cứ ngỡ người họa sĩ thân thương vẫn quanh đây
23 Tháng Hai 202411:31 SA(Xem: 240)
Ngay cả trong những thời điểm đen tối nhất, một nhà văn như Ngô Thế Vinh vẫn có thể mang đến cảm giác hy vọng và cảm hứng.
16 Tháng Hai 20243:58 CH(Xem: 261)
Tôi ấn tượng mãi về sự im lặng khó hiểu ấy, cả hai ông ngồi bên nhau hàng giờ đồng hồ mà chỉ lặng im và nước mắt nhòe ướt trên đôi mắt của họ...
15 Tháng Hai 20242:26 CH(Xem: 622)
Ngô Thế Vinh là một tên tuổi đã thành danh ngay từ trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam.
27 Tháng Giêng 20244:29 CH(Xem: 354)
Nhân vật tôi của “Dòng sông không ra biển” là cô gái giàu trải nghiệm từ học vấn, đời sống đến chuyên môn nghề nghiệp.
21 Tháng Giêng 20248:53 SA(Xem: 290)
Đứng hay ngồi trước tác phẩm của Giang, bạn chỉ cần thở vào một hơi và để tâm hồn lắng xuống,
29 Tháng Mười Hai 202311:23 SA(Xem: 474)
Đã lâu lắm rồi, lâu đến nỗi tôi không nhớ lần cuối cùng mình đã ngồi đọc liền mạch hết một cuốn sách là khi nào.
21 Tháng Mười Hai 20234:56 CH(Xem: 355)
Phong cách viết của Phạm Thanh Chương rất mới, đầy tính sáng tạo dù anh viết những đề tài không mới.
07 Tháng Mười Hai 20231:22 CH(Xem: 393)
Vĩnh Quyền đã lục lọi, xáo trộn, lắp ghép kí ức để từ quá khứ trình hiện cái đa chiều của thời hiện đại: “Trong vô tận song song gặp nhau?”
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16703)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 11969)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18744)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 8940)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8008)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 417)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 756)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 981)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22284)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13822)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19050)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7736)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8636)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8342)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10886)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30528)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20708)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25300)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22779)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21556)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19611)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17924)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19109)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16789)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 15988)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24313)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31734)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34785)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,