LỮ QUỲNH - Cuộc Chơi

09 Tháng Tư 201012:00 SA(Xem: 23683)
LỮ QUỲNH - Cuộc Chơi

blank 















1. 

Người đàn ông đứng tựa lưng vào quầy rượu, tay vo tròn hai miếng giấy nhỏ, tay nâng ly lên ngang tầm mắt, nói với người con trai đang ngồi duỗi chân trên thành cửa sổ đối diện.

- Nếu điều tôi nghĩ là đúng, chú có dám cùng tôi chơi trò nầy không? Tôi sẽ ném hai viên giấy nầy ra giữa phòng, trong một viên giấy có ghi dấu, còn viên kia để trắng.Dĩ nhiên chú hiểu ý nghĩa của mảnh gìấy trắng kia rồi. Trắng là zéro. Trắng là mất. Bây giờ mời chú hãy cạn ly.

Người con trai nãy giờ im lặng, khuôn mặt thật dịu dàng, chú ý nghe người đàn ông. Chàng giơ cao ly rượu lên nhìn trước khi uống một ly cạn.

Người đàn ông:

- Như vậy là chú đã bằng lòng. Chú hãy nhặt một viên giấy nhé.

Người con trai:

- Hãy xem như tôi đã nhặt rồi. Tôi mở đúng mảnh giấy trắng, không ghi gì hết.Chúc

ông ở lại vui vẻ.

Người đàn ông chỉ kịp thốt:

- Ô hay…

Trong khi người con trai mở cửa, bước nhanh vào đêm mưa.

 

2. 

Người đàn ông bây giờ ngồi trên chiếc ghế cao, lưng vẫn dựa vào quầy rượu. Hắn cúi nhìn hai viên giấy tròn nhẵn trong bàn tay mở ngữa. Những sợi tóc bay bay trước trán. Hắn ngồi như không nghĩ ngợi gì hết trong vài phút rồi quay lại, đưa tay gõ gõ xuống mặt quầy. Căn phòng im lặng ngoài tiếng mưa rả rích trên mái.

Người đàn ông:

- Chủ quán à…

Có tiếng dạ sau bức màn vải dày.

- Có khi nào quán vắng như đêm nay không…

Chủ quán trả lời:

- Thường lắm ông ạ. Quán tỉnh lẻ mà. Chỉ ồn ào trong dịp người ta nghỉ hành quân thôi. Chắc ông cũng là lính…

Người đàn ông đánh diêm đốt thuốc thổi khói trên bàn tay, hai viên giấy lăn lăn chạy vòng rồi ngừng lại. Hắn cảm thấy cay mắt.

- Ông à…có khuya quá không? Tôi có làm phiền…

Chủ quán vén tấm màn bước ra vội vã ngắt lời:

- Không, không. Quán vẫn thường mở cửa khuya.

Rồi chợt nhìn vào bàn tay người đàn ông, chủ quán ngạc nhiên hỏi:

- Cái gì trong bàn tay ông thế?

Người đàn ông:

- Thử đoán xem…

Chủ quán chăm chú nhìn rồi lắc đầu:

- Chịu, tôi chịu. Đối với các ông tôi không thể đoán được gì.Không thể trả lời như điều mình có thể trả lời được. Chắc chắn trên bàn tay ông không phải là hai mảnh giấy …

Người đàn ông khà khà:

- Cho tôi thêm rượu.

- Dạ.

Nhưng người đàn ông chờ mãi vẫn không thấy chủ quán trở ra.

- Ông ta thật tế nhị. Dĩ nhiên trên bàn tay ta không phải…Không phải…Nó chính là người con trai đã bước ra khỏi quán, là tâm trạng ta bây giờ, là những tình cờ tiếp nối như một định mệnh sắp tới.

Người đàn ông nghĩ ngợi rồi buột miệng:

- Ông à…

Im lặng. Tiếng mưa rả rích cùng tiếng gió kéo lê ngoài những cánh cửa. Lát sau chủ quán trở vào với những giọt mưa lóng lánh trên mái tóc hoa râm. Người đàn ông:

- Tôi vừa gọi ông.

- Xin lỗi, vì tôi không có ở đây.

- Trước đó tôi xin ông cho thêm rượu.

- Lúc ấy tôi nghe có tiếng chân người ở bên ngoài …

Người đàn ông bỏ ghế đứng dậy, hai tay vòng lại trên quầy:

- Ai mà không vào trong nầy?

Chủ quán nhìn người đàn ông đăm chiêu:

- Gã con trai lúc nãy. Hắn trở lui nhờ tôi trao ông mảnh giấy nầy. Hắn từ giã tôi. Thì

ra hắn cũng là lính…

Người đàn ông:

- Là lính thì sao…Tôi thấy ông như có vẻ nghẹn ngào…

Chủ quán:

- Lính có nghĩa với buồn không ông nhỉ?

Người đàn ông:

- Không, ông ạ. Xin ông cho tôi thêm rượu đi. Tôi ít nghĩ đến điều đó. Tôi nghĩ đến đời sống với những quyết định của mình hơn. Giá trị đời sống không phải…

Chủ quán rót rượu ra ly, vội vã ngắt lời:

- Tôi hiểu. Lẽ ra tôi phải nói khác đi. Tôi phải nói để ông hiểu nỗi buồn trong tôi

chẳng hạn.

Người đàn ông ngậm ngùi:

- Chắc ông cũng có những người con đi lính…

- Có, nhưng bây giờ không còn nữa.

- Họ đã giải ngũ?

- Không. Chết.

Chủ quán vén cao tấm màn bước vào phía trong. Người đàn ông hớt hải nói theo:

- Tôi xin lỗi ông.

Rồi vói tay nhặt mảnh giấy của người con trai gửi lại đặt dưới chai rượu.

 

3.

 

Thiếu nữ mời người đàn ông ngồi vào ghế.

- Không, tôi không ngạc nhiên. Vì tôi biết ông là bạn của anh ấy. Trời bên ngoài chắc lạnh lắm ông nhỉ?

Người đàn ông tiếp tục vuốt những giọt nước mưa trên áo:

- Lạnh…Cũng không lạnh lắm cô ạ. Buổi chiều cô không đi đâu?

- Chiều nay tôi hẹn anh ấy đến mà.

Người đàn ông ngẩng mặt lên, vẻ ngượng ngập:

- Tôi đảng trí quá. Và anh ấy đã không đến được.

Thiếu nữ:

- Tôi biết điều đó từ khi ra mở cửa. Anh ấy đã làm phiền ông đến đây.

- Không đâu. Tôi không coi như vậy là một sự làm phiền. Cô có mảnh giấy nầy.

Người đàn ông trao thiếu nữ mảnh giấy mà người con trai gửi lại cho hắn đêm ở quán rượu.

- Tờ giấy hẳn bị ướt quá nhiều?

Thiếu nữ:

- Cám ơn ông, không. Tờ giấy tôi viết hẹn chàng lại.

- Vâng, tôi biết…

Thiếu nữ thoáng vẻ ngơ ngác:

- Ông muốn nói địa chỉ của tôi trong đó?

Người đàn ông cúi nhìn bàn tay mình:

- Tôi cũng không rõ nữa.

Thiếu nữ đứng dậy, vẻ bối rối đã xuất hiện trên hai bàn tay run run.

- Xin lỗi ông, nãy giờ tôi quên pha trà. Có lẽ ông còn lạnh…

- Cám ơn cô, không hề gì.

Người đàn ông nhìn thiếu nữ loay hoay châm trà, bỗng cảm thấy ngọt ngào trong đáy cổ. Hắn nói:

- Trà thật thơm.

Thiếu nữ ngồi xuống, hai bàn tay lồng vào nhau bóp chặt.

- Mưa thật buồn, mặc dù có tăng thêm vẻ ấm cúng trong những giờ gia đình họp mặt. Nhưng chắc ông cũng như anh ấy, đều không thích mưa. Đàn ông thường không thích mưa…Thưa ông, mà tôi nghĩ ông có thể cho tôi biết…

- Quả thật có những thắc mắc cần thiết, nhưng thường những thắc mắc không dễ trả lời. Cô có hay nghĩ tới những tình cờ. Tình cờ có khi đến với mình như một định mệnh. Cô còn nhớ bữa ăn tối hôm đó…

Thiếu nữ cắn môi gật đầu. Người đàn ông ép tách trà giữa hai bàn tay, im lặng một lúc.

- Cô có nhận ra người ta đã sống quá nhiều bằng những ngụy biện, những chống trả vô ích…Sống như một đính chính thường trực về cuộc đời mình. Tôi nghĩ đó là một cách tự tử.

Thiếu nữ:

- Tôi không hiểu ý ông.

- Chưa đến lúc cô bày tỏ sự đồng ý thì đúng hơn…

- Ông vừa nhắc tôi về bữa ăn tối hôm đó…

Người đàn ông đặt chiếc tách xuống khay trà.

- Vâng, hôm đó tôi ngồi đối diện cô. Tôi nhìn ngọn đèn phía sau cô và chẳng hiểu sao tôi có thể mải mê với thứ ánh sáng bấy giờ.

Thiếu nữ:

- Hôm đó ông nói phía sau tôi có một ngôi sao thật lạ.

Người đàn ông lúng túng:

- Thì ra cô có nhớ.

- Vì lúc đó anh ấy im lặng quá. Sự im lặng thường không nên có trong mọi gặp gỡ trên hai người.

- Cô nghĩ như vậy?

- Vâng.Và tôi còn nghĩ khác nữa, nhưng điều nầy quả khó nói ra.

Người đàn ông nhìn thiếu nữ thật lâu, bấy giờ nàng bối rối hẳn.

- Có những điều quả khó nói ra. Người ta có thể câm nín, nhưng người ta không thể không nghĩ tới chuỗi sống hạn hẹp của đời mình, vì thế…

Người đàn ông ngập ngừng, trong khi thiếu nữ thì mất bình tĩnh.

- Sáng mai tôi đi rồi, đi như anh ấy vậy.

Thiếu nữ:

- Tôi cũng buồn.

Người đàn ông nói nhanh, giọng run rẩy:

- Còn tôi thì vì yêu cô…vì vô cùng yêu cô…

Thiếu nữ hoảng hốt, đứng phắt dậy:

- Ông, ông…

 

4. 

Chủ quán cầm chiếc khăn lau một đường dài trên quầy rượu. Người con trai ngồi duỗi chân trên thành cửa sổ hút thuốc. Tiếng mưa rả rích, đều đặn trên mái nhà. Chủ quán nhìn người con trai ngồi quay lưng vào phía trong. Người con trai ném mẩu tàn thuốc xuống nền nhà,vẻ chán nản:

- Sao quán vắng mãi thế nầy hở ông?

Tiếng chủ quán vọng ra:

- Không đâu, tại ông tới khuya. Họ vừa về hết…Ông dùng cà phê?

- Vâng.

Khi chủ quán mang tách cà phê ra đặt trước mặt, người con trai hỏi:

- Ông có nhớ người đàn ông đến đây với tôi tháng trước?

Chủ quán buột miệng ngay:

- Tôi nhớ đêm đó ông ta ngồi hút thuốc, thổi khói trên bàn tay có hai viên giấy nhỏ…Ông ta thật lạ.

- Ông nhớ thật rõ. Chúng tôi thích chơi trò trẻ con như thế đó.

 Chủ quán mở tròn mắt, trong khi người con trai giải thích:

- Trò chơi may rủi ấy mà. Bọn lính mỗi khi nhậu nhẹt xong vẫn hay bốc thăm trả tiền. Còn người đàn ông thì yêu một người con gái, người con gái nghĩ rằng tôi yêu…

Chủ quán mỉm cười:

- Tôi hiểu rồi. Mà sao ông…

- Tôi nghĩ khác. Tôi quen ở chiến trường. Chúng ta không quyết định được gì hết.

Không có gì là được. Không có gì là mất. Hết sức vô nghĩa. Tôi tin ở những tình cờ, do đó trong cuộc sống tôi thích tình nguyện…

Người con trai uống một ngụm cà phê, đốt điếu thuốc mới.

- Tôi thích được trẻ lại, chơi trò con nít. Tôi biết chiến tranh còn, thì cuộc chơi nào cũng không thể dài lâu. Tôi đã nói với ông rồi, vô nghĩa lắm. Tôi làm gì cũng được…

Chủ quán bước lại góc phòng tắt ngọn đèn ngoài hành lang. Bóng mờ trùm xuống.

Cảnh trí trong phòng trở nên hiu hắt. Tiếng mưa rả rích trên mái nhà, buồn dai dẳng.

- Tháng nầy mưa nhiều quá ông nhỉ. Tôi không thích mưa. Có lẽ khuya lắm rồi…

Chủ quán nhìn lên chiếc đồng hồ treo tường:

- Cũng khuya.

Người con trai đứng dậy. Chủ quán như sực nhớ ra điều gì, quay vội hỏi:

- Còn người bạn ông sao lâu rồi không thấy đến…

Người con trai cầm điếu thuốc giữa hai ngón tay cái và trỏ, cúi nhìn nền nhà im lặng một lúc mới trả lời:

- Ông ta hả? Chết rồi. Ông ta đạp phải mìn.

Chủ quán hốt hoảng, hai bàn tay run và đôi mắt mở tròn nghe người con trai buồn buồn tiếp:

- Có lẽ vì trước đó người đàn ông đã ngẩng mặt nhìn trời. Trời thì bao giờ mà chẳng

đẹp, chỉ có sự chết chóc trên mặt đất…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 19570)
Làn da tôi sáng trắng. Sáng như làn da làm bằng cát. Làn da của thiếu nữ khô và nhám tựa một trang sách cũ chứa thứ chữ vô hình. Chúng tôi yên lặng thụ động. Hai thân thể đối diện trong khách sạn làm thành một điều gì đó đầy kích thích mà chính chúng tôi muốn hiểu vì sao mình bị kích thích
19 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23380)
Mỗi thời đại thờ cúng một vị thần. Thần sông Tô Lịch khi dâng nước mênh mông, khi hiền hòa tưới mát các đồng lúa, ở mãi với dân Giao châu. Cho đến khi Tiết độ sứ Cao Biền sang trấn thủ, bày trò trấn yểm, dìm chúng tôi xuống móng thành Đại La.
18 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21078)
có khi trăm năm không nghĩ tới trái tim mình/ bỗng phút cuối thương từng nhịp đậ
16 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22149)
Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào
15 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24434)
Hoàng yến, hoàng yến đã từ biệt/ Tiếng hát ngân mãi một nốt trầm
14 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 27992)
Chúng tôi ngồi cùng nhau/ gọi mình là thế hệ
13 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 22735)
Chuyến gió kia ghé tự bao giờ/ Mà cái lạnh nhẩn nha với phố
11 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 24146)
Cố nhiên, ta đã trở về/ Bái lạy Bông Vàng và nghe sương ta
10 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 23609)
Thức giấc với bình minh hoa hồng/ tiếng sóng biển báo tin anh đến
09 Tháng Hai 201112:00 SA(Xem: 21556)
Ngày bốn chị em tôi đến phi trường Houston, Texas, anh Bằng ra đón chúng tôi. Tôi đã ngỡ ngàng khi trông thấy anh. Người anh cả của tôi đã mất dáng vẻ của một cậu công tử được bố mẹ nuông chiều, tóc anh để dài hơn trước nhiều, gương mặt gầy guộc hẳn đi, ánh mắt hòa nhã, không còn một chút khó khăn và bướng bỉnh của ngày xưa. Anh tiến về chúng tôi, tươi cười gọi tên
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17070)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12277)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19000)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9182)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8361)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 623)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 995)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1186)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22480)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14021)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19190)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7905)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8823)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8504)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11072)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30724)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20821)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25519)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22916)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21740)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19798)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18061)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19261)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16926)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16118)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24515)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31963)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34938)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,