Rau

10 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 23584)
Rau

 

mach_nha__hinh_-content-content

 

Rau sống rau chết

 

Xa nhà, trăm ngàn thứ để thương để nhớ, mà nhớ nhiều nhất là nhớ … chợ. Hễ cứ nhớ chợ thì, lạ thay, tôi không mấy nhớ hàng quà hàng bánh mà lại ưa để lòng mình vào hàng rau.

 

Lần nào về thăm nhà cũng vậy, tôi cứ phải xin mãi mới được mẹ duyệt cho đi chợ. Lý do là bà sợ con gái đoảng vị, sống ở nước ngoài quen mua sắm ở siêu thị, không biết chọn lựa thức ăn và trên hết, không biết trả giá. Tôi phải hứa là tôi không mua gì, chỉ cưỡi ngựa xem hoa cho thỏa lòng thương nhớ thôi mẹ tôi mới đồng ý với điều kiện phải có mẹ đi giám sát. Tôi đã sung sướng đến phải dừng chân hẳn lại, cảm nhận rõ ràng một luồng điện chạy suốt châu thân khi mắt bắt gặp nia rau thập cẩm gồm rau muống chẻ, thân chuối bào trộn xập xí xập ngầu với giá, xà lách thái sợi thuốc lào và bao nhiêu thứ rau thơm gồm rau răm, húng quế, húng cây, húng chó, tía tô, kinh giới… Nhìn nia rau, thấy hiện ra tô bún riêu có mấy miếng cà chua đỏ ối và đĩa mắm tôm chanh, thấy cả tô bún bò giò heo nồng nàn sa tế, tô bún mắm mặn mà cá tôm hành sả…

 

Rau ở chỗ tôi ở, tôi khoe với mẹ tôi là không thiếu thứ gì. Mà đúng là không thiếu thứ gì thật, từ bó cải, bó dền đến rau thơm, rau đắng nhập cảng từ Việt Nam mình, Tàu, Thái hoặc Phi châu qua. Ngay cả «hàng độc» là củ ngải bún, hình như chỉ dùng để khử mắm mà cũng chẳng phải khó khăn lắm mới mua được. Tôi nghĩ có khi, ở bên này, nhờ sự tập hợp của nhiều bản sắc văn hóa ẩm thực mà mình còn được nếm nhiều «kỳ hoa dị thảo» hơn bên nhà nữa ấy chứ. Mẹ tôi thắc mắc :

 

- Thế thì việc gì con phải ngẩn ngơ trước một nia rau tầm thường như thế này?

- Vì rau bên kia là rau chết, không phải rau sống, mẹ ạ!

- ?!

- Rau chết vì rau bị cho vào bao bọc, thứ nào riêng thứ nấy độc lập, nằm nín thở chờ ngày tới số. Còn rau sống là rau hằm bà lằng chen chúc chung chạ phơi phới «outdoor» đợi duyên như vầy nè.

- Ối dào, nhà văn lắm chuyện!

 

Mẹ tôi mắng yêu tôi như thế. Tôi không thấy «tính chất nhà văn» nào trong nhận xét của mình cả. Tôi nghĩ mẹ tôi không chia sẻ được cảm nhận của tôi vì cả đời bà chỉ đi chợ … sống, có người bán hàng chào hỏi, rao mời, cò kè bớt một thêm hai hay càu nhàu, chưởi bới, hằn học đốt phong long, v.v. cực kỳ linh hoạt chứ không phải lầm lũi lặng thinh giữa những mớ hàng hóa không lời. Đi mãi chợ chết - tôi gọi siêu thị như thế, chán ốm người nên khi được nhìn thấy nia rau lồ lộ như thiếu nữ đương xuân vừa từ trong suối bước ra, tôi thấy mình hồi sinh. Đã thế, phiá sau nia rau tươi rói còn có chị bán hàng ngồi vẫy tay mời mọc, miệng cười tươi không thua gì mớ rau xôm tụ của chị. Đời vui hẳn lên. Khi tôi nói với mẹ tôi điều này, mẹ tôi nắm tay tôi lôi đi tuồn tuột :

 

- Thế thì đi qua chỗ này, còn «hồi sinh» hơn nữa nè!

Tôi lon ton theo mẹ, hớn hở như thuở lên ba. Vừa đi, mẹ vừa hỏi tôi có thèm canh rau đay nấu cua đồng và cá trê nướng nghệ hay không. Thế là tôi hiểu tôi sắp được chứng kiến nhiều cảnh tượng sinh động đã lâu chỉ còn gặp trong mơ.

 

Sinh động thật! Mẹ tôi chỉ tay một cái, con cá trê bị đập đầu đánh bốp. Chỉ tay thêm cái nữa, mớ cua đồng rào rạo nhào vô cối đá. Chị bán cá của mẹ tôi được bà tin tưởng, khen là tôm cá tươi tốt và giá «mềm» nhất chợ, khổ thay có cái miệng không hổ danh con nhà hàng tôm hàng cá. Chị vừa giã cua bồm bộp vừa luôn mồm nghinh đông kích tây : «Bác ạ, hôm nay bác xơi gì?» «Tiên sư bố nhà mày, chỗ này là chỗ của bà, mày định lấn đất bà đấy hở?» «Chị Hai cho em xin hai chục chẵn!» «Lạy mẹ, cá thế này mà mẹ chê bé! Mẹ đi khắp chợ hộ con, hàng nào có cá nhớn hơn, mẹ mua đem lại đây, con giả lại tiền. »… Ôi thôi liên tu bất tận, rổn rảng đì đùng như pháo giao thừa. Trao cho mẹ tôi mớ cá trê đã được đập đầu, cắt râu, cạo nhớt và bọc cua giã, nhận tiền, đếm, thối xong xuôi rồi, miệng chị vẫn chưa ngớt bài ca con cá… mập với nhiều đối tượng cùng một lúc.

 

Biết bao lần đẩy xe giữa những kệ hàng hóa cao chất ngất hộp này lon kia, muốn hỏi han, trò chuyện với người cùng đi chợ cũng phải khẽ khàng vì phép lịch sự Tây âu không cho phép ăn to nói lớn chốn đông người, tôi nhớ quay quắt tiếng động chợ búa bên nhà. Người mình ưa nói «ồn như chợ vỡ». Câu này chỉ đúng với chợ ta. Chợ tây có ồn đâu! Tôi thấy siêu thị bên tây còn tịch lặng hơn nhà thương bên ta! Thế mới khổ. Chốn cần ồn ĩ cho vui thì cứ lặng lặng lờ lờ, nơi cần yên tĩnh thì lại huyên náo và cực kỳ đông đúc!

 

Trở lại chuyện rau rác, những ngày đầu xa nhà, tôi thèm món ăn Việt Nam đến phát bệnh. Bệnh theo nghĩa đen. Thời gian ấy, tôi cứ bị đau nửa đầu mà không bác sĩ nào tìm ra nguyên do. Có dịp nói chuyện với một người bạn sành tâm sinh lý, bà bảo «Cô thèm quê hương đấy thôi. Nên vào quận 13 thường xuyên, cô sẽ thấy vui mà hết bệnh.» Hay thật! Tôi nghiệm thấy hễ cứ vào đến khu phố Á Châu, quận 13 Paris là lòng tôi mở cờ. Vô tới chợ, nhìn thấy mấy thứ rau quả thân quen, bao nhiêu muộn phiền tiêu tan đi mất. Tôi cứ í, í, á, á như con nít học nói. «Í, rau răm kìa!» «Á, có rau má nữa!» Mỗi lần nhìn thấy một loại rau quê nhà, tôi như tìm ra phương thuốc chữa lành chứng sầu não. Dần dà, thấy yên tâm. Tôi sống trong cảm giác yên tâm hạnh phúc đó trong nhiều năm cho đến lần đầu tiên trở về mái nhà xưa. Tới bữa cơm, trong lúc chờ món ăn từ bếp lên, tôi ngồi trò chuyện với bố mẹ, buồn tay, nhón lấy cọng húng chó nhai chơi. Ngờ đâu, nhai xong, câu khoe khoang đang nói giữa chừng «Bên kia, rau gì cũng có… » từ từ bị rớt nhịp. Ngày cuối trước khi trở lại Pháp, tôi mò ra chợ mua về cả chục bó gồm rau nhút, lá lốt, húng nhám, tía tô, kinh giới, cúc tần và cả lá mơ (chẳng biết mua làm chi, bên Tây đào đâu ra thịt chó, nhưng nhìn thấy thích quá thì cứ lấy thôi) gói giấy báo cho vào va-li. Mẹ tôi nhìn thấy, ngớ ra:

 

- Sao bảo bên ấy rau gì cũng có? 

 

Chừng đó, tôi mới tình thực thưa thốt. Rau gì cũng có thật, nhưng hương vị không có là bao. Rau thơm của mình ăn vào thơm thấu óc. Còn « rau gì cũng có » bên kia tươi thì tươi lắm, to cũng to tướng mà mùi vị sao cứ chừng mực thế nào. Mẹ tôi cười : «Chắc rau chết nó vậy!»

 

Rau rác

 

Trước nay cứ thắc mắc tại sao chữ rau đi kèm chữ rác. Mới rồi, xem cái phóng sự trên ti vi về nếp sống hiện đại, tôi tủm tỉm. Cảnh cho thấy một cặp trai tài gái sắc mặt mũi sáng sủa, ăn vận tươm tất đang hồ hởi phấn khởi… bươi rác. Hỏi : «Sao lại phải đi bươi rác thế này?» Đáp : «Nhặt nhạnh rau quả người ta vứt bỏ đem về ăn.» Hỏi : «Có nghề ngỗng gì không mà sống khổ tới như vậy?» Cho hay cả hai đều là kỹ sư bậc cao, lương tháng hai người cộng lại được hơn sáu ngàn euros. «Trời! Lương to thế sao phải đi moi rác mà ăn?» «À ha, sống vậy mới văn minh. Con người phung phí quá khiến thiên nhiên bị hao tổn, con cháu hậu sinh lấy gì mà sống?»

 

Theo chân đôi kỹ sư về nhà coi họ sinh hoạt thế nào. Mớ rau củ lượm mót được từ các thùng rác sau khi tan chợ, họ đem rửa, gọt rồi nấu nướng bình thường. Có điều, vỏ hột cuống cùi, họ không vứt thùng rác mà đem cho vào một cái thùng ủ. Mở thùng ấy ra, thấy trùng bò lúc nhúc. Cái gì thế này? Nuôi trùng trong nhà làm gì? Để khỏi phung phí mớ vỏ hột cuống cùi kia. Mớ trùng này đem nuôi cá nuôi gà và dùng làm phân bón rất tốt. Nhiều người xem phóng sự xong chê cười đôi kỹ sư này sao giàu có mà bần tiện. Thời đại này, lại sống ở thành thị, làm gì phải tiết kiệm đến thế cho khổ thân! Thật ra, rau quả xứ lạnh tuy đắt đỏ nhưng không đến nỗi không mua được bó rau mà ăn, họ chỉ muốn tiết kiệm rác cho nhân loại. Bởi vì thống kê cho biết trung bình mỗi năm một người Pháp vứt bỏ hai mươi kí lô thực phẩm mua về mà không kịp tiêu thụ đâm ra quá đát. Một con số hãi hùng khi đem hai mươi ki lô rác nhân cho hơn sáu mươi lăm triệu dân Tây.

 

Chuyện của đôi uyên ương sinh thái này đúng là chẳng thể dùng để giải thích tại sao chữ rau đi với chữ rác trong tiếng Việt ta, nó chỉ khiến tôi liên tưởng vẩn vơ, nhắc tôi tìm dịp nhờ học giả An Chi - tác giả Chuyện Đông Chuyện Tây, người chuyên trị từ nguyên - giải thích.

 

 

Thảo thực


Một lần, tôi nghe người bạn than rằng: «Ngày ba bữa, nội ăn thôi đã mệt rồi. Mà muốn có ăn thì phải đi cày vất vả chứ đào đâu ra. Rồi thì trước khi ăn phải nghĩ thực đơn này, đi chợ này, nấu bếp này. Sau khi ăn phải rửa dọn này. Đã thế, lại còn phải chọn món mà ăn, không thì béo phì này, tiểu đường này, huyết áp này, tim mạch này và lại còn phải liệu cơm gắp mắm sao cho chợ búa vừa phải với túi tiền ở thời buổi khó khăn này … Chưa kể chuyện nhà có người già sống chung với con nít, người hẩu cơm Việt sống chung với người chỉ khoái khẩu cơm Tây, khẩu vị ăn uống chín người mười ý, ôi thôi cơ khổ cho người nội trợ. Kiếp sau, nếu Trời bắt tôi đầu thai tiếp thì tôi muốn làm con bò, đói thì chỉ việc cúi xuống ngoạm cỏ, khỏe re.»

 

Bạn tôi thực ra không phải chờ đến «Kiếp sau xin chớ làm người», bới hiện nay, việc ăn cỏ đang trở thành một cái mốt khá thịnh hành ở Pháp. Hình ảnh một người vinh cành hái lá đưa thẳng vào miệng nhai ngon lành như một chú hươu cao cổ chiếu trên ti vi coi thật lãng mạn và ngộ nghĩnh. Có những loại cây lá, hoa cỏ nhìn rất đẹp mắt mà nếu không chứng kiến, ta chẳng bao giờ nghĩ đến chuyện con người có thể tiêu thụ chúng một cách sống sít tự nhiên và hồn nhiên như thế. Xin kể ra đây một vài loại hoa dân Tây thảo thực đang khoái khẩu: hoa tử la lan (pensée), kim liên hoa (capucine), cúc, hồng, cẩm chướng, hướng dương, uất kim hương (tulipe) ...

 

Theo dõi một phóng sự về đề tài này thì thấy hội viên hội ăn cỏ thường là những người yêu thích thiên nhiên. Họ tin tưởng thảo thực đem lại vệ sinh cao cho sức khỏe, tin tưởng vào việc chữa trị bách bệnh bằng thảo dược. Họ rất kỹ lưỡng trong việc lựa chọn hoa lá chứ không đụng đâu nhai đó vì họ thừa biết có những loại hoa cỏ mang độc tính cao, ăn vào sẽ trâu lành thành trâu què, thậm chí đi đời nhà ma ngay tức khắc, ví dụ như trúc đào, bách hợp (lys), diên vĩ (iris), huệ chuông (muguet), thủy tiên … Họ cũng chú ý việc hái hoa vào giờ nào trong ngày để hưởng trọn tinh húy của trời đất, và tuyệt đối không đụng đến hoa bán ở ngoài tiệm, vốn là thứ hoa đã bị hoá chất, phân bón tưới ì xèo để nảy nở tốt tươi, trừ sâu và giữ được lâu nhưng ăn vào thì nguy to.

 

Hoa lá được hái từ rừng hoặc vườn nhà về, rửa sạch, trộn dầu dấm đơn giản hoặc chế biến tinh tế bằng nhiều rờ-xét cho ra các món súp, nhồi (hoa bí nhồi, một đặc sản thường thấy ở miền nam nước Pháp), bánh, mứt lạ miệng, lạ mắt.

 

Thực ra, chuyện ăn uống hoa lá không lạ lẫm gì với người Á Đông chúng ta. Dược tính của thực phẩm tự nhiên cũng không phải là một điều xa lạ hay thiếu thuyết phục. Nhưng ở phương Tây, nơi ngự trị của anh chàng khổng lồ công nghệ thực phẩm thì việc ăn uống tiết chế và khuynh hướng tìm về thiên nhiên, chú trọng rau quả mọc tự nhiên (không phân bón, không cả thuốc trừ sâu) là một điều đang được khuyến khích và ngày càng có nhiều người nghe theo. Hoa quả thuộc diện « hữu xạ tự nhiên hương », trời sinh sao để vậy, bên nhà gọi là « rau sạch » này cao giá và khan hiếm hơn thứ hoa quả đại trà lớn mạnh nhờ phân bón. Thế nhưng, chúng đang trở nên ngày càng phổ thông và dồi dào hơn vì được nhiều người tiêu thụ tiến bộ chú ý. Tại sao lại không nếu những sản phẩm này đem lại ích lợi cho sức khỏe và tuổi thọ giữa thời buổi con người đang tay giết hại nhau bằng những thứ hóa chất kích trưởng tiêm xịt vô tội vạ vào hoa màu. Hơn thế nữa, nếu có điều kiện sống gần rừng núi, thì cứ việc đói ăn rau, đau uống thuốc… chùa. Sướng biết bao!

 

Mạch Nha

11/2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Mười Một 202310:28 SA(Xem: 1753)
nửa hồn anh gửi em còn... hay quên
25 Tháng Mười 20236:25 CH(Xem: 1441)
dutule.com giới thiệu thơ: Kiệm Hoàng, Đặng Xuân Xuyến, Chân Tính Hải, Thỵ Nguyễn, Lê Thanh Hùng
21 Tháng Mười 20231:00 CH(Xem: 2281)
Huntington Beach xin chào/ Có tôi từ ở nơi nao đến mừng
17 Tháng Mười 20234:16 CH(Xem: 1727)
Tiếng chim gáy nhớ gì mà da diết thế/ Những cánh đồng vàng bất tận đã xa xôi
13 Tháng Mười 20239:50 SA(Xem: 1195)
đó là chiều muộn tháng giêng 1984/ bạn đạp xe chở tôi dọc Kim Long ngược lên Văn Thánh
11 Tháng Mười 20234:12 CH(Xem: 1623)
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm/ Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
09 Tháng Mười 20231:43 CH(Xem: 1517)
Mặt đường nhớ bước chân rơi.!. (*)/ Cũng như tôi nhớ…
05 Tháng Mười 20238:53 SA(Xem: 1633)
Đã rơi xuống vực thẳm/ Những tiếng kêu gào mỏi mòn trong câm lặng
02 Tháng Mười 20231:56 CH(Xem: 1790)
Mặc niệm cho bài thơ/ Cúi đầu nhìn thương thể
29 Tháng Chín 20235:04 CH(Xem: 1498)
Áo tím ai về bên thềm cũ/ Dễ nắng vàng phai cũng tương tư
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17101)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12306)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 19039)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9209)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8385)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 660)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 1040)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1213)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22509)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 14048)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19222)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7931)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8856)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8523)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11104)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30759)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20841)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25553)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22938)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21775)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19829)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18081)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19291)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16950)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16136)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24545)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31998)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34954)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,