Lửa Trời

01 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 22164)
Lửa Trời

dt_10_content-content


1.

Tôi ái ngại báo cho người phụ nữ biết là trên xe đã chật cứng. Mọi người đang vội vã trở về sau lễ Tạ Ơn mà! Phải đến trạm kế, cách đây hơn nửa tiếng, mới có chỗ cho bà ta. Gã trung niên tiễn nàng nhăn mặt. Nhưng chỉ có thế, bộ vó tàng tàng của gã không thể nào bày tỏ sự bất mãn một cách sừng cồ hơn.
“Lạ nhỉ! Tôi có vé và ông bảo là tôi không có chỗ ngồi!” Người phụ nữ lo lắng.
 “Thật đấy! Nếu bà không thích đợi chuyến bus tối thì chịu khó đứng một chút giữa lối đi. Sẽ có người xuống ở Denton. Tùy!” Tôi xin lỗi hai người rồi đến mở kho bưu kiện. Không có gì ngoài một gói hàng nhỏ gởi về Oklahoma City.

 “Đành vậy!” Người phụ nữ như ném cho tôi chiếc vé rồi xoay qua vòng tay ôm gã trung niên. Gã vụng về hôn trán người phụ nữ rồi chìa cho bà ta cái túi xách nhỏ. Lúc sang số cho chuyến bus chuyển bánh tôi còn trông thấy cái lưng khòm khòm của gã trong chiếc xe cổ lổ sỉ ấy. Cái xe như được chế tạo từ thời con người mới tập tễnh bứt ra khỏi sức hút trái đất. Gã huơ huơ bàn tay, có lẽ vẫy biệt cả đám đông lố nhố sau lưng tôi. Tôi biết, từ ngoài, gã không thể thấy được ai, được gì.

“Nước Mỹ này quái đản thật! Mùa lễ tết đồng nghĩa với nạn kẹt xe, bạo động, khủng bố... Trăm sự rắc rối trên đời. Tôi đã chán cái xứ này lắm lắm.” Bây giờ người phụ nữ đã ngồi bệt ở bậc thang lên xuống bên cạnh tôi. Một dáng ngồi rất hậm hực, rất không kín đáo và không cần được giải thích. Còn này quí đấng mày râu lộn xộn kia, tôi lầu bầu, cứ mà an vị đi! Phụ nữ đã hao hơi tổn nước bọt, quyết chiến bao năm để quí vị được bình đẳng bình quyền với họ. Thôi thì từ đấy đực rựa quí vị không bị buộc phải mở cửa hay đứng dậy nhường chỗ cho họ nữa rồi, tôi nghĩ.

 “Chắc chắn là khắp thế giới này, ở đâu cũng vậy. Lễ lạc là thời gian con người bị kích động tợn.” Một tên bậm trợn sau lưng tôi lên tiếng. “Mà bà thích sống ở xứ nào?”
 “Một xứ nào đó ở phương Đông. Á Đông tốt hơn.”
 “Ồ, tôi đã. Mà không có gì ở những nơi đó đâu. Chỉ là những tranh chấp, chiến tranh, đói kém, bịnh tật, thói vung tay quá trán của bọn cầm quyền và giới cùng đinh.”
 “Thế đấy! Còn văn hóa, truyền thống?”
“Lại càng không có gì đáng nói. Văn hóa ở đó là vết nhăn nheo trên những gương mặt già háp. Còn truyền thống của họ là nhăn trán nhíu mày, cố chứng thực một chiều sâu nhằm che dấu sự hạn hẹp của tầm rộng.”
“Quái nhỉ! Thế thì lại càng phải sống ở những nơi đó!”
“À, có một sự khác biệt sâu sắc về cách sống của chúng ta với con người ở những xứ ấy. Một thí dụ nho nhỏ: Ở đó, ở cái phương Đông kỳ cục ấy, người ta kỷ niệm ngày chết, quí trọng ngày giỗ. Họ có thể nài nỉ vay mượn, hào phóng ném ra đồng bạc cuối cùng chỉ để tổ chức cúng bái, tiệc tùng, chiêu đãi bè bạn, rồi thì đấu hót, nhắc nhở, tán tụng những người đã khuất từ cái kiếp kiếp nào ấy. Có những người mà họ không hề biết mặt. Thậm chí cũng chẳng biết tên. Họ san sẻ thức ăn, chia rượu với những người mà họ gọi là tổ tiên. Cứ như là cái đời sống khốn khó mà họ đang gánh chịu sẽ tiếp tục dài dài dài dài ở những thế giới nào nào nào nào đó. Còn chúng ta thì long trọng kỷ niệm ngày sinh. Tôi nhớ từng ngày sinh của bầy con tôi...” Vài người khách ngưng trò chuyện thì thầm, quay sang chú mục về phía nhà thông thái.

“Ồ, họ không thực tế lắm há! Vậy mà người mình hay nói đến cái họa da vàng. Vẩn vơ đấy chứ!” Người phụ nữ trở thế ngồi.
“Vẩn vơ thật đấy! Cho dù bọn vàng có chiếm lĩnh được cả trái đất này đi nữa thì lúc ấy mặt đất cũng đã cạn kiệt tài nguyên, nguồn sống. Bọn ta đã an vị trên một hành tinh mầu mỡ khác rồi. Ơ, tôi phải xuống bến này... Bà có chỗ ngồi rồi đấy. Mà bà về đâu?”
“Oklahoma City. Cám ơn, cám ơn. Mà, tôi nói thật, sống nơi nào cũng được. Trừ cái xứ này.”
“Bà cũng không thực tế lắm đâu!”
“Chắc vậy! Tôi không thích lái xe. Lúc lái xe đêm tôi hay tìm sao và cứ quên tắt máy lúc đã khóa trái cửa. Có lẽ vậy mà tôi sẽ đáp chuyến bus này thường. Cám ơn, cám ơn... chỗ ngồi. Tôi sung sướng lắm!”

Người đàn bà ném mình xuống ghế. “Sẽ sung sướng hơn nữa nếu ngày này sang năm là ngày giỗ của ông bạn, ông bạn đường lắm chuyện!” Cái thân hình đã qua cái thời có thể vũ khỏa thân trong một hộp đêm nhưng tôi cá là vẫn có khối tay, khứa lão như tôi chẳng hạn, bỏ cả tấm check còi suốt tuần hùng hục kiếm được, chỉ để mời nàng đi ăn một tối. Không có gì lạ lùng, tôi hay chú ý đến phụ nữ những khi trở trời, trái gió.


2.

Hơn năm giờ chiều tôi mới về tới Oklahoma City. Sau khi ghé vào Ihop làm một suất đầy bụng, tôi có thể yên trí là sẽ được một đêm yên tĩnh. Con ngựa cái đã bỏ đi từ mấy tháng trước. Trước khi tôi bắt được chân tài xế cho Greyhound. Một cuộc chia tay êm đẹp. Một quyết định bình thường. Ừ, cần gì phải giải quyết một liên hệ vụn vặt bằng cách một người chìa nòng thép vào gáy một người? Thực ra hai đứa cùng chán ngấy cái chuyện đêm đêm vội vã làm tình cho hợp lẽ, sớm sớm hôn hít qua loa cho phải phép rồi hộc tốc chạy vào nhà máy cho đúng lệ. Chỉ có ở đó, nhà máy, mới quần quật ra trò. Tám tiếng mùa hè đổ lửa thì được tặng thêm hai tiếng overtime. Cuộc chia tay êm đềm đến đỗi tôi quên rằng đã có một thời gian tôi chơi trò khỉ đó. Trừ một lần cô ả làm tôi giật mình.
“Em nghĩ là mình nên chín bỏ làm mười,” cô ả gọi tôi từ một múi giờ khác. “Tái hợp nhé? Vậy mà đẹp! Anh cứ làm hỏng món trứng rán đi, em sẽ không cằn nhằn gì nữa đâu. Mình sẽ nhường nhịn nhau một tí. Anh cũng đừng rầy rà gì về chuyện em làm đổ rượu hay để rớt tàn xì gà trên giường ngủ nhé. Vậy là đời đẹp!”
“Đẹp? Ôi, em nghĩ cứ vậy là ngăn được lửa trời đổ xuống thành Sodome chăng?”

“Không phải là chuyện cứu vãn một đạo lý xã hội đang lụn tàn. Chỉ vì em muốn sống thế. Có lần anh bảo...” Cô ả lại giở giọng dắt dụ tôi rồi đấy!
“Ừ, đã có lần tôi bảo em cứ hãy sống thỏa với điều mình muốn, thích. Nhưng hãy chừa cái ý muốn quái gở là tái hợp kia đi!”

Phần tôi, hẳn nhiên là tôi cũng thèm sống một đời sống mà mình muốn. Chỉ làm những điều mình thích. Thèm chết đi được. Nhưng tôi khổ sở thú nhận rằng tôi chỉ có thể bung tới một giới hạn nào đó. Cái xã hội quái quỉ với đủ thứ tòa án cảnh sát này làm trở ngại cho tôi nhiều quá. Nó chỉ nhằm ngăn chận cái khả năng vượt bực của tôi. Chỉ có một lần tôi xài được cái credit card của một thằng bạn ngốc bị phục rượu ngủ như chết. Chẳng vinh quang gì. Chỉ để mua một món hàng mọn. Có lẽ thằng quỉ vô tâm ấy chẳng biết gì hay bận tâm gì đến cái món nợ vặt mỗi tháng phải trả cho nhà băng ấy. Trong khi tôi có thừa thông minh để bày những trò khác vĩ đại hơn. Như thành lập một tổ chức từ thiện dỏm để móc hầu bao thiên hạ chẳng hạn.

Một ngày tôi chạy chuyến bus sớm từ Oklahoma đến Dallas, nghỉ vài tiếng, lại bắt chuyến trưa ở Dallas trở lại Oklahoma buổi chiều, thì được một ngày nghỉ. Và cứ thế. Tôi có thừa thời giờ la cà một hộp đêm nào đó để tán tỉnh vung vít đến giữa khuya, rồi tan nát nửa đêm còn lại với một thân thể mới mấy phút trước còn lạ hoắc lạ huơ. Tôi có cái cố tật đáng yêu là hay nghĩ về phụ nữ những hôm trái gió trở trời. Nhiều đêm tôi nghĩ về người phụ nữ cứ mỗi hai cuối tuần thì lại bắt chuyến bus trở lại Oklahoma vào chiều chủ nhật. Rồi còn gã đàn ông cù lần tiễn nàng trên bến nhỏ Carollton nữa. Thằng cha ấm ớ đến độ không biết hôn một phát cho ra trò!

Thực ra sinh hoạt của một tay lái xe bus không có gì hấp dẫn như tôi tưởng lúc ban đầu. Cũng một bầu trời ấy. Tôi chán cái đơn điệu buồn buồn tiêu biểu của đất trời trung nam Mỹ. Trừ những ngày trời nổi hung hăm dọa tornado. Cũng một con đường ấy. Cũng những bến nhỏ rầu rầu xum vầy và chia biệt ấy. Tôi cứ phải lải nhải những câu cú khuôn mẫu mà lắm khi tôi lầm bầm cả trong giấc mơ. “Xin quí khách chú ý. Quí khách đang đáp chuyến bus về... Xe sẽ ghé qua các trạm...Xin nói chuyện vừa đủ nghe. Xin dùng headphone để nghe tapes, không bia, rượu... Cám ơn...” “Trạm kế tiếp sẽ là... Quí vị có mười phút để hút thuốc, mua thức ăn uống...”

Tôi vẫn còn thừa thời giờ để làm cháy món trứng rán. Không sao! Sự nhàm chán của cuộc sống luôn luôn hứa hẹn một điều gì đó.


3.

Một hôm ở trạm Paul Valleys tôi bắt chuyện người phụ nữ.
“Tôi mới trụ ở Oklahoma được vài năm nay thôi. Thành phố... tàm tạm đấy chứ?” Tôi hỏi.
“Tàm tạm? Tôi chỉ tấp vào đó cho đến lúc mãn hợp đồng chỉnh trang cái downtown chết tiệt.” Người phụ nữ bỉu môi. “Người ta muốn bê cả cái Riverwalk ở San Antonio về đây ấy mà!”
“Vậy à? Bà không thích cái thành phố đó? Có lẽ vậy mà bà tiêu cái cuối tuần ở Dallas?”
“Tôi không thích bất cứ thứ gì tôi đang có. Mọi người đều như tôi. Trừ một vài tay ra vẻ hiền triết, khuyên người ta những đìều ngược lại. Nhưng thực ra họ cũng không sống theo những điều họ nói hay viết đâu!”
“Ít ra bà cũng có một đồng minh như tôi. Còn ông ta?” Tôi hỏi về người đàn ông mấy tiếng đồng hồ trước tiễn nàng trên bến.
“Anh ta... tàm tạm!”
“Tàm tạm?”
“À há! Anh ta giống như một người tiền sử lạc vào thời đại điện tử. Anh ta như thành viên của một bộ lạc hiền hòa không có trong cổ sử bị ném vào thế giới văn minh cao độ có thật đang ngốn thịt người.”
“Rắc rối nhỉ!”
“Vì vậy mà tôi nghĩ là anh ta… tàm tạm. Vì vậy mà tôi cất công gặp anh ta hai tuần một lần.”
“Cứ thế đi!”
“Tôi vẫn không thích những gì tôi đang có...”
Tôi nghĩ là, với chính bản thân người đàn bà này, bà ta rất thành thật. Tôi có thêm một lý do để sẽ mời nàng một tối nào đó.


4.

Tôi chưa kịp xin nàng một cái hẹn thì đã trở thành khách mời. Đó là một tối sưong giá nhẹ. Tôi hay nghĩ về phụ nữ những đêm trái gió trở trời. Lúc đổ xe trước khu appartment hạng tầm tầm này tôi tự nhủ mình có thể qua đêm ở đây được. Sao lại không? Tôi cũng không thích những gì mình đang có mà!

Khi cánh cửa sau lưng người phụ nữ khép lại thì tôi hốt hoảng thật sự. Chúa ơi! Có một lần trong đời tôi đã sống cái tâm trạng tương tự trong một khung cảnh y chang. Lần lâu lắm ấy tôi đã lạc vào một phòng triển lãm mỹ thuật. Những khối hình kỳ dị, khuyết lở mà người ta bảo là tượng khỏa thân nữ làm tôi phát rợn. Những cặp mắt ốc nhồi và chiếc cổ ba ngấn xoay ngược làm tôi cảm thương cho những người mẫu mà tôi nghĩ là rất xinh đẹp. Nếu vậy thì cái thế giới này có điều gì đáng chinh phục? Tôi thề không bao giờ bước vào một viện bảo tàng nào nữa. Nhưng ghét của nào thì bữa nay trời trao của ấy.

“...Rực rỡ lắm lắm! Nhưng cái của quỉ này là cái gì cà?” Tôi hỏi lúc đứng trước một bức tranh dang dở những tảng màu nguyên thủy rách mắt. Những cặp môi sần sùi dày cộm đỏ máu. Những khối thịt vuông sắc nâu. Những khuôn trán trắng hẹp và bẹp dí.
“Khỏa thân nam!” Giọng người nữ họa sĩ nghiêm trọng.
“Khỏa thân nam?” Tôi lắp bắp.
“Vâng! Thói tham lam và tính cục súc của đàn ông có một cái gì đó khá hấp dẫn.”
“Ồ, không bao giờ tôi nghĩ bà là chiếc xương sườn thứ mưòi ba.”
“Cám ơn! Tôi muốn tự giải phóng mình khỏi những tư tưởng tù ngục từ ngàn năm trước.”

Nếu trong căn phòng này không có người phụ nữ mà thân hình đã qua cái thỡi có thể vũ khỏa thân trong một hộp đêm, nhưng vẫn còn khối tay khứa lão, như tôi chẳng hạn, sẵn sàng tiêu đời cho nàng, thì có lẽ tôi đã vọt ra cửa. Nàng đưa tôi một cốc cognac. Tôi muốn phụ nữ. Những đêm trái gió trở trời.
“Tôi chỉ hiểu được cái background của những bức tranh này. Lửa trời đang chụp xuống thành Sodome!”
“Ông là người xem tranh tuyệt vời,” người phụ nữ cười khanh khách. “Nhưng không phải vì vậy mà ông được ngủ lại đây ngay đêm nay đâu.”
Khổ nỗi, tôi cứ hay nghĩ về phụ nữ những đêm trái gió trở trời. Họ ấm. Và thơm.


5.

“Tội lỗi là bản chất của con người. Phải vậy mới có sự cứu chuộc.” Nàng lẩm bẩm như vậy một đêm ấm và thơm.
“Điều em nghĩ không có gì là khám phá. Xưa rồi! Mà không có điều gì mới mẻ trên đời này đâu. Hãy cứ sống như mình muốn. Sống cho hả hê đi. Không ngăn được lửa từ trời đâu, cưng.” Tôi xoa xoa đầu ngón tay trên rốn nàng.
“Khổ nỗi, em không biết em muốn gì. Em chỉ biết một điều em không muốn: những gì em đang có. Còn anh?”
“Có lẽ cũng vậy. Anh sẽ nghĩ nhiều đến em những đêm trái gió trở trời.”
“Không lâu nữa đâu. Em còn vài chuyến bus từ Carollton nữa thôi. Anh thì sẽ không hề gì. Nhưng anh ta...”


6.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi tôi nhấn chuông cửa phòng nàng. Căn phòng không người. Tôi chỉ muốn xác nhận lại những cú điện thoại không được trả lời.
Tôi trở về căn nhà một phòng cả năm không người lui tới. Trừ lão chủ nhà dấm dớ. Lão hay đến vào ngày năm tây tháng nào tôi cố tình quên mail tiền nhà cho lão. Lão hỏi vớ vẩn chuyện điện nước, bồn cầu có hư hại chi không, ra cái điều quan tâm đến cái thân đơn của tôi lắm lắm, rồi từ tốn bảo tôi có tiện thì gửi tiền nhà ngay cho lão cũng được, không phải mất tiền tem. Nhưng không sao, sự nhàm chán của đời sống tự nó đã hứa hẹn một điều gì đó.

Người ta đã tháo nước vào kênh đào ngang downtown. Từ trên cao, khúc xa lộ rẽ vào thành phố, con kênh trông như một con lạch tù đọng tội nghiệp. Mấy hàng cây mới trồng còi cọc xác xơ, oặt oại sau màn bụi đỏ.

Tôi thì cứ dư dật thời gian để la cà loanh quanh, để làm cháy món trứng rán, Và để nghĩ về những thân hình nữ trong những đêm trái gió trở trời.


7.

Nhưng tôi không nghĩ về những người phụ nữ đã khuấy động những ngày qua của tôi. Nếu tôi không khoái những gì đang có thì cũng chẳng màng chi đến những cái đã mất. Đời sống tươi rói trước mặt sao lại bận tâm đến những cái cũ kỹ xa xôi?

Còn, hừm, người đàn bà có thời cứ hai cuối tuần lại đáp chuyến bus ấy thì… hơi khác một chút! Vì cái gã đàn ông tàng tàng ấy cứ mỗi hai cuối tuần lại thù lù xuất hiện trên bến nhỏ. Chắc chắn là một mình gã rồi. Người phụ nữ kia đã bốc hơi trong cuộc đời gã. Gã cứ ngồi thu lu trong lòng chiếc xe cổ lổ sỉ ấy, mặt chảy dài như miếng bơ trong chảo nóng. Gã có nhìn nhưng không có vẻ gì là trông thấy tôi. Có lần, không biết tôi có giàu tưởng tượng không, khi từ kho chứa bưu kiện bước ra, ngang qua gã, tôi thấy mắt gã ướt ướt. Gió mạnh đến đỗi muốn xé tung lá cờ treo cao giữa bến mà gã vẫn không chịu kéo cao cửa kiếng. Tôi thì lầm lì mà gã cũng chẳng thèm lên tiếng. Đợi đến lúc chuyến bus hướng đầu về cái autoshop mà đọc cái tên tôi nghĩ ngay là của một người Á Đông tị nạn, quay nhìn sang kiếng chiếu hậu, tôi mới thấy gã lừ lừ cho xe ra khỏi cái bến nhỏ đìu hiu.

Nhưng tôi cũng không thể chứng kiến sự kiên nhẫn của gã mãi được. Cuối hè ấy tôi bắt được một việc làm khác. Một thằng bạn cố tri, biết từ hồi hai đứa cùng kẹt ở county jail trong một vụ DUI, rủ tôi sang Las Vegas chia bài trong một sòng bạc. Tôi giã từ cái bến nhỏ nao nao và gương mặt thảm sầu của gã đàn ông thất tình.


8.

Năm sau, tôi có vacation và vì không biết đi đâu tôi có cái ý nghĩ kỳ quái là tận dụng những ngày này chạy quanh quất chơi đâu đó những nơi xưa. Một hôm luẩn quẩn thế nào không biết mà tôi lại trở hướng về cái bến cũ năm nào. Dừng xe đợi chuyến tàu lửa đi qua tôi xem lại đồng hồ và ngạc nhiên nhớ lại rằng hồi xưa, cũng đúng vào giờ khắc này, tôi đưa chuyến bus vào bến. 
Tôi ngừng xe ở bên ngoài, dưới hàng cây crape-mirtle bữa đó lá đã rụng trọi. Chuyến bus bây giờ cũng y chang chuyến bus năm nào. Người tài xế lụ khụ kia cũng làm y chang những việc nhàm chán tôi đã làm ngày trước. Soát vé một vài người khách hiếm hoi. Mở cửa kho bưu kiện. Cuối tuần cái bến vắng đến não lòng. Bỗng tôi quay ngoắt về cuối bãi đậu xe. Trời đất quỷ thần ơi, cũng cái thằng cha khỉ gió đó!

Thằng cha vẫn ngồi như đã ngồi từ thiên niên kỷ trước. Bản mặt thằng cha vẫn là bản mặt khốn khổ của thế kỷ rồi. “Ê, đừng có mà... hoài cảm, hoài tình, hoài vọng… cái kiểu kỳ cục đó cha nội!” Tôi dứ dứ nắm tay về phía gã. Gã không nhìn tôi. Mà tôi chắc có nhìn gã cũng chẳng thể thấy được gì. “Đừng có mà... mang cái bản mặt khỉ dật dờ từ ngàn năm trước cha nội. Thiên niên kỷ thứ ba rồi, cha!” Tôi giận và thương cho thằng cha dễ sợ! “Cha không thể sống một ngàn năm nữa đâu! Một trăm năm cũng không thể! Mười năm cũng chưa chắc! Một năm nữa thôi thì cũng đáng ngờ nữa! Vậy thì hãy sống cái ngày này, cái phút giây này đi cha nội. Đừng có mà dật dờ như cái xác ướp ngàn năm trước nữa! Cha tưởng là cha có thể ngăn được lửa trời chụp xuống thành Sodome này chắc? Thức dậy, thức dậy đi cha nội!”
Chuyến bus đã lừ lừ chuyển bánh. “Không có gì có thể làm vơi đi tội lỗi của con người đâu. Quên cái ngày hôm qua ấy đi! Sống cho thỏa cái ngày hôm nay đi, cha nội! Còn ngày mai? Đã có lửa từ trời!” Tôi thét lên.

Rồi cái quan tài cổ đựng cái xác ướp ấy bỗng trôi lượn lờ trong màn mưa tuyết nhẹ. Cột khói máy sau xe đặc quánh. Tôi thấy ở hướng Đông một màu đỏ cháy mắt. Lửa từ trời.

Tôi sẽ không trở lại bến nhỏ Carollton này một lần nào nữa đâu. Và tôi vẫn nghĩ về những người phụ nữ trong những đêm trái gió trở trời. Họ ấm. Và thơm.

(12/1999)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
29 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 18973)
cửa mở/ nắng chếch dăm vạt hạnh phúc/ nghiêng mình trên sofa ngóng chờ tiếng vỗ cánh trở lại chiếc tổ, dưới góc mái hiê
25 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 19516)
Nhưng dễ đến phút sau cái đầu gấu khổng lồ xám xịt ấy mới xuất hiện đầu cánh đồng tuyết
22 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 21013)
Lửa cảm xúc bập bùng/ Chữ hoài theo bắt bóng
18 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 20735)
gió xuống rất nhanh xua đi những cánh chim lẻ loi trong khu rừng yên tịnh và những chiếc lá chưa xanh hết kịp 1 mùa khôn lớn
17 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 22523)
Nếu có một ngày/ Anh không còn mơ ước
16 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 21809)
Gặp nhau lưng cầu ngập gió/ Phút dừng chân lồng lộng em xưa
11 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 21533)
Ông già bảo chàng trai, tiện thể, hãy đến thăm vị quan tòa, bạn ông, đã về hưu.
07 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 23412)
Bãi cỏ xanh chờ con dế quen/ hàng cây xám đợi phố lên đè
05 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 21584)
Phía sau cánh cửa khác nữa nữa là gì, cha ơi?/ Là chỗ ở của tên ăn trộ
31 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 22223)
Ông còn kịp trông thấy, lần chót, con rắn nhỏ ung dung lượn bộ vảy màu hoàng kim lấp lánh trên bãi cỏ già, làm rung nhẹ mấy cánh hoa dại màu tím thẫm, trước khi lẩn mất dưới lớp lá vàng mới rụng đầu thu.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16808)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12043)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9020)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8117)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 446)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 815)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1016)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13896)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19083)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7778)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8691)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10934)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30585)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19667)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17960)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24369)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31804)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34840)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,