NGUYỄN TRỌNG TẠO - Cảm Tạ Làng Quê

05 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 25845)
NGUYỄN TRỌNG TẠO - Cảm Tạ Làng Quê

nguyen_trong_tao_by_ndt-content-content

Về làng ăn Tết. Đường làng vừa rải nhựa không còn lầy lội như trước nên dù mưa lướt thướt người vẫn đi nườm nượp. Đêm giao thừa, cái loa xã phát cả CD 14 ca khúc của tôi. Nhiều người mới biết hóa ra chú Tạo (họ thường gọi tôi thế) cũng sáng tác nhiều bài hát. Thấy ấm áp lạ. Chợt nhớ có bài viết vừa đăng báo Tết, đưa lên đây để cảm tạ làng quê.


Tôi sinh ra ở một làng quê bên dòng sông Bùng uốn lượn như muốn ôm lấy tre xanh mái rạ trước khi hòa vào biển đông rộng lớn. Tuổi nhỏ cùng bạn đội nắng dong trâu trên những cánh đồng ven đê ngạt ngào hương lúa hương ngô. Ở đó có những điệu dân ca ví dặm quê kiểng lấp lánh ánh trăng hòa vào lời ru của mẹ. Ở đó có những bài hát về làng quê cứ nuôi lớn tâm hồn những đứa trẻ quê: “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, Có sông sâu lơ lững vờn quanh êm xuôi về Nam – Làng tôi bao mái tranh san sát kề nhau, Bóng tre ru bên mấy hàng cau, Đồng quê mơ màng…” (Chung Quân), “Làng tôi xanh bóng tre từng tiếng chuông ban chiều tiếng chuông nhà thờ rung, Đời đang vui đồng quê yêu dấu bóng cau với con thuyền, một dòng sông” (Văn Cao), “Làng tôi sau lũy tre mờ xa, Tình quê yêu thương những nếp nhà” (Hồ Bắc)… Vâng, những câu hát ấy đã nâng bước lớp trẻ chúng tôi hòa vào mọi làng quê đất nước. Dù năm tháng chiến tranh đạn bom ác liệt, nhiều ngôi làng bị đốt cháy tan hoang, nhưng những câu hát êm đềm ấy thì mãi mãi thắp sáng trái tim con người luôn hướng về làng quê yêu dấu.

Tôi trở về cuộc sống thanh bình sau một cuộc chiến tranh dài, không hiểu là mình đã thành Nhà thơ, thành Nhạc sĩ từ bao giờ. Thi ca và âm nhạc như một cứu cánh trong những tháng ngày luôn cận kề cái chết. Chính vì vậy mà chúng tôi đã sáng tác ra thơ ra nhạc để tâm hồn luôn mở cánh. Rồi đến một ngày, tôi thấy 2 bài hát của mình được bình chọn trong 20 bài hát hay về nông thôn ViệtNamhơn 60 năm qua, đó là “Làng quan họ quê tôi” và “Khúc hát sông quê”. Vậy là đứa con bé nhỏ của làng đã không phụ bóng mát chở che của tre xanh, mái rạ…

Nếu có người nước ngoài vì khâm phục sức sống của dân tộc trồng lúa nước này mà đặt ra câu hỏi “Tại sao Việt Nam?” thi chính tôi cũng đã có lần tự ngạc nhiên về mình mà đặt ra câu hỏi “Tại sao Làng quan họ…?”. Tôi không phải người làng quan họ, cũng chưa đến xứ quan họ lần nào mà lại nhận vơ “Làng quan họ quê tôi”? Vâng, đúng vậy, tôi đã coi Làng quan họ như chính làng mình và đã viết ra bài hát ấy 16 năm trước khi đặt chân lên đất Bắc Ninh.

Tại sao tôi lại coi Làng quan họ như chính làng mình? Tôi mê những điệu hát dân ca quan họ. Từ thời máy bay Mỹ ném bom xuống những trận địa pháo phòng không đặt ở làng tôi, tôi đã được nghe những anh chị văn công xung kích của quân đội đến làng hát cho bộ đội và dân làng tôi nghe những điệu hát quan họ mượt mà tơ lụa. Một liền chị trẻ đẹp đội nón ba tầm mặc áo tứ thân đẹp mê hồn đã hát “Bèo dạt mây trôi” và “Người ở đừng về”. Quan họ chinh phục tôi từ đó. Mỗi khi nghĩ đến quan họ, tôi lại thấy hiện lên sông Cầu giống dải bao xanh mà liền chị đã thắt ngang lưng thuở ấy. Và tôi sợ cái làng quê tươi đẹp của chị cũng sẽ bị bom Mỹ dội xuống tan hoang như làng tôi. Và tôi mơ thấy làng quan họ của chị luôn rộn rã hội hè dưới rợp bóng cây xanh cùng những lời hát long lanh cất ra từ đôi môi “lúng liếng” của chị… Tôi cũng bị quan họ chinh phục bởi phim “Đến hẹn lại lên”. Vâng, bộ phim ấy đã dấy lên trong tôi tình yêu thương những con người xứ ấy, những con người suốt đời làm lụng và ca hát, nhưng bao biến động đã vỗ sóng lên số phận không may của họ. Tôi đã mê những câu thơ đẹp và đau đến nao lòng của “ông Hoàng thơ Kinh Bắc” Hoàng Cầm khi được đọc sớm bản thảo “Về Kinh Bắc” của ông: “Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc/ Chiều xưa giẻ quạt voi lồng/ Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc/ Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…” Nhưng tôi đâu biết một ngày mình sẽ viết ra bài hát “Làng quan họ quê tôi”!

Cho đến khi nhà thơ Nguyễn Phan Hách đưa tôi bài thơ “Làng quan họ” của anh… Hôm ấy tôi đến làm việc với nhà xuất bản Tác Phẩm Mới và tình cờ gặp lại anh Hách mới chuyển về làm việc ở đấy. Anh rất vui vì đêm qua tình cờ nghe được một bài hát mới của tôi, bài “Nụ cười ViệtNam”, phổ thơ Chính Hữu. Có lẽ vì thế mà anh nảy ra ý định nhờ tôi phổ nhạc cho bài thơ của anh. Để cho chắc hơn, anh ngồi chép lại bài thơ rồi đưa cho tôi với một lời nhờ như áp đặt: “Bài này phổ nhạc được ông ạ. Ông phổ cho tôi nhé”. Tôi nghe toát mồ hôi và lại hơi buồn cười vì sự hồn nhiên của anh. Thơ thì mênh mông mà mấy bài được phổ nhạc? Nhạc sĩ thì nhiều như lá rừng nhưng có phải ai cũng phổ được bài thơ của anh? Tôi thấy ngại, nhưng cũng vui vẻ hẹn anh: “Vâng, tôi sẽ xem và nếu phổ được tôi sẽ hát cho ông nghe để xin ý kiến nhà thơ”. Chia tay anh, tôi cũng quên mất bài thơ còn cất trong túi áo. Mấy ngày sau, tôi đem áo ra giặt. Bên cái giếng xây gạch sứt mẻ của gia đình bà Tâm mù trong làng Khương Hạ (Hà Nội) nơi các nhà văn quân đội chúng tôi đang ở nhờ, tôi móc túi ra bài thơ anh Hách gửi và đọc lại. Lúc ấy từ cái loa làng phát ra những điệu hát quan họ mê hồn. Tôi bỗng thấy bài thơ đang trở thành bài hát trong đầu tôi. Và câu nhạc mở đầu đã hiện lên. Tôi bỏ lại chậu áo quần bên giếng, vào nhà lấy giấy bút ngồi phổ nhạc cho thơ. Được nửa bài hát thì kẻng báo giờ ăn cơm tập thể. Nhà thơ Nguyễn Hoa ở cùng nhà với tôi từ đâu về lấy bát đũa định rủ tôi đi ăn cơm, nhưng thấy tôi đang say sáng tác, anh lặng lẽ đi một mình. Phải nói là Nguyễn Hoa rất hiểu tôi, anh sợ tôi sẽ dang dở mạch cảm xúc. Còn tôi thì hiểu rằng, Nguyễn Hoa sẽ lấy suất cơm lính về cho tôi. Thế là yên tâm tôi ngồi viết một mạch. Khi tôi viết nốt nhạc kết thúc thì Nguyễn Hoa cũng đưa cơm về. Tôi bảo xong rồi, và cám ơn bạn. Anh cười và bảo hát xem nào? Tôi hát cho anh nghe “Làng quan họ quê tôi”. Anh lặng người run rẩy trong xúc động, rồi nói: “Tôi không biết nhạc. Nhìn vào bản nhạc chỉ thấy như giá đỗ. Nhưng bài này hay lắm Tạo ạ”. Lời nhận xét đầu tiên của người bạn khiến tôi rất vui. Lúc đó là một chiều tháng 9 năm 1978.


Ca sĩ đầu tiên hát “Làng quan họ quê tôi” là Kim Phúc, lúc đó mới 18 tuổi đang học năm thứ nhất tại trường Âm nhạc Việt Nam, và được nghệ sĩ Tôn Thất Triêm đệm đàn trong đêm giao lưu của các nhà thơ quân đội với trường. Tiết mục được hoan nghênh nhiệt liệt, khiến tôi cũng bất ngờ. Nhưng người thu thanh đầu tiên bài hát này là ca sĩ Thanh Hoa (hát cùng tốp nữ), và được phát sóng trên đài TNVN vào tháng 6.1979. Từ đó nó trở thành bài hát quen thuộc của người yêu nhạc, rồi được dàn nhạc giao hưởng Lepzich trình diễn trong tuần văn hóa VN tại Đức, được hãng JVC đưa vào chương trinh karaoke của Nhật.

Trường hợp tôi viết bài hát “Khúc hát sông quê” cũng là một bất ngờ.

Năm 2002 hội Nhạc sĩ VN tổ chức trại sáng tác hợp xướng ở Vũng Tàu, tôi tham gia trại và dồn thời gian viết hợp xướng “Hạt bụi”. Trong khi đang bí thì ông bạn thơ Lê Huy Mậu rủ đi nhậu. Nhậu khuya lắm mới về. Trước khi ra về, Lê Huy Mậu đưa tôi mấy bài thơ nhờ xem và đưa in báo Văn Nghệ cho anh. Tôi về phòng đóng cửa ngủ vùi. Sáng dậy chạy ra biển tắm cho “giã rượu”. Khi trở về, tôi thấy trên bàn những bài thơ của Mậu. Chợt nhớ là phải đọc xem sao. Tôi ngồi vào bàn đọc, và khi đọc đến bài thơ dài “Khúc hát sông quê” thì lặng người xúc động. Thì ra quê Mậu cũng giống quê tôi. Cũng con sông đôi bờ phù sa. Cũng những kiếp người lam lũ. Cũng lòng yêu thương và nhân hậu.

quê hương ta nghèo lắm
ta rửa rau bến sông cho con cá cùng ăn
ta mổ lợn
con quạ khoang cũng ngồi chờ chia thịt
cá dưới sông cũng có tết như người 

Những cậu thơ khiến tôi ứa nước mắt.

Tôi đọc lại bài thơ và chính những câu thơ đầu tiên đã ngân lên âm nhạc. “Quá nửa đời phiêu dạt/ ta lại về úp mặt vào sông quê”. Rồi tôi đọc lần thứ ba, chọn lọc và viết lại một số câu thơ của anh cho hợp với sự phát triển của âm nhạc. Lần này thì toàn bộ bài hát đã ngân lên trong tôi. Tôi lấy giấy nhạc ra, và chỉ cần chép lại bản nhạc đã lưu vào bộ nhớ trong đầu tôi. Trong bản thảo đầu tiên của bài hát này được ghi “Vũng Tàu, ngày 2.9.2002”. Lúc ấy mới gần 8 giờ sáng.

Tôi vui mừng gọi điện thông báo cho Lê Huy Mậu và bảo anh đến nghe rồi cùng đi ăn sáng. Mậu đến, ngồi trên chiếc giường trải drap trắng phẳng lì. Tôi pha ấm trà nóng rồi hát cho Mậu nghe. Mậu nghe chăm chú, đến câu kết thúc thì bất ngờ anh nằm ngã ngửa trên giường, hai tay giang ra như một cây thánh giá. Tôi nhìn mặt anh như sưng lên với tình cảm khó tả. Tôi hỏi: “Sao ông lại nằm đuỗn mặt ra thế? Phổ vậy được không?”. Chợt anh ngồi vùng dậy, và nói một câu khá bất ngờ với tôi: “Anh làm tôi nổi tiếng đến nơi rồi! Bài hát này tôi tin là mọi người sẽ hát…”. Chúng tôi đi ăn sáng cho đến chiều tối thì nhận được điện của nhóm ca sĩ Hà Nội đang hát ở Vũng Tàu. Cuộc gặp gỡ đêm ấy bên bờ biển, NSND Thu Hiền đã cầm bản nhạc hát cho mọi người nghe và chị nói vui “Anh cho Thu Hiền độc quyền bài này nhé”. Sau đó Thu Hiền thu thanh ở Sài Gòn và lấy tên Allbum là “Khúc hát sông quê”.

Khi trở lại Hà Nội, tôi đưa bài này cho VTV và chọn giọng hát Anh Thơ. Tôi có nghe Anh Thơ hát vài lần và nghĩ giọng Anh Thơ sẽ hợp với bài hát này, sự trong sáng và chuẩn mực sẽ làm cho bài hát đẹp hơn. Tôi đem bản nhạc đến nhà cho Anh Thơ. Anh Thơ vừa nấu bếp vừa tập. Khi thu thanh, các kỹ thuật viên của đài vì quá thích nên đã “cóp” đĩa về nhà nghe. Và bài hát được giới thiệu lần đầu tiên trong chương trình Tác phẩm mới của VTV năm đó. Tôi không ngờ nó lại được công chúng yêu chuộng đến thế. Hầu như suốt chục năm qua, ngày nào bài hát này cũng được hát. Tôi đến châu Âu, châu Mỹ vẫn được nghe “Khúc hát sông quê” với thật nhiệu thiện cảm.

Đời một người sáng tác, hạnh phúc nhất là tác phẩm của mình được công chúng đón nhận và yêu thích. Nhưng hạnh phúc nhất với tôi là nó lại được người làng tôi tâm đắc. Vâng, làng quê, nơi cất dấu và hiến dâng cho ta bao tài sản tinh thần vô giá… Xin mãi mãi cảm tạ làng quê!…

Hà Nội, 12.2010 – Diễn Châu, 21.1.2912


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
21 Tháng Tám 20239:40 SA(Xem: 1035)
Mưa đồi Tây/ Ướt tóc người/ Áo hay sương mỏng bên trời vàng thu
19 Tháng Tám 20239:34 SA(Xem: 1266)
đốt tâm tưởng, nén nhang này, anh khấn/ em trăm năm, vẫn nguyên dáng, em Huyền!
16 Tháng Tám 20239:30 SA(Xem: 1414)
Con cũng sẽ đến được nơi đó/ Theo ngọn gió mùi hương cỏ mật cỏ gà
13 Tháng Tám 202310:04 SA(Xem: 1607)
hạt mưa có lý do/ nó rơi xuống mầm xanh/ và tình yêu đâm chồi
10 Tháng Tám 20233:22 CH(Xem: 2199)
dutule.com giới thiệu thơ tác giả: Lê Thanh Hùng, Kiệm Hoàng
07 Tháng Tám 20238:28 SA(Xem: 1520)
Anh với em và bạt ngàn cây lá/ Cùng thiên thu đọng lại giữa Vô Cùng
04 Tháng Tám 20234:09 CH(Xem: 1960)
tình như cơn gió vụt đến bên đời/ tình như hoa tím cho người thương nhớ
01 Tháng Tám 20234:06 CH(Xem: 827)
Buổi sáng đẫm nước/ tôi ủ một tách trà không/ uống không hết mưa trời
29 Tháng Bảy 20231:00 CH(Xem: 1519)
dutule.com giới thiệu thơ: Chân Mây, Kiệm Hoàng, Hoàng Thị Bích Hà
26 Tháng Bảy 20235:27 CH(Xem: 1477)
như bóng mát trên rừng cây/ thả từng sợi tóc xuống lòng sông/ trôi mùa nước lũ
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17028)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12247)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8319)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1153)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25500)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22904)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21722)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19777)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31943)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,