Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 13)

22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 12881)
Trò chuyện với nhà văn Trần Vũ (Kỳ 13)

 

vuctham_content-content


Chu Minh Toàn

 Tôi nhờ trang mạng gửi câu hỏi sau đến nhà văn Trần Vũ :
"Chào tác giả Trần Vũ. Đọc một số tác phẩm của ông tôi thường thấy ông lấy cảm hứng từ các sự kiện, nhân vật lịch sử, tôn giáo... Tác giả có nghĩ mối quan hệ giữa tôn giáo (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hoà Hảo...) với nhau và với nhà nước có thể gợi hứng cho tác giả sáng tác không? Vì tôi thấy vấn đề này đã và đang là vấn đề thời sự không chỉ của riêng Việt Nam mà còn cả của Pháp (vấn đề nhà nước thế tục - la laïcité) nơi ông đang sống. Và một câu hỏi nhỏ là tác giả là người vô thần hay hữu thần hay nói nôm na là tác giả có tin vào Thượng đế hay không? Xin chào và cảm ơn."

 

* Nhà văn Trần Vũ trả lời: 

 

Chào anh Chu Minh Toàn.

 

Câu hỏi của anh Toàn đem tôi về gian lớp học giáo lý của sư huynh Amédée. Gian lớp quạnh quẽ phía sau tấm đệm tập võ nhu đạo trông ra đường Gia Long của trường Lasan Taberd. Trường nam sinh nên chúng tôi hiếu động, mỗi giờ ra chơi chúng tôi chia phe vật lộn đến tả tơi trên tấm thảm to và đầy bụi này. Thập niên 70 thịnh hành phim võ thuật: trong lớp gọi tôi là « Vương Vũ » vì tôi tên Vũ, các bạn tôi lấy tên Địch Long, Trần Tinh, La Liệt… Trong tuần là những hỗn chiến, nhưng đến chiều thứ sáu chúng tôi bước chân vào gian lớp học giáo lý với tâm trạng kỳ lạ: thân thể ướt đẫm mồ hôi sau giờ ra chơi bỗng ngoan ngoãn. Chúng tôi im phắt trên những băng ghế gỗ của dẫy lầu tầng trệt âm u. Sư huynh Amédée với gọng kính đồi mồi đen tuyền và những câu chuyện trong Tân Ước và Cựu Ước biến gian lớp học thành một nơi chốn hoang đường.

 

Chúng tôi hết nghịch ngợm, chăm chỉ lắng nghe sư huynh từng lúc cao giọng: ‘‘Lửa thiêng sẽ đổ xuống đầu các ngươi..’’ khi ông diễn tả cơn giận dữ của chúa Kitô khi khám phá ra đền thờ là nơi các con buôn Do Thái cho vay lấy lãi, gầy sòng và bầy các phản thịt họp chợ… Những giờ giáo lý này cùng với phim kiếm hiệp, là những huyền ảo đầu tiên tôi tiếp xúc. Cảnh Khương Đại Vệ phi thân cũng giống cảnh Jésus đi bộ qua biển Hồng hải… Tôi chăm chú nghe sư huynh kể bầy heo bị quỷ ám đâm đầu xuống sông, hay Đấng Cứu Thế lấy trong bao ra từng khoanh bánh mì phân phát cho ba ngàn người mà trong bao không cạn vẫn còn bánh, tuy ban đầu chỉ đủ cho 12 tông đồ…

 

Sau tám năm theo học trường dòng, từ tiểu học đến đệ ngũ, trừ một năm sau 75, tôi biết nhiều về Tân Ước và Cựu Ước hơn là triết lý nhà Phật. Nhiều thập niên sau tôi mập mờ nghĩ Tân Ước là quyển tiểu thuyết được viết bằng bút pháp hiện thực huyền ảo cực kỳ lôi cuốn. Với ý nghĩa nhân sinh về kiếp người, kiếp đời, sống chết, vay trả... Tất cả có thật trong Tân Ước, vì Jésus có thật, Maria Madeleine có thật, Ponce Pilate có thật, 12 tông đồ có thật, thêm phép màu huyền ảo… Còn Cựu Ước, là thể truyện cổ tích thần kỳ.

 

Trở về gian lớp cũ, một lần tôi xin với sư huynh Amédée thôi giờ giáo lý vì gia đình mình theo đạo Phật, ông đã giận dữ. Một lần khác, khi nghe kể đến khúc Judas trong một đêm chối chúa ba lần, tôi hỏi frère: "Nếu không có thiên đàng, là một khoảng trống không mây mù thì linh hồn đi đâu?" Tôi nhớ, sư huynh đã nhìn tôi kinh ngạc. Đôi mắt ông hấp háy sau gọng kính, ngọn roi trên tay ông đang nhịp, chậm lại rồi bất động. Chừng như tôi đã hỏi điều ông chưa bao giờ nghĩ đến hay tự cho phép hoài nghi. Một lúc lâu sau, sư huynh lập lại lời thiên chúa: "Phước cho những kẻ không thấy mà tin."

 

Lên đệ thất, tôi biết: Tôi rất ít phước.

 

Đôi khi, tôi nghĩ: những người tin đạo sẽ thất vọng vô cùng, hụt hẫng ngày họ thất lạc sa mù không tìm thấy thiên đàng và cả địa ngục. Suốt một kiếp người đã tin để rồi hụt hẫng. Đừng tin, để không hụt hẫng.

 

Nhiều năm sau trong một cô nhi viện miền Bắc Pháp sát biên giới Bỉ, tôi lại đối diện với tượng Chúa.

 

Lần này, đấng Kitô trở nên gần gũi, thông cảm, gần như cùng một cảnh ngộ. Jésus cũng bị giam trong chủng viện, không thể ra ngoài. Tôi ngắm Người buồn rũ. Gương mặt Jésus muốn thoát ra ngoài, thoát khỏi bốn bức tường giam hãm, thoát khỏi cảnh thờ phượng, rước lễ, chuông thánh và cầu nguyện mỗi ngày… Tôi ngắm mão gai đâm làm Người chảy máu. Tôi khấn xin Người cứu chuộc tôi ra khỏi đây, tôi quá chán chủng viện này, hãy đem trả tôi về lại Sàigòn, giữa gia đình, giữa học đường, giữa bạn bè thân thiết, và nếu có thể, lui lại trước 1975… Vì sao đày tôi giữa những cánh đồng mù tạt này? Vì sao cô bạn tôi biến mất? Vì sao thượng đế thử thách nhân loại hoài? Thượng đế có chắc chắn là tất cả mọi người cùng muốn lên thiên đàng hay không? Còn những gia đình Phật tử thì sao? Tôi chỉ đến nơi nào cô bạn tôi đến. Cô bạn tôi theo đạo Phật, sẽ lên niết bàn, vậy tôi không vào thiên đàng. Hãy cho tôi gặp lại và đem chúng tôi về lại Việt Nam, trở về tuổi hoa niên mộng mị của mình.

 

Tôi đã cầu nguyện với nhiều băn khoăn như vậy. Tôi còn đi xa nữa trong suy nghĩ: Con người là sản phẩm của thượng đế, vậy nhìn vào con người tàn ác chừng nào thì chúng ta có thể hình dung ra thượng đế mang ít nhiều tư chất ấy. Giống như Văn là người; sản phẩm của con người làm ra mang hình ảnh của con người, vậy thì sản phẩm của thượng đế làm ra mang hình ảnh của thượng đế. Với thời gian, tôi đằm lại… Đã qua, những ngày bất mãn.

 

Điều kỳ lạ, là chính trong những ngày không đức tin này, tôi khám phá kho sách của chủng viện. Mỗi sáng chủ nhật tôi chọn những quyển sách mình muốn đọc rồi lên tháp chuông ngồi ở lan can đá trông xuống những ruộng mù tạt vàng cháy... Thư viện hầu hết là sách công giáo, thần học, rất ít tiểu thuyết nhưng lại nhiều sách chiến tranh. Từng dẫy sách lịch sử chiến tranh từ thời kỳ trung cổ sang đến thế kỷ 20, từ chiến tranh Thập Tự chống Hồi giáo đến thánh chiến Ả Rập-Do Thái. Tôi chưa biết thắc mắc vì sao tôn giáo luôn gây ra chiến tranh, vì sao các thầy tu trong chủng viện lại nghiên cứu chiến tranh, vì sao họ đặt mua sách chiến tranh nhiều vậy? Họ tìm gì trong những trận chiến? Tôi chưa biết đặt những câu hỏi khó này, nhưng giống khi còn ở Sàigòn trước 75 tôi từng mê mẩn tủ sách Adolf Hitler của nhà sông Kiên, tôi lại bị chiến tranh chụp bắt. Tôi ngã chúi vào những quyển 170 ngày tại Điện Biên Phủ, Đường Thuộc Địa số 4 - trận Đông Khê, Lê dương tác chiến của Erwan Bergot, Trận Điện Biên Phủ của Jules Roy, Y sĩ tại Điên Biên Phủ của Paul Grauwin, Điên Biên Phủ của Pierre Langlais, Cho một mẩu vinh quang của Marcel Bigeard và đặc biệt, tôi gặp lại Erich Maria Remarque và Paul Carell.

 

Tất nhiên là tất cả đều viết bằng tiếng Pháp. Tôi vừa đọc vừa tra tự vị. Những ai học sinh ngữ đều biết, phải thật say mê quyển sách mình mới đủ can đảm tra từng chữ vì mất một giờ đồng hồ mới đọc hết một trang sách. Lúc đó, tôi đã suy nghĩ giản dị là nên đọc lại những quyển tiểu thuyết của Remarque mình đã đọc trong tiếng Việt, mà mình thuộc lòng, sẽ giúp mình đọc nhanh, vì mình còn nhớ tình tiết, cốt truyện... Còn sách chiến tranh không ẩn dụ, không hoán vị, không cách tân cầu kỳ văn thể, luôn được viết rõ ràng mạch lạc sẽ giúp mau khá….

 

Lúc đó, tôi đã sung sướng vô cùng. Hơn một bất ngờ, gần như một định mệnh khi tôi tìm lại trong tủ sách cô nhi viện những quyển Tonnerre sur le Pacifique của Albert Vuillez mà tôi đã đọc qua bản dịch Sấm sét Thái Bình dương của Người sông Kiên và Lê Thị Duyên, hay La muraille d'Israel của Jean Lartéguy mà tôi cũng đã đọc qua bản dịch Bức tường thành Do Thái của Nguyễn Hiến Lê… Điều đặc biệt mà tôi muốn kể lại đây, là tôi đã tìm lại hai tác giả gối đầu giường của mình những ngày niên thiếu, là Erich Maria Remarque và Paul Carell. Hai tác giả đã khai mở trong tôi hai thế giới khác biệt nhưng đan quyện vào nhau: Tình yêu và Chiến tranh.

 

Tôi đắm chìm một lần nữa với Patricia Hollmann và Robert Lohkamp, tức Pat và Robby trong Chiến hữu. Đắm chìm với Hitler và mặt trận miền Đông, với các mặt trận Léningrad, Moscou và Stalingrad. Lần này qua bản Pháp văn Les CamaradesBarbarossa, l’Invasion de la Russie… Lúc đó, tôi không hiểu là Thiên Chúa đã hồi đáp những hoài nghi của mình về sự hiện diện có thật của thượng đế: bằng cách cho tôi tìm lại những trang sách kỷ niệm của mình, như tôi vừa cầu xin mang tôi về lại tuổi niên thiếu trước 75.

 

Nhiều thập niên sau, như hôm nay, khi Chu Minh Toàn đặt câu hỏi: "tác giả là người vô thần hay hữu thần hay nói nôm na là tác giả có tin vào Thượng đế hay không?", tôi nhớ lại những ngày không đức tin này. Hy vọng là tôi đã không lạc đề xa. Thiên Chúa, hay nhà Phật, cùng giống nhau: cùng khuyên giữ lòng thiện. Còn những vong hồn đã khuất trong đạo Phật hay đức chúa thánh thần trong đạo công giáo là những vì tinh tú xoay vần trên đầu mình và vận hành định mệnh của mình. Họ là những thần linh gác cổng trời. Sống lòng thiện để mình không thấy hụt hẫng ngay cả khi không có thiên đàng, niết bàn. Giữ điều thiện, để mình không có gì tất trách. Khi ấy, không thiên đàng, không niết bàn cũng không sao. Đã cố gắng kiếp này.

 

Đã trả lời câu hỏi của Chu Minh Toàn về vô thần hay hữu thần. Còn câu hỏi ban đầu: "Tác giả có nghĩ mối quan hệ giữa tôn giáo (Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Hòa Hảo...) với nhau và với nhà nước có thể gợi hứng cho tác giả sáng tác không?", là một câu hỏi không dễ trả lời. Nhưng đã lan man dông dài lâu, Toàn cho được hồi âm lần sau, kỳ 14.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
24 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6495)
Em đã được đọc những chia sẻ về Phật học của anh như "Nghĩ từ trái tim" và "Gươm báu trao tay". Em muốn được nói lên lời cám ơn anh
13 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6124)
Xin chân thành đa tạ bác sĩ đã có lòng yêu mến và giải đáp vài ba ý kiến của một bạn đọc nhà quê già như tôi rất tận tình, những lời giải đáp ấy rất gần gũi, thân ái
09 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 5875)
Càng đọc sách của anh Đỗ Hồng Ngọc, LUV càng nhận ra Thần Tượng của mình thật gần gũi, gần đến mức có thể học tập được rất nhiều ở anh.
01 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 6109)
Nếu chỉ được chọn một trong 2 nghề: nhà văn hoặc bác sĩ. Thưa...nhà văn-bác sĩ, ông sẽ chọn nghề nào?
25 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 6179)
Nhân đó tôi cũng muốn gởi đến bác sĩ một chút thắc mắc về ý nghĩa, duyên do khi bác sĩ chọn bút hiệu Đỗ Nghê?
19 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 7580)
Một đằng là cái “nghề” và một đằng là cái “nghiệp”. Cái “nghiệp” thì nó gắn vào trong gène rồi, còn cái “nghề” thì ai cũng phải có để kiếm sống
14 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 6343)
Nhà thơ Đỗ Nghê tên thật Đỗ Hồng Ngọc, sinh năm 1940, tại Phan Thiết, Bình Thuận. Ông tốt nghiệp Y khoa đại học đường Saigon năm 1969.
07 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 7810)
Nếu phải tự đánh giá mình thì, ông có nghĩ ông đã tách thoát khỏi những cung cách sáng tác nhạc của dòng tân nhạc Việt Nam có từ già nửa thế kỷ qua
27 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 8511)
Những người hâm mộ ca khúc Đăng Khánh có thể hiểu rằng, ông vẫn giữ được nhịp độ sáng tác đều đặn của mình trong nhiều năm qua?
17 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 9006)
Sinh hoạt văn học, nghệ thuật của chúng ta ở hải ngoại, ngày càng héo hon, càng giảm lần cả lượng lẫn phẩm (nhất là phẩm!) - Theo chủ quan của ông thì, đâu là những tác nhân chính?
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 17027)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12246)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18971)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9162)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8316)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 599)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 971)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1151)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22456)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13983)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19171)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7885)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8805)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8494)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 11051)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30704)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20811)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25499)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22903)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21721)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19775)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 18048)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19247)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16917)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16109)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24492)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31941)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34929)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,