Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 15)

18 Tháng Sáu 201212:00 SA(Xem: 12405)
Trò Chuyện Trên Mạng Với Nhà Văn Hoàng Chính (Kỳ 15)

 

chinh-content-content


Câu hỏi của Hai Trầu

 

Kính chào bác sĩ & nhà văn Hoàng Chính,

 

Đọc được câu trả lời của bác sĩ về tình yêu và hạnh phúc với Lưu Diệu Vân, tôi chợt nhớ ra ca dao miền Nam có câu:

"Gió đưa gió đẩy bông trang,

Bông búp về nàng, bông nở về anh"

Bác sĩ nghĩ sao về ý nghĩa câu ca dao này, thưa bác sĩ ?

 

Xin chân thành cảm ơn bác sĩ nhiều lắm.

Trân trọng,

Hai Trầu

 

***

 

Hoàng Chính trả lời:

 

Thưa tác giả Hai Trầu.

 

Rất nhiều dịp được đọc bài phỏng vấn của nhà văn Lương Thư Trung với các tác giả. Và lần nào các vị ấy cũng được khoảng không gian thênh thang của những câu hỏi để có thể giải bày. Riêng với Hoàng Chính, anh chỉ cho một câu. Mà lại cô đọng, đầy ngụ ý và dĩ nhiên là khó trả lời.

 

Gió đưa gió đẩy bông trang,

Bông búp về nàng, bông nở về anh.

 

Thưa nhà văn Hai Trầu - Lương Thu Trung, câu ca dao này – như vô số những câu ca dao trong ngôn ngữ Việt – làm cho người đọc bâng khuâng. Riêng tôi, tiếc là chưa có dịp “phải lòng” với câu ca dao ấy, và cũng chưa có dịp hái hoa Trang trao tặng bất kỳ ai.

 

Thông tin trên mạng bảo rằng bông Trang còn có tên Mẫu Đơn, là biểu tượng của sự đam mê và khát vọng. Ở một trang khác, người viết cho biết bông Trang thường trồng trong nghĩa trang và để cúng trên bàn thờ ngày rằm hay mùng một. Thực hư thế nào thì không biết, có điều loài hoa này chỉ quyến rũ tôi vì cái tên. Trang hay Mẫu Đơn đều hay và nhỏ bé, dễ thương. Tiếc là tôi chưa có dịp quen người nào mang tên Trang hay Mẫu Đơn để có cớ đi tìm hoa Trang trao tặng; dẫu biết rằng cái sự bông búp, bông nở nếu không phân biệt rạch ròi sẽ gây họa cho chính mình. Kể anh nghe chuyện này. Có cặp vợ chồng kia, sau khi anh chồng “lỡ” hung hăng với vợ, cô vợ báo cảnh sát rồi đem con vào nhà tạm trú phụ nữ. Anh chồng bị truy tố tội hành hung. Hôm lễ Tình Yêu, anh chồng tan sở về muộn (vì bận làm thêm giờ). Khi sực nhớ hôm ấy là ngày Valentine, anh vội vã ghé tiệm bán hoa lúc gần đóng cửa. Còn mấy bông hoa héo, chủ tiệm bán rẻ lại cho anh. Anh gói bó hoa héo rũ, tất tả đem lại nhà tạm trú phụ nữ, nhờ nhân viên xã hội trao giùm cho vợ.

 

Kết quả là cảnh sát bắt anh về đồn để tra vấn mấy tiếng đồng hồ. Câu hỏi duy nhất hằn trên trán anh như vết xâm bằng thứ mực không thể nào tẩy xóa: Anh tặng những bông hoa chết rũ ấy cho vợ với ngụ ý gì.

 

Tôi không ưa cái sự tặng hoa cho người khác phái (hoặc cho bất kỳ ai). Nó màu mè, công thức và… rẻ tiền. Hơn nữa hoa là thứ sớm nở tối tàn, ngoại trừ hoa ny lông. Ngày xưa quen cô bạn trường Dược tên là Hồng; khi được người bạn dẫn lại nhà, giới thiệu, không biết nên nói gì cho phải đạo, tôi đã buột miệng, “Có bông hồng nào không có gai không nhỉ?” Chao ơi là vụng về! Dẫu chỉ là câu mình nói thoáng qua, không chút ngụ ý, nhưng mối thù trong lòng cô gái cỏn lại rất lâu. Mãi về sau, khi ra trường, mỗi người một phương, mới hiểu ra được rằng cô ấy giận mình vì “Dám ví người ta là hoa ny lông!”

 

Vì vậy khi san sẻ (những thứ mình có và cả những gì mình không có) với người mình yêu, tôi thường chia một chút nắng, một chút mưa, hay một phần cơn gió như một lần đã viết, rất học trò, như thế này:

 

Xé cơn mưa bụi chia đều

nửa êm ấm: NHỎ

nửa đìu hiu: ANH.

 

Lạc đề thế cũng đủ. Nếu là bài luận văn, chắc sẽ được không điểm. Thôi thì xin trả lời thế này: Thưa nhà văn Hai Trầu - Lương Thư Trung, tôi không nghĩ gì về ý nghĩa câu ca dao ấy hết.

 

Trân trọng.

 

Ý kiến bạn đọc
20 Tháng Sáu 20127:00 SA
Khách
Hai Trầu
Với bác sĩ & nhà văn Hoàng Chính: Hồi đáp của Hai Trầu:


Thưa bác sĩ & nhà văn Hoàng Chính
Trước nhứt, tui không dám nhận mình là “nhà văn” như bác sĩ đã thương tình mà gọi như vậy. Sở dĩ tui nói vậy không phải vì tui“mại hơi chuối nấu” hay nhún nhường gì mà tình thiệt là tui hổng biết viết văn bác sĩ ơi, bởi theo trí cùn của mình tui nghĩ viết văn khó lắm chứ hổng phải giỡn chơi. Theo đó, trước hết nhà văn là người phải có niềm đam mê, có năng khiếu, có thiên phú trời cho, có tài viết văn hay đã đành, mà còn phải giàu óc tưởng tượng và viết về người khác qua các nhân vật trong các truyện ngắn, truyện dài. Còn tui chỉ viết về đồng ruộng, viết về miền quê của mình, viết về công việc mà mình đã làm…, thí đó mới chỉ là viết về mình chứ chưa có khả năng viết về người khác được, vì thế mà tui hổng dám nhận hai chữ “nhà văn” do bác sĩ thương mà gọi như vậy. Nhớ lại thời khai hoang lập ấp dân quê tụi tui thường bắt đầu ngừng xuồng lại một bến sông nào đó chặt cây dựng lên một cái chòi để che nắng che mưa trú ngụ đỡ rồi bắt đầu phát cỏ dọn đất làm rẫy làm ruộng cho tới khi nào có lúa nhiều, có chút ít tiền người ta mới mua cây, mua ván dựng nên cái nhà và trước khi muốn cất nhà phải đấp một cái nền cho thật chắc chắn thì nhà mới bền. Cụ bị để có một cái nhà có khi phải mười năm hoặc vài ba chục năm và có người cả đời làm lụng vất vả mà vẫn không có lấy một cái nhà để ở; họ cứ ở trong cái chòi hoài. Với trí ngu của tui, ở nhà quê dân quê thường phân biệt giữa ‘nhà” và “chòi” nó khác nhau là vậy. Tui có lẽ thuộc lớp người ở trong cái chòi trống trước trống sau ấy hoài, thưa bác sĩ.
Thứ đến, tui xin chân thành cảm ơn bác sĩ đã bỏ thời giờ quí báu hồi âm câu hỏi của một người nhà quê già như tui; điều đó cho thấy bác sĩ rất tôn trọng bạn đọc, không phân biệt người quê hay kẻ chợ, người trí thức hay kẻ ít học, không nghĩ ngợi người ấy còn trẻ hay nay đã già lụm cụm lắm rồi. Do vậy tui rất cảm kích và biết ơn tấm lòng bao dung của bác sĩ nhiều dữ lắm! Đó là chưa kể cách trả lời của bác sĩ rất khéo, đặc biệt ăn tiền với ba câu thơ ở phần kết mà cũng phù hợp với ý nghĩa câu cao dao về “bông trang” vừa rồi:
“Xin cơn mưa bụi chia đều
nửa êm ấm: NHỎ
nửa đìu hiu: ANH”
Thưa bác sĩ,
Sỡi dĩ tui nhờ bác sĩ giải nghĩa thêm giùm câu ca dao về “bông trang” là vì trước đây khoảng 12 năm, tui có viết về “những mùa bông trong vườn”, nay đọc lại thấy còn sơ lược lắm, nên tui muốn bổ khuyết thêm vài loài bông nữa, trong đó có bông trang, bông đủng đỉnh, bông so đũa, bông ô môi và vài loài bông khac nữa mà trước đây tui chưa nhắc tới. Thành ra, “gíó đưa gió đẩy” tui gặp bác sĩ đang “chuyện trò trên mạng”, tui mừng quá mạng và đã làm gan mà nhờ bác sĩ vậy.
Để đáp lại tấm thịnh tình ấy của bác sĩ, với một người sanh ra ở nhà quê, lớn lên từ miền quê, ít học và mãi tời già vẫn mang trong tâm hồn mình những gì rất quê mùa ấy, không gì bằng tui xin gởi tặng bác sĩ bài viết cũ với cái tựa mới:“Vài loài bông trong vườn” sau khi đã cập nhật và bổ khuyết, trong đó có phần về “bông trang” mà tui vừa đề cập để chia sẻ cùng bác sĩ như một lời cảm ơn bác sĩ rất chân thành.
Cầu chúc bác sĩ và hiền thê của bác sĩ luôn an vui, hạnh phúc.
Trân trọng,
Hai Trầu
Kinh xáng Bốn Tổng ngày 19 tháng 6 năm 2012


VÀI LOÀI BÔNG TRONG VƯỜN


Đồng quê là cái nôi của cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nếu bạn là người được sanh ra và lớn lên nơi vùng đồng bằng này, bạn sẽ dễ nhận ra cái nôi êm đềm của tuổi thơ của bạn. Còn nếu bạn là du khách từ các vùng phương xa đến như miền Đông qua, miền Trung vào hoặc miền cao nguyên xuống, hoặc từ mọi miền khác đi ngang qua, bạn sẽ nhận ra những cư dân vùng này được ấp ủ bởi những cánh đồng lúa bao bọc, những mảnh vườn tươi mát quanh năm, những dòng sông nước ngọt bốn mùa... Và, người người ở đây lớn lên với một tâm hồn mộc mạc, đơn thuần, chất phác, hiền hòa theo từng ngày tháng của một miền quê như vậy...

Khung cảnh
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
30 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5651)
Thưa ông, như tôi biết mong là không sai lắm thì ông là một trong những nhà văn nổi tiếng của miền nam Việt Nam thời trước tháng 4 năm 1975.
17 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 5576)
Cháu có nghe Bố Mẹ nói đến phim Chân Trời Tím, nay mới có dịp đọc trên báo Người Việt, cháu cắt từng kỳ cất lại, mỗi kỳ họ đăng ít quá,
16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 6349)
Thưa ông, với trên nửa thế kỷ cầm bút, trải qua nhiều thời kỳ văn học VN, từ thời kháng chiến chống Pháp tới ngày hôm nay, ông có nhận định gì về: a- Nền văn học VN hiện tại?
28 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 7840)
Hà Thanh Nguyễn: "Thưa ông, ngày nào tôi cũng đón đọc báo Người Việt, để được đọc lại tác phẩm Chân Trời Tím. Cám ơn ông đã cho lại chúng tôi những giây phút hạnh phúc, lãng mạn…của thuở xa xưa.
12 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 5457)
Chủ quan tôi nghĩ bạn sẽ không gặp trở ngại gì đâu nếu câu chuyện giữa chúng ta chỉ xoay quanh những vấn đề nghệ thuật và nếu bạn không có tên trong sổ đen của cơ quan an ninh nước VN.
03 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 4834)
Không ai cấm tôi viết và in đâu. Không có lệnh nào bằng văn bản hay bằng miệng rằng các báo, các nhà xuất bản không được in của Bùi Ngọc Tấn.
29 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 4337)
Vợ chồng tôi đều được lĩnh lương hưu. Lương hưu ghi sổ của tôi là 160.000 VN đồng. Trải qua nhiều cuộc điều chỉnh lương để theo kịp với trượt giá, lương hưu hiện tôi được lĩnh là 1.100 nghìn VN đồng, tương đương 55 USD.)
28 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5072)
Tôi không có ý định làm sáng tỏ nội vụ tiền tác quyền, dù lương hưu của tôi rất ít. Bởi quỹ thời gian của tôi không còn nhiều. Các cụ nói: Thất thập kê nguyệt. Tôi sắp hết thời kỳ tính tháng, chuyển sang bát thập kê nhật rồi, muốn dành thời gian vào những công việc mà tôi thấy cần làm, cần phải hoàn thành.
18 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 5592)
Nhiều người cho tôi biết ngay sau khi tác phẩm “Chuyện kể năm 2000” ra đời thì nó đã bị chính quyền ra lệnh tịch thu. Nhưng sau đó, nó lại được phép lưu hành.
10 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 6164)
Tôi vốn là người hay thả cho ước mơ bay bổng, không có điều này chắc tôi khó sống được đến ngày hôm nay.) Đó là một thắng lợi không chỉ của riêng tôi mà còn của văn học của sự thật, văn học của nỗi đau con người, là một hạnh phúc mà tôi ao ước.
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16811)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12047)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18825)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9021)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8120)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 449)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 817)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1018)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22337)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13897)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19085)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7779)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8693)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8389)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10936)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30586)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20742)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25362)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22810)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21611)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19669)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17961)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19147)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16822)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16014)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24370)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31806)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34841)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,