Trò chuyện với nhạc sĩ Đăng Khánh (Kỳ 2)

08 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 10365)
Trò chuyện với nhạc sĩ Đăng Khánh (Kỳ 2)

 

Câu hỏi của độc giả Hiếu Đặng (Santa Ana)

"Gần đây có tác giả nào, hay bài thơ nào làm ông rung động?"

 

dangkhanh-nhadtl-content

*Nhạc sĩ Đăng Khánh trả lời:

Cách đây gần một tháng, hoạ si Đinh Cuờng đã có nhã ý muợn lời Baudelaire để bộc lộ vài suy nghĩ truớc một vài ca khúc của tôi, trong đó có bài BIỂN SẦU MÊNH MÔNG. Lời hoạ si Đinh Cuờng trích là từ bài sonnet mang nhan đề LA VIE ANTÉRIEURE ( TIỀN-KIẾP) và ông trích hai câu cuối trong khổ thơ thứ nhì của bài Sonnet 4 khổ 14 câu :

“Tôi còn nhớ phòng mạch ấy, nhớ cây dương cầm đen để ngay nơi góc trong phòng mạch. Đăng Khánh nha sĩ lâu năm ở Houston. Đăng Khánh còn là người sinh hoạt về nghệ thuật, đặc biệt âm nhạc, rất say mê rất nghiêm túc . Tôi còn nhớ căn nhà nhiều phòng, màu trắng, năm xưa nào chúng tôi về, có anh Mai Thảo, Duy Trác, có Du Tử Lê, có Cao Đông Khánh …căn nhà của anh chị Đăng Khánh- Phương Hoa đầy tiếng nói cười bè bạn. Nơi đó tôi cũng được gặp các ca sĩ nổi tiếng, cùng đi ăn khuya, như người bình thường, giản dị, khác với khi lên sân khấu…Nơi đó có những bức tranh tôi treo dưới ánh đèn ấm . Tôi hiểu vì sao ca khúc Đăng Khánh đẹp, bởi tâm hồn anh đã kết hợp cả thơ văn và hội họa:

Les tout- puissants accords de leur riche musique 

Aux couleurs du couchant reflété par mes yeux

 ( Baudelaire – La vie antérieure )

 

Hải hà khúc nhạc triều âm vọng

Hòa sắc tà dương trong mắt ai

 ( Đặng Tiến dịch ) “

 

Đọc xong, tôi thật sự vô cùng cảm kích.

Chúng tôi hiểu rằng tự mình nói về tác phẩm của mình thì rất khó. May thay, nhờ một nguời tri âm tri kỷ, như anh Đinh Cuờng đã nhìn ra những điều mình hằng theo đuổi suốt bao lâu nay...

Đã xa quá rồi những ngày đắm đuối với lãng mạn tiền kỳ / với Xuân Diệu với Huy Cận. Với..loay hoay tìm hiểu một Rhimbeau,.,một Baudelaire..../ một tí gìvề Jean Paul Sartre.v.v…

Đã quá xa rồi sự hiện hữu trong tôi của một người làm thơ với bao nhiêu khắc khoải của những năm 18 - 20 tuổi với những tơi - bời- như- cơm- bữa của một đất nước chiến tranh, của những buổi chiều tay cầm tờ Chính Luận lòng buồn rười rượi lật mặt sau tìm cáo phó của những thằng bạn vừa thi rớt MPC hay Math G năm ngoái...

Để rồi bâng khuâng lật tìm bài thơ vùa gửi đăng tuần trước:

"Ta muốn chết nhưng đời còn giữ lại

 đè trên vai nặng trĩu những u sầu

 sẽ về đâu ? đời một cuộc bể dâu

 rồi cũng chỉ sầu đau trong tiếng thở."

 ( saohoanghon)

Hay lại tiếp tuc dày vò với những "tại sao" và "tại sao" và những thét gào đang phá nát tâm tư:

" Mắt ta mở nhưng hồn vương sa mạc

qua hình hài rách rưới

con ma đói tinh thần

ta kêu gào một lý tưởng

lòng nhân?

Nghìn bộ mặt trân trân ,nham nhở.

 (saohoanghon)

Những ngày của một thời lãng mạn ấy, những ngày đi tìm câu trả lời cho câu hỏi "Lý Tưởng Là Gì” ấy , dù vẫn còn âm ỷ cháy, nhưng thật ra đã dìm tận đáy lòng.

Bất ngờ Hoạ Sĩ Đinh Cường lại ưu ái viết cho những hàng chữ rất sâu lắng,rất thân tình.

Anh đã làm tôi thưc sự xúc động.

Tôi xin trở lại một tí nữa về bài thơ TIỀN-KIẾP này của Baudelaire / La vie anterieure chất chứa chủ đề luân hồi tiền kiếp, rất gần gũi với một xứ sở Phật giáo như nuớc ta, với cách thức khai thác chủ đề độc đáo Baudelaire đã "vẽ ra" tràn ngập hình ảnh và âm thanh mê hoặc,chất ngất, nồng nàn. Bài thơ đã dấy động lên trong lòng của thế hệ chúng tôi ( thế hệ đầu tiên chập chững vứt bỏ mớ gông xiềng lễ giáo ) một niềm rạo rực khôn nguôi.

Như tất cả những ai đã nghe tiếng gọi của Hư Vô (những kẻ mà cuộc đời gọi là nghệ sĩ) Baudelaire đã muốn đi tìm cho bằng đuợc cái lý tưởng / cái chân- lý- ấy của cuộc đời.Hoạ sĩ Đinh Cường chỉ với một “paragraphe” gồm 15 hàng chữ , ông đã làm "hoảng hốt lòng tôi".Ông đã đem đến cho tôi bao nhiêu xúc cảm.

Tôi xin ghi lại Lyric bài Biển Sầu Mênh Mông, mà theo thiển nghĩ, đã làm cái mạch suy tư nối từ Đinh Cường qua bài Sonnet nói trên và Tác giả.

BIỂN SẦU MÊNH MÔNG

Tại sao tôi vẫn ngồi đây

Tại sao em mãi chờ ai

Em vẫn ngồi đây Em mãi chờ ai

Em đi vào biển sâu tìm thương đau rờn rợn cháy

Mãi…Trong hoang đường đời người

 

Ngồi giữa biển sâu Em tôi ngoài khóc thật lâu

Ngồi mãi chờ ai Đau thương này đến từ đâu

Tôi thấy em Trong bóng đêm

Tôi nhớ em Trong đáy sâu

Bão trong lòng Gió âm thầm

Rất hoang đường

Giữa một biển sầu mênh mông

 

Người ơi có nhớ gì không

Ngày mai đã khóc ngàn sau

Tại sao em vẫn ngồi đây

Hỏi em Em vẫn chờ ai

 

Có bao giờ máu xương tan

Núi rừng ươm nắng

Có bao giờ đến bên nhau

Xóa đi biển sầu

 

Hỏi em Em nhớ gì không

Hỏi em Em có buồn không

Hỏi em Em nhớ gì không

Hỏi em Em có buồn không

Hỏi em Em có…..buồn không

 

Đăng Khánh

@pacific ocean

http://dangkhanhmusics.com/2012/01/31/tcmt8-biensaumenhmong/

* Phác họa chân dung nhạc sĩ Đăng Khánh: Nhạc nền: "K. Khúc Của Lê" Thơ: Du Tử Lê, Nhạc: Đăng Khánh - Tiếng hát: Tuấn Ngọc


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 4236)
Bác Đỗ Hồng Ngọc ui ,con buồn hic hic, vì con luôn đón đọc những bài viết trò chuyện con biết được tâm tình của bác
11 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5706)
dutule.com xin đăng lại nguyên văn thư trao đổi giữa bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, cũng là nhà văn Đỗ Nghê với nhà thơ Du Tử Lê, như kỳ trò chuyện cuối:
08 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 5075)
Hôm nay em lại có thêm những "thắc mắc" này. Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
30 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 4326)
Mong anh, nếu được, chia sẻ với độc giả về một ngày của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc.
15 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 5328)
Là một fan trung thành của dohongngoc.com, Lê Uyển Văn rất tâm đắc và ngưỡng mộ với những bài viết được xếp trong mục "Ghi chép lang thang"
30 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 5935)
Hôm trước qua bốn kỳ trao đổi cùng bác sĩ, tôi bắt đầu với nhà văn Nguyễn Hiến Lê và kết thúc với nhà văn Ngô Thế Vinh
23 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 6201)
Tôi nhớ nhất nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Anh là tác giả của những ca khúc nổi tiếng như Trường làng tôi, Mùa thu không trở lại:
12 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4841)
Về các nhà thơ thì tôi quen biết cũng khá nhiều. Ngay ở Phan Thiết quê tôi thì cũng đã có Hoài Khanh, Từ Thế Mộng, Kim Tuấn, Trần Thiện Hiệp, Nguyễn Bắc Sơn,
06 Tháng Tám 201312:00 SA(Xem: 4501)
Vậy lần này anh cho nghe chuyện của thi sĩ, nhạc sĩ và họa sĩ nhé. Cám ơn anh rất nhiều và hứa sẽ không làm "rộn" anh nữa đâu!
25 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 4374)
Tình cờ lục lọi đống sách báo cũ thì gặp được tờ Tin Sách của Hội văn bút VN, bộ mới, số 38, tháng 8-1965 có bài Điểm sách của Đỗ Nghê
Du Tử Lê Thơ Toàn Tập/ Trọn bộ 4 tập, trên 2000 trang
Cơ sở HT Productions cùng với công ty Amazon đã ấn hành Tuyển tập tùy bút “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời” của nhà thơ Du Tử Lê.
Trường hợp muốn có chữ ký tác giả để lưu niệm, ở Việt Nam, xin liên lạc với Cô Sóc, tel.: 090-360-4722. Ngoài Việt Nam, xin liên lạc với Ms. Phan Hạnh Tuyền, Email:phanhanhtuyen@gmail.com
Ở lần tái bản này, ngoài phần hiệu đính, cơ sở HT Productions còn có phần hình ảnh trên dưới 50 tác giả được đề cập trong sách.
TÁC GIẢ
(Xem: 16820)
Ông là một nhà văn nổi tiếng của miền Nam.
(Xem: 12053)
Từ hồi nào giờ, giới sinh hoạt văn học, nghệ thuật thường tập trung tại thủ đô hay những thành phố lớn. Chọn lựa mặc nhiên này, cũng được ghi nhận tại Saigòn, thời điểm từ 1954 tới 1975.
(Xem: 18835)
Với cá nhân tôi, tác giả tập truyện “Thần Tháp Rùa, nhà văn Vũ Khắc Khoan là một trong những nhà văn lớn của 20 năm văn học miền Nam;
(Xem: 9032)
Để khuây khỏa nỗi buồn của cảnh đời tỵ nạn, nhạc sĩ Đan Thọ đã học cách hòa âm nhạc bằng máy computer.
(Xem: 8131)
Mới đây, có người hỏi tôi, nếu không có “mắt xanh” Mai Thảo, liệu hôm nay chúng ta có Dương Nghiễm Mậu?
(Xem: 455)
Nói một cách dễ hiểu hơn, thơ ông phù hợp với kích cỡ tôi, kích cỡ tâm hồn tôi, phù hợp với khả năng lãnh nhận, thu vào của tôi, và trong con mắt thẩm mỹ tôi,
(Xem: 824)
Chúng tôi quen anh vào cuối năm 1972.
(Xem: 1022)
Anh chưa đến hay anh không đến?!
(Xem: 22341)
Giờ đây tất cả mọi danh xưng: Nhà văn. Thi sĩ. Đại thi hào. Thi bá…với con, với mẹ, với gia đình nhỏ của mình đều vô nghĩa. 3 chữ DU-TỬ-LÊ chả có mảy may giá trị, nếu nó không đứng sau cụm từ “Người đã thoát bệnh ung thư”.
(Xem: 13905)
Nấu cơm là công việc duy nhất trong ngày có liên quan đến cộng đồng gia đình, mà, gần đây Bố đã được miễn, vì cả nhà cứ bị ăn cơm sống hoài.
(Xem: 19091)
Tình Sầu Du Tử Lê - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Phạm Duy - Tiếng hát: Thái Thanh
(Xem: 7783)
Nhưng, khi em về nhà ngày hôm nay, thì bố của em, đã không còn.
(Xem: 8698)
Thơ Du Tử Lê, nhạc: Trần Duy Đức
(Xem: 8397)
Thời gian vừa qua, nhà thơ Du Tử Lê có nhận trả lời phỏng vấn hai đài truyền hình ở miền nam Cali là SET/TV và V-Star-TV.
(Xem: 10942)
Triển lãm tranh của Du Tử Lê, được tổ chức tại tư gia của ông bà Nhạc Sĩ Đăng Khánh-Phương Hoa
(Xem: 30592)
Tôi gọi thơ Du Tử Lê là thơ áo vàng, thơ vô địch, thơ về đầu.
(Xem: 20746)
12-18-2009 Nhà thơ Du Tử Lê phỏng vấn nhạc sĩ Thân Trọng Uyên Phươn
(Xem: 25371)
Khi gối đầu lên ngực em - Thơ Du Tử Lê - Nhac: Tịnh Hiếu, Khoa Nguyễn - Tiếng hát: Đồng Thảo
(Xem: 22816)
Người về như bụi - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Quốc Bảo - Tiếng hát: Kim Tước
(Xem: 21617)
Hỏi chúa đi rồi em sẽ hay - Thơ: Du Tử Lê - Nhạc: Hoàng Thanh Tâm - Tiếng hát: Tuấn Anh
(Xem: 19675)
Khái Quát Văn Học Ba Miền - Du Tử Lê, Nguyễn Mạnh Trinh, Thái Tú Hạp
(Xem: 17968)
2013-03-30 Triển lãm tranh Du Tử Lê - Falls Church - Virginia
(Xem: 19152)
Nhạc sĩ Đăng Khánh cư ngụ tại Houston Texas, ngoài là một nhạc sĩ ông còn là một nha sĩ
(Xem: 16828)
Triển Lãm Tranh Du Tử Lê ở Hoa Thịnh Đốn
(Xem: 16018)
Triển lãm Tranh và đêm nhạc "Giữ Đời Cho Nhau" Du Tử Lê đã gặt hái sự thành công tại Seattl
(Xem: 24373)
Nhà báo Lê Văn là cựu Giám Đốc đài VOA phần Việt Ngữ
(Xem: 31813)
ngọn cây có những trời giông bão. ta có nghìn năm đợi một người
(Xem: 34844)
Cung Trầm Tưởng sinh ngày 28/2/1932 tại Hà Nội. Năm 15 tuổi ông bắt đầu làm thơ,